CÁCH TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 48)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH

2.2.1. Cách tiếp cận

Tác giả sử dụng cách tiếp cận chuỗi giá trị ngành hàng, bên cạnh đó, có lƣu ý đến lợi ích cho ngƣời nghèo khi tham gia vào chuỗi giá trị cây Sả trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.

2.2.2. Khung phân tích

Trong giới hạn thời gian thực hiện, tác giả lựa chọn và thực hiện phân tích chuỗi giá trị cây Sả ở huyện Tuy Phƣớc theo quy trình 4 bƣớc với các nội dung phân tích nhƣ sau:

- Xác định chuỗi giá trị cần phân tích: Khẳng định tính cấp thiết của việc lựa chọn và phân tích chuỗi giá trị cây Sả ở Tuy Phƣớc và xác định phạm vi nghiên cứu.

- Lập sơ đồ chuỗi giá trị cây Sả trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc: Nhận diện và lựa chọn các kênh chính trong chuỗi giá trị; Xác định các tác nhân tham gia và hỗ trợ chuỗi cây Sả; Xác định những sản phẩm/ dịch vụ trong chuỗi giá trị; Lập sơ đồ dòng luân chuyển sản phẩm/ dịch vụ về địa lý; Xác định các hình thức liên kết và các sản phẩm/ dịch vụ liên quan.

- Phân tích các quá trình của chuỗi giá trị cây Sả trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc: Phân tích chi phí – lợi ích, công nghệ, thu nhập và việc làm cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cây Sả, đặc biệt là nông dân trồng Sả và ngƣời nghèo ở nông thôn.

- Kết luận và đề xuất giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị cây Sả trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc: Rút ra các kết luận làm cơ sở cho việc phát triển, nâng cấp và quản lý nhà nƣớc theo chuỗi giá trị cây Sả tại huyện Tuy Phƣớc.

2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu là huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định. Trong đó, điểm nghiên cứu là 3 xã Phƣớc Hiệp, Phƣớc Hƣng và Phƣớc Thành nơi ngƣời dân thu nhập chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, có điều kiện và có diện tích trồng Sả lớn nhất huyện.

2.2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin thứ cấp

+ Thông tin thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn tài liệu có sẵn nhƣ thông tin của UBND huyện Tuy Phƣớc, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng Thống kê huyện Tuy Phƣớc, UBND xã, văn phòng thống kê, địa chính nông nghiệp, Hội nông dân của các xã trong huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống dân cƣ, thu nhập, lao động và việc làm tại huyện Tuy Phƣớc;

Các Quy định, Quyết định, Nghị định, Thông tƣ, Văn bản của Chính phủ liên quan đến phát triển chuỗi giá trị dƣợc liệu;

+ Các bài báo, bài nghiên cứu về tình hình trồng và tiêu thụ Sả trên các báo, tạp chí trong nƣớc và nƣớc ngoài; các văn bản pháp quy; các trang thông tin chính sách giá cả, thị trƣờng cung ứng Sả của nhà nƣớc, các niên giám thống kê,…

- Thu thập thông tin sơ cấp

+ Nghiên cứu tại địa bàn (thực địa)

Tác giả trực tiếp đến, khảo sát, nghiên cứu thực tế quan sát, ghi nhận thông tin và hình ảnh thực tế tại 13 xã, thị trấn của huyện Tuy Phƣớc để có một bức tranh tổng thể về tình hình trồng trọt, chế biến và tiêu thụ cây Sả và sản phẩm từ cây Sả với sự tham gia của các tác nhân đa dạng trên địa bàn huyện.

+ Điều tra phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi

Đối tƣợng điều tra: Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị cây Sả: Ngƣời sản xuất (hộ nông dân, HTX và doanh nghiệp); Ngƣời thu gom (cá thể, HTX, doanh nghiệp); Ngƣời chế biến (Cá thể, HTX, doanh nghiệp);

Số lƣợng mẫu điều tra: Thống kê về các tổ chức, cá nhân tham gia trồng, chế biến, tiêu thụ Sả và sản phẩm từ Sả ở quy mô sản xuất hàng hóa (từ 20m2 trở lên trong 1 vụ) tại 3 xã có diện tích trồng Sả nhiều nhất là xã Phƣớc Hiệp, Phƣớc Hƣng và Phƣớc Thành.

i. Đối với tác nhân các hộ dân trồng Sả

Qua khảo sát thực tế và phỏng vấn cán bộ của xã Phƣớc Hiệp, Phƣớc Hƣng và Phƣớc Thành, có khoảng 145 hộ có quy mô trồng từ 20m2 trở lên (có tham gia và không tham gia HTX rau an toàn) và không có doanh nghiệp tham gia trồng Sả tại đây. Tuy nhiên, do việc trồng Sả không đòi hỏi phải chăm bón thƣờng xuyên, nhiều lao động chỉ làm việc một phần thời gian tại khu vực trồng nên tác giả không thể khảo sát hết các hộ mà chỉ điều tra chọn

mẫu trong tổng thể đó với số lƣợng 106 hộ nông dân trồng Sả.

ii. Với tác nhân là ngƣời thu gom, qua khảo sát có khoảng 20 ngƣời chuyên thu gom Sả, sơ chế hoặc không sơ chế và bán cho các cơ sở hoặc cá nhân bán sĩ, bán l . Trong đó, có 10 ngƣời thu gom thƣờng xuyên, số lƣợng Sả thu gom chiếm 80% trên tổng số. Tác giả đã liên hệ và phỏng vấn 10 ngƣời này.

iii. Với các tác nhân là ngƣời bán sĩ, tập trung ở chợ Bình Định, phƣờng Bình Định, thị xã An Nhơn và chợ Diêu Trì, thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phƣớc. Số lƣợng ngƣời bán sĩ Sả ở 2 chợ này không ổn định, trung bình khoảng 15 ngƣời/1 chợ. Tác giả đã tiếp cận và phỏng vấn 5 ngƣời/1 chợ.

iv. Với các tác nhân là ngƣời bán l , bán hàng ở các chợ, các siêu thị, ở Tuy Phƣớc, An Nhơn, Quy Nhơn,…, có số lƣợng rất lớn. Tác giả đã thực hiện phỏng vấn theo mẫu thuận tiện gồm 20 ngƣời.

v. Với tác nhân là doanh nghiệp sử dụng Sả làm nguyên liệu để chiết tinh dầu Sả và các sản phẩm khác, hiện nay, ở Bình Định chỉ có HTX Nông Công Thƣơng An Nhơn (thôn Thiết Tràng, Nhơn Mỹ, TX An Nhơn), tác giả đã tham quan HTX và thực hiện phỏng vấn bà Lê Thị Nguyệt, Giám đốc HTX.

Bảng 2.4. Bảng chọn mẫu nghiên cứu

Đvt: người Tiêu thức Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV Nhóm V Tổng số Tổng số 106 10 10 10 1 137

Nguồn: Khảo sát và tính toán của tác giả

Tổng số ngƣời khảo sát thuộc 4 nhóm đối tƣợng khảo sát là 137 ngƣời. Các bảng câu hỏi dành cho 4 nhóm đối tƣợng đƣợc trình bày ở Phụ lục 2, 3, 4, và 5. Mục đích khảo sát là mô tả những thuộc tính của một tổng thể lớn hơn mà cá nhân đó là thành viên. Thông tin thu đƣợc bằng việc hỏi những câu hỏi và cả những cuộc phỏng vấn (phỏng vấn trực tiếp và qua điện thoại).

3.2.3.3. Phương pháp và công cụ phân tích thông tin

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: là phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát về các tác nhân tham gia chuỗi trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, tập trung ở 3 xã Phƣớc Hiệp, Phƣớc Hƣng và Phƣớc Thành; xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến tính chất và các mối liên kết trong chuỗi.

- Phƣơng pháp phân tích tỉ lệ: là một phƣơng pháp định lƣợng để hiểu rõ hơn về đặc điểm của các tác nhân tham gia chuỗi, tính hiệu quả hoạt động, tính hợp lý của các hoạt động, các mối quan hệ và liên kết trong chuỗi.

- Phƣơng pháp sơ đồ hóa: là phƣơng pháp sử dụng hệ thống các ký hiệu để là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát bằng mắt thƣờng về hệ thống chuỗi giá trị. Các bản đồ này có nhiệm vụ định dạng các hoạt động kinh doanh (chức năng), chỉ rõ các luồng sản phẩm vật chất, các tác nhân tham gia và vận hành chuỗi, những mối liên kết của họ, cũng nhƣ các nhà hỗ trợ chuỗi nằm trong chuỗi giá trị này.

- Phƣơng pháp phân tích chi phí – lợi ích: là một trong những nội dung phân tích kinh tế chuỗi. Phân tích chi phí - lợi ích (CBA), đôi khi đƣợc gọi là phân tích lợi ích - chi phí (BCA), là một quá t nh có hệ thống để tính toán và so sánh lợi ích và chi phí của một dự án hoặc quyết định. CBA có hai mục đích: Để xác định có nên ra quyết định đầu tƣ hay không (tính đúng đắn/ khả thi) và cung cấp một cơ sở để so sánh dự án. Nó liên quan đến việc so sánh tổng chi phí dự kiến của từng lựa chọn so với tổng lợi ích dự kiến, để xem liệu những lợi ích có lớn hơn chi phí, và lớn hơn bao nhiêu. Trong phân tích chuỗi giá trị, phân tích chi phí – lợi ích cho phép xác định chi phí, giá bán, lợi nhuận và giá trị gia tăng của các tác nhân tại các khâu trong chuỗi và đƣa ra nhận xét về tính hiệu quả của từng tác nhân và đánh giá tính hợp lý trong phân phối lợi ích giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị.

lựa chọn phƣơng án trong các quyết định đa tiêu chí. Theo phƣơng pháp này thì trên các ô của ma trận không những chỉ ghi có hay không tác động mà còn ghi mức độ và tầm quan trọng của các tác động. Mức độ tác động có thể đánh giá bằng cách cho điểm. Thang điểm cũng đa dạng có thể từ 1 đến 3, từ 1 đến 5, từ 1 đến 10 hoặc từ 1 đến 100.

- Phân tích SWOT là công cụ phân tích đƣợc sử dụng rất phổ biến để đƣa ra các giải pháp chiến lƣợc nhằm phát triển sản phẩm/ngành hàng. Trong phƣơng pháp tiếp cận CGT thì phân tích SWOT là một trong ba cơ sở (bên cạnh phân tích CGT hiện tại của sản phẩm và nghiên cứu thị trƣờng của sản phẩm đó) để xây dựng chiến lƣợc nâng cấp CGT sản phẩm.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY SẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY PHƢỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY PHƢỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1.1. Khái quát về cây Sả [8]

3.1.1.1. Tên gọi

Cây Sả họ Lúa (Poaceae) có tên khoa học là Herba et Oleum Cymbopogonis citrati. Dƣợc liệu của cây Sả là toàn cây đã phơi hay sấy khô và tinh dầu của cây Sả (Cymbopogon citratus Staff.).

3.1.1.2. Đặc điểm thực vật

Sả là loài cỏ sống lâu năm mọc thành bụi, cao từ 0,8 đến 1,5

m hay hơn. Thân rễ trắng hay hơi tím. Lá hẹp nhƣ lá Lúa, mép lá hơi nhám. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống. Toàn cây có mùi thơm đặc trƣng (mùi Sả).

Hiện nay, ở Việt Nam thƣờng trồng 2 giống Sả chanh và Sả Java. Có thể phân biệt 2 giống Sả này nhƣ sau:

Sả chanh (Cymbopogon flexuosus) là loài thực vật nhiệt đới, có nguồn gốc: bắt nguồn từ Ấn Độ, trồng nhiều ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nông trƣờng ở miền Bắc. Đặc điểm phân biệt là: Là cây bụi sống lâu năm, thân cao từ 1m – 1,5m; Phiến lá hẹp dài tới 1m, mép lá nhám, có bẹ lá cuốn chặt vào nhau; Thân rễ trắng hay hơi tím; Bẹ lá không có lông và có sọc dọc; Cụm hoa gồm nhiều hoa nhỏ và không có cuống; Cây Sả chanh đƣợc nhân giống bằng cách trồng từ tép Sả tách từ cây mẹ sau 1-2 năm. Cây Sả chanh dƣợc trồng để làm gia vị và chiết xuất tinh dầu có thành phần là Citronellal và Citronellol, có mùi thơm nhẹ, đƣợc dùng làm chất chống côn

trùng (muỗi), thuốc xịt côn trùng,… và các chất khử trùng trong gia đình. Sả Java (Cymbopogon winterianus) có tên tiếng Việt khác là Sả đỏ, Sả xòe, có nguồn gốc từ đảo Java ở Indonesia. Sả Java là cây thân thảo sống lâu năm, đƣợc trồng nhiều ở Việt Nam, Ấn Độ, Madagascar, Thái Lan, Trung Quốc, … Đặc điểm phân biệt: Mọc thành bụi, thân mọc thẳng có thể cao đến 2m; Lá thuôn dài có mép lá nhám, màu xanh và khi trƣởng thành rũ xuống 2/3 phiến lá; Cây có đốt ngắn, đƣợc bao bọc bởi các bẹ lá quấn chặt lấy nhau; Gốc thân màu hồng tím hay đỏ tím; Rễ cây phát triển khỏe, ăn sâu vào lòng đất 20-25cm; Chồi con mọc lên từ nách lá, tạo thành cây con đƣợc gọi là tép, nhiều tép tạo thành bụi Sả; Chùy hoa gồm nhiều chùm mọc thẳng đứng; Đƣợc trồng để làm gia vị và chủ yếu để chiết xuất tinh dầu có thành phần là: Citronellal, Citronellol và Geraniol. Tinh dầu Sả java có mùi thơm cay, đƣợc sử dụng trong xà phòng, chất chống côn trùng (muỗi), thuốc xịt côn trùng,… và các chất khử trùng trong gia đình. Hàng năm, mỗi ha Sả Java có thể chiết xuất đƣợc 100 lít tinh dầu nguyên chất.

3.1.1.3. Thành phần hóa học

Tinh dầu có thành phần chính là citral.

3.1.1.4. Tác dụng công dụng

Tinh dầu sả (Cymbopogon citratus Staff) dùng làm thuốc giúp tiêu hóa, còn dùng Sả trong công nghiệp chất thơm, làm nƣớc hoa, xà phòng.. Lá sả dùng pha nƣớc uống cho mát và tiêu. Củ Sả có tác dụng thông tiểu tiện, làm ra mồ hôi, chữa cảm sốt.

3.1.2. Quá trình phát triển sản xuất kinh doanh cây sả tại huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định Phƣớc, tỉnh Bình Định

Cây sả đƣợc trồng từ lâu đời tại huyện Tuy Phƣớc nhƣ là loại cây dƣợc liệu nhờ tinh dầu citral có nhiều công dụng chữa bệnh và là loại cây gia vị trong chế biến thức ăn. Tại địa phƣơng, theo khảo sát từ các hộ trồng sả, cây

sả vốn rất dễ trồng, dễ chăm sóc, thích nghi với điều kiện khô hạn, không bị dịch bệnh nhƣ các loại hoa màu. Trồng sả ít tốn công chăm sóc, chỉ cần làm cỏ và bón phân là có thể thu hoạch, đặc biệt cây Sả thích nghi trên nhiều vùng đất, kể cả trên vùng đất bị nhiễm phèn mặn. Cây sả có thể phát triển tốt trong cả điều kiện trồng chuyên canh và xen canh.

Những năm gần đây, cây sả đƣợc thị trƣờng tiêu thụ khá mạnh nên đƣợc nông dân trong huyện trồng khắp nơi, trong đó nhiều nhất tại xã Phƣớc Hiệp, Phƣớc Hƣng và Phƣớc Thành. Huyện Tuy Phƣớc khuyến khích nông dân chuyển đổi từ trồng bầu bí, đậu bắp cũng nhƣ tận dụng diện tích đất canh tác quanh nhà, trong vƣờn, ven các lối đi, bờ ruộng, bờ ao sang trồng Sả để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Đất nông nghiệp thu hẹp dần nên ngƣời nông dân cũng xem xét nhiều về tính hiệu quả trong việc lựa chọn cây Sả thay thế một phần trên diện tích vốn trồng lúa và các loại hoa màu, rau củ quả.

Hiện nay, mỗi năm nông dân trồng 2 vụ chính, năng suất bình quân 20 tấn/ha và lợi nhuận trung bình 70 đến 100 triệu đồng/ha. Thêm vào đó, cây sả còn có ƣu điểm nổi bật là có thể thu hoạch chậm hơn từ 3-4 tháng mà vẫn không ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng sản phẩm nên giúp ngƣời trồng ít gặp rủi ro đƣợc mùa mất giá nhƣ nhiều loại hoa màu và rau quả. Theo Nguyễn Văn Tri (2017), do đầu tƣ cho trồng sả thấp, thời gian thu hoạch nhanh và kéo dài, khả năng chống chịu tốt nên hiệu quả từ trồng Sả cao, gấp bảy đến tám lần so với trồng lúa. Điều này cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo quy hoạch hay tự phát ở huyện Tuy Phƣớc từ trồng lúa sang hoa màu khác, rau và cây sả là một xu hƣớng hợp lý.

Hiện nay, trong báo cáo thống kê của huyện Tuy Phƣớc chƣa có thống kê chính thức về diện tích, sản lƣợng và năng suất trồng sả trên địa bàn. Theo khảo sát sơ lƣợc ở huyện Tuy Phƣớc và điều tra khảo sát ở 3 xã trồng Sả nhiều nhất tại huyện Tuy Phƣớc là Phƣớc Hiệp, Phƣớc Hƣng và Phƣớc Thành

cho kết quả nhƣ sau:

- Cây Sả đƣợc trồng phổ biến bởi các nông hộ ở tất cả các xã, thị trấn ở Tuy Phƣớc với nhiều mức quy mô khách nhau; cách trồng xen canh (trong vƣờn, làm hàng rào, …) và chuyên canh; mục đích trồng: làm gia vị và là dƣợc liệu cho nhu cầu sử dụng của gia đình và bán ra thị trƣờng. Giống Sả đƣợc trồng ở các hộ hầu hết là Sả chanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)