Điều kiện kinh tế xã hội Tuy Phƣớc, Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 45 - 48)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội Tuy Phƣớc, Bình Định

2.1.2.1. Tình hình phát triển inh t

Trong những năm qua, tình hình kinh tế xã hội của huyện Tuy phƣớc có những thay đổi rõ rệt, đã góp phần làm cho cơ cấu kinh tế ở địa phƣơng chuyển dịch đáng kể.

Bảng 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Tuy Phƣớc 2018 – 2020

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Giá trị (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) +/- Giá trị (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) +/- GTSX (GO) 6.760.413 100,00 7.132.918 100,00 5,51 8.064.074 100,00 13,05 1.GTSX nông lâm thuỷ sản(GO) 2.096.404 31,01 2.175.540 30,50 3,77 2.333.743 28,94 7,27 - Nông nghiệp 1.766.554 26,13 1.832.107 25,69 3,71 1.975.597 24,50 7,83 - Lâm nghiệp 40.350 0,60 42.052 0,59 4,22 43.909 0,54 4,42 - Thủy sản 289.500 4,28 301.381 4,23 4,10 314.237 3,90 4,27 2. Công nghiệp 3.199.703 47,33 3.395.269 47,60 6,11 4.036.875 50,06 18,90 3. Dịch vụ 1.464.305 21,66 1.562.109 21,90 6,68 1.693.456 21,00 8,41

Nguồn: NGTK huyện Tuy Phước năm 2020 [2]

Số liệu bảng 2.1 cho thấy, tổng giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản của huyện tăng đều liên tục qua 3 năm, tăng từ 2.096.404 triệu đồng năm 2018 lên 2.333.743 triệu đồng năm 2020. Dù giá trị tuyệt đối có tăng lên đáng kể nhƣng tỷ trọng của ngành NN lại giảm, năm 2018 tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 31,01% và đến năm 2020 tỉ lệ này giảm còn 28,94% trong

tổng giá trị sản xuất của huyện.

Cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Tuy Phƣớc biến động theo xu hƣớng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ thƣơng mại và thủy sản. Điều này chứng tỏ rằng cơ cấu kinh tế của huyện đang diễn ra đúng hƣớng và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của địa phƣơng.

2.1.2.2. Tình hình sử dụng đ t đai

Theo số liệu điều tra quy hoạch đất đai của phòng Tài nguyên Môi trƣờng huyện Tuy Phƣớc, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 21.987,2 ha; trong đó diện tích đất sử dụng vào các mục đích là 19.215,47 ha, chiếm gần 88,4%. Đất sản xuất nông nghiệp ở địa phƣơng chiếm khoảng 51,59% diện tích đất nông nghiệp của huyện và chiếm trên 10% trong tổng số 116.886,37 ha đất nông nghiệp của tỉnh Bình Định và có xu hƣớng giảm trong thời gian tới do nhu cầu đất ở và đất cho phát triển các lĩnh vực phi nông nghiệp tăng cao.

Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất của huyện Tuy Phƣớc giai đoạn 2017-2019

(ĐVT: ha)

Loại đất

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số lƣợng (%) Số lƣợng (%) Số lƣợng (%) Tổng DT tự nhiên 21.987,2 100 21.987,2 100 21.987,2 100 1. Đất nông nghiệp 12.537,33 57,74 12.503,21 57,59 14.224,5 64,7 2. Đất phi nông nghiệp 6.673,89 30,74 6.712,26 30,91 7.184,0 32,7 3. Đất chƣa sử dụng 2.501,35 11,52 2.497,10 11,50 577,7 2,6

Nguồn: Phòng TN & MT huyện Tuy Phước

Diện tích đất nông nghiệp giảm đáng kể ảnh hƣởng lớn đến sản lƣợng và cơ cấu cây trồng ở Tuy Phƣớc. Tuy nhiên, một phần đất sử dụng cho phát

triển giao thông nông thôn, xây dựng và mở rộng chợ, đầu tƣ phát triển các cơ sở sản xuất bổ trợ. Đất chƣa sử dụng ở địa phƣơng cũng giảm dần qua 3 năm. Năm 2018 so với 2020, giảm 4,25 ha và năm 2019 so với 2018 tiếp tục giảm xuống còn 1,5 ha. Huyện Tuy Phƣớc còn 577,7 ha đất chƣa sử dụng chủ yếu là đất đồi núi, đất sông suối, ao hồ. Diện tích đất chƣa sử dụng cũng có xu hƣớng giảm dần qua các năm, phần lớn là diện tích mặt nƣớc sông đầm đƣợc đƣa vào khai thác phục vụ cho việc phát triển NTTS ở địa phƣơng.

2.1.2.3. Tình hình dân số và lao động

Qua bảng 2.3 cho thấy, tổng dân số của huyện năm 2019 là 180.300 ngƣời tăng 0,88% so với 2018 với mật độ dân số là 820 ngƣời/km2

và theo dự báo có xu hƣớng ngày càng tăng ở những năm tiếp theo. Trong đó, dân số nông thôn chiếm trên 86% và đang có xu hƣớng giảm dần cho thấy xu hƣớng đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Tuy Phƣớc.

Bảng 2.3. Tình hình dân số, lao động của huyện Tuy Phƣớc giai đoạn 2017 – 2019

Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 So sánh (%) 2018/2017 2019/2018 1. Tổng dân số Ngƣời 180.273 180.289 180.300 + 0,52 + 0,88 - Dân số NT Ngƣời 153.511 153.336 153.183 + 0,45 + 0,15 - Dân số TT Ngƣời 26.762 26.953 27.117 + 1,14 + 5,50 2. Tổng LĐ LĐ 99.748 99.872 99.956 + 0,12 + 0,08 - LĐNN LĐ 73.913 73.206 71.968 - 0,95 - 1,69 - LĐ phi NN LĐ 25.835 26.666 27.988 + 3,21 + 4,95 3. Tổng số hộ Hộ 45.316 45.452 45.847 + 0,30 + 0,86 - Hộ NN Hộ 31.648 31.590 31.166 - 0,18 - 0,34 - Hộ phi NN Hộ 13.668 13.860 14.681 + 1,41 + 5,90 4. Mật độ DS Ngƣời/km2 659 664 669 - -

Năm 2019, toàn huyện có 31.166 hộ nông nghiệp giảm 424 hộ so với năm 2018, tƣơng ứng giảm 0,34%. Sở dĩ có sự suy giảm nhƣ vậy là vì một số hộ gia đình đã chuyển sang làm kinh tế ở các địa phƣơng khác. Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 664 ngƣời/km2, thuộc loại trung bình, cao nhất là thị trấn Diêu Trì với 2.282 ngƣời/km2

và thấp nhất là xã Phƣớc Thành 316 ngƣời/km2

.

Tuy Phƣớc tính đến thời điểm năm 2019 hiện có 99.956 lao động, tăng 84 lao động tƣơng ứng mức tăng 0,08% so với năm 2018. Trong đó, lao động nông nghiệp chiếm 71,9% và có xu hƣớng ngày càng giảm. Cụ thể, năm 2018 so với 2017, giảm 0,95%, năm 2019 so với 2018 giảm 1,69%, thay vào đó là lao động phi nông nghiệp tăng lên một cách đáng kể từ 3,21% năm 2018 so với 2017 tăng lên 4,95% năm 2019 so với 2018. Nguyên nhân chính của sự biến động này là do chất lƣợng lao động ngày càng tăng cao, hầu hết các đối tƣợng thanh niên vào độ tuổi lao động ở địa phƣơng phần lớn đều có trình độ chuyên môn, tay nghề và không tham gia lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)