Quá trình phát triển sản xuất kinh doanh cây Sả tại huyện Tuy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 55 - 58)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.1.2. Quá trình phát triển sản xuất kinh doanh cây Sả tại huyện Tuy

Phƣớc, tỉnh Bình Định

Cây sả đƣợc trồng từ lâu đời tại huyện Tuy Phƣớc nhƣ là loại cây dƣợc liệu nhờ tinh dầu citral có nhiều công dụng chữa bệnh và là loại cây gia vị trong chế biến thức ăn. Tại địa phƣơng, theo khảo sát từ các hộ trồng sả, cây

sả vốn rất dễ trồng, dễ chăm sóc, thích nghi với điều kiện khô hạn, không bị dịch bệnh nhƣ các loại hoa màu. Trồng sả ít tốn công chăm sóc, chỉ cần làm cỏ và bón phân là có thể thu hoạch, đặc biệt cây Sả thích nghi trên nhiều vùng đất, kể cả trên vùng đất bị nhiễm phèn mặn. Cây sả có thể phát triển tốt trong cả điều kiện trồng chuyên canh và xen canh.

Những năm gần đây, cây sả đƣợc thị trƣờng tiêu thụ khá mạnh nên đƣợc nông dân trong huyện trồng khắp nơi, trong đó nhiều nhất tại xã Phƣớc Hiệp, Phƣớc Hƣng và Phƣớc Thành. Huyện Tuy Phƣớc khuyến khích nông dân chuyển đổi từ trồng bầu bí, đậu bắp cũng nhƣ tận dụng diện tích đất canh tác quanh nhà, trong vƣờn, ven các lối đi, bờ ruộng, bờ ao sang trồng Sả để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Đất nông nghiệp thu hẹp dần nên ngƣời nông dân cũng xem xét nhiều về tính hiệu quả trong việc lựa chọn cây Sả thay thế một phần trên diện tích vốn trồng lúa và các loại hoa màu, rau củ quả.

Hiện nay, mỗi năm nông dân trồng 2 vụ chính, năng suất bình quân 20 tấn/ha và lợi nhuận trung bình 70 đến 100 triệu đồng/ha. Thêm vào đó, cây sả còn có ƣu điểm nổi bật là có thể thu hoạch chậm hơn từ 3-4 tháng mà vẫn không ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng sản phẩm nên giúp ngƣời trồng ít gặp rủi ro đƣợc mùa mất giá nhƣ nhiều loại hoa màu và rau quả. Theo Nguyễn Văn Tri (2017), do đầu tƣ cho trồng sả thấp, thời gian thu hoạch nhanh và kéo dài, khả năng chống chịu tốt nên hiệu quả từ trồng Sả cao, gấp bảy đến tám lần so với trồng lúa. Điều này cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo quy hoạch hay tự phát ở huyện Tuy Phƣớc từ trồng lúa sang hoa màu khác, rau và cây sả là một xu hƣớng hợp lý.

Hiện nay, trong báo cáo thống kê của huyện Tuy Phƣớc chƣa có thống kê chính thức về diện tích, sản lƣợng và năng suất trồng sả trên địa bàn. Theo khảo sát sơ lƣợc ở huyện Tuy Phƣớc và điều tra khảo sát ở 3 xã trồng Sả nhiều nhất tại huyện Tuy Phƣớc là Phƣớc Hiệp, Phƣớc Hƣng và Phƣớc Thành

cho kết quả nhƣ sau:

- Cây Sả đƣợc trồng phổ biến bởi các nông hộ ở tất cả các xã, thị trấn ở Tuy Phƣớc với nhiều mức quy mô khách nhau; cách trồng xen canh (trong vƣờn, làm hàng rào, …) và chuyên canh; mục đích trồng: làm gia vị và là dƣợc liệu cho nhu cầu sử dụng của gia đình và bán ra thị trƣờng. Giống Sả đƣợc trồng ở các hộ hầu hết là Sả chanh.

- Ba xã Phƣớc Hiệp, Phƣớc Hƣng và Phƣớc Thành có diện tích trồng Sả nhiều nhất, chiếm khoảng 70% diện tích trồng Sả trong cả huyện Tuy Phƣớc;

- Ở 3 xã Phƣớc Hiệp, Phƣớc Hƣng và Phƣớc Thành hiện có khoảng 145 hộ trồng Sả hàng hóa với quy mô trồng 20m2

trở lên. Khảo sát 106 hộ trồng Sả hàng hóa ở 3 xã Phƣớc Hƣng, Phƣớc Hiệp và Phƣớc Thành cho các số liệu về diện tích trồng Sả, sản lƣợng Sả hàng năm và năng suất nhƣ sau:

Bảng 3.1. Thống kê diện tích trồng, sản lƣợng và năng suất

Diện tích trồng (m2 ) Sản lƣợng (kg) Năng suất (kg/m2) Phƣớc Hiệp 15.375 36.478 2,37 Phƣớc Hƣng 550 1.353 2,46 Phƣớc Thành 730 1.747 2,39 Tổng cộng mẩu KS 16.655 39.579 2,38 Tổng cộng 3 xã 22.783 54.141 2,38 Ƣớc tính huyện Tuy Phƣớc 32.547 77.344 2,38

Nguồn: Kết quả khảo sát và tính toán của tác giả

Số liệu thống kê đƣợc cho thấy, ƣớc tính trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, tổng diện tích trồng Sả là 3,25 hecta, với 2 vụ một năm thì sản lƣợng Sả thu đƣợc là 177,34 tấn năm và năng suất là 2,38 kg Sả trên 1m2 diện tích trồng. Giá 1 kg Sả trên thị trƣờng dao động từ 4.000 đồng đến 10.000 đồng, giá trung bình là 7.000 đồng/kg thì 1 hecta trồng Sả mang lại cho nông hộ ở Tuy Phƣớc trung bình khoảng 260 triệu trong 1 năm. Trừ đi

khoảng 30 % chi phí, ngƣời trồng Sả sẽ có mức lãi ròng trung bình là 180 triệu đồng trên 1 hecta.

Quy mô trồng Sả trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc còn nhỏ, vùng trồng phân tán, nhiều nơi trồng xen canh là chính, mức sản lƣợng và năng suất còn thấp chƣa tƣơng xứng với tiềm năng phát triển cây Sả ở địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)