Khái quát về cây Sả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 54 - 55)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.1.1. Khái quát về cây Sả

3.1.1.1. Tên gọi

Cây Sả họ Lúa (Poaceae) có tên khoa học là Herba et Oleum Cymbopogonis citrati. Dƣợc liệu của cây Sả là toàn cây đã phơi hay sấy khô và tinh dầu của cây Sả (Cymbopogon citratus Staff.).

3.1.1.2. Đặc điểm thực vật

Sả là loài cỏ sống lâu năm mọc thành bụi, cao từ 0,8 đến 1,5

m hay hơn. Thân rễ trắng hay hơi tím. Lá hẹp nhƣ lá Lúa, mép lá hơi nhám. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống. Toàn cây có mùi thơm đặc trƣng (mùi Sả).

Hiện nay, ở Việt Nam thƣờng trồng 2 giống Sả chanh và Sả Java. Có thể phân biệt 2 giống Sả này nhƣ sau:

Sả chanh (Cymbopogon flexuosus) là loài thực vật nhiệt đới, có nguồn gốc: bắt nguồn từ Ấn Độ, trồng nhiều ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nông trƣờng ở miền Bắc. Đặc điểm phân biệt là: Là cây bụi sống lâu năm, thân cao từ 1m – 1,5m; Phiến lá hẹp dài tới 1m, mép lá nhám, có bẹ lá cuốn chặt vào nhau; Thân rễ trắng hay hơi tím; Bẹ lá không có lông và có sọc dọc; Cụm hoa gồm nhiều hoa nhỏ và không có cuống; Cây Sả chanh đƣợc nhân giống bằng cách trồng từ tép Sả tách từ cây mẹ sau 1-2 năm. Cây Sả chanh dƣợc trồng để làm gia vị và chiết xuất tinh dầu có thành phần là Citronellal và Citronellol, có mùi thơm nhẹ, đƣợc dùng làm chất chống côn

trùng (muỗi), thuốc xịt côn trùng,… và các chất khử trùng trong gia đình. Sả Java (Cymbopogon winterianus) có tên tiếng Việt khác là Sả đỏ, Sả xòe, có nguồn gốc từ đảo Java ở Indonesia. Sả Java là cây thân thảo sống lâu năm, đƣợc trồng nhiều ở Việt Nam, Ấn Độ, Madagascar, Thái Lan, Trung Quốc, … Đặc điểm phân biệt: Mọc thành bụi, thân mọc thẳng có thể cao đến 2m; Lá thuôn dài có mép lá nhám, màu xanh và khi trƣởng thành rũ xuống 2/3 phiến lá; Cây có đốt ngắn, đƣợc bao bọc bởi các bẹ lá quấn chặt lấy nhau; Gốc thân màu hồng tím hay đỏ tím; Rễ cây phát triển khỏe, ăn sâu vào lòng đất 20-25cm; Chồi con mọc lên từ nách lá, tạo thành cây con đƣợc gọi là tép, nhiều tép tạo thành bụi Sả; Chùy hoa gồm nhiều chùm mọc thẳng đứng; Đƣợc trồng để làm gia vị và chủ yếu để chiết xuất tinh dầu có thành phần là: Citronellal, Citronellol và Geraniol. Tinh dầu Sả java có mùi thơm cay, đƣợc sử dụng trong xà phòng, chất chống côn trùng (muỗi), thuốc xịt côn trùng,… và các chất khử trùng trong gia đình. Hàng năm, mỗi ha Sả Java có thể chiết xuất đƣợc 100 lít tinh dầu nguyên chất.

3.1.1.3. Thành phần hóa học

Tinh dầu có thành phần chính là citral.

3.1.1.4. Tác dụng công dụng

Tinh dầu sả (Cymbopogon citratus Staff) dùng làm thuốc giúp tiêu hóa, còn dùng Sả trong công nghiệp chất thơm, làm nƣớc hoa, xà phòng.. Lá sả dùng pha nƣớc uống cho mát và tiêu. Củ Sả có tác dụng thông tiểu tiện, làm ra mồ hôi, chữa cảm sốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)