Lý luận về phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 6 tuổi ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 27)

9. Cấu trúc luận văn

1.3. Lý luận về phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo

1.3.1. ục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo

Theo chƣơng trình giáo dục mầm non theo Thông tƣ số 17/2009/TT- BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

nêu rõ mục tiêu giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non nhƣ sau:

- Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày.

- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộẦ).

- Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hoá trong cuộc sống hàng ngày. - Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.

- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.

- Có một số kỹ năng ban đầu về việc đọc và viết.

1.3.2. Nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo

Theo Thông tƣ số 17 /2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung giáo dục dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 6 tuổi gồm có những nội dung sau:

a) Nghe

Nghe các từ chỉ ngƣời, sự vật, hiện tƣợng, đặc điểm, tắnh chất, hoạt động và các từ biểu cảm, từ khái quát; Nghe lời nói trong giao tiếp hằng ngày; Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.

b) Nói

Phát âm rõ các tiếng trong tiếng Việt; Bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các loại câu khác nhau; Sử dụng đúng từ ngữ và câu trong giao tiếp hằng ngày. Trả lời và đặt câu hỏi; Đọc thơ, ca dao, đồng dao và kể chuyện; Lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp.

c) Làm quen với việc đọc, viết: Làm quen với cách sử dụng sách, bút; Làm quen với một số ký hiệu thông thƣờng trong cuộc sống; Làm quen với chữ viết, với việc đọc sách.

Bảng 1.1: Nội dung gi o dục theo độ tuổi

Nội dung 3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi

1. Nghe

Hiểu các từ chỉ ngƣời, tên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tƣợng gần gũi, quen thuộc.

Hiểu các từ chỉ đặc điểm, tắnh chất, công dụng và các từ biểu cảm.

Hiểu các từ khái quát, từ trái nghĩa.

Hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản.

Hiểu và làm theo đƣợc 2, 3 yêu cầu.

Hiểu và làm theo đƣợc 2, 3 yêu cầu liên tiếp.

Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng.

 Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức.

Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.

Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.

2. Nói

Phát âm các tiếng của tiếng Việt.

Phát âm các tiếng có chứa các âm khó.

Phát âm các tiếng có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu.

Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu đơn mở rộng.

Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu ghép.

Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau.

Trả lời và đặt các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào?

Trả lời và đặt các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Để làm gì?.

Trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh: Tại sao? Có gì giống nhau? Có gì khác nhau? Do đâu mà có?.

Đặt các câu hỏi: Tại sao? nhƣ thế nào? Làm bằng gì?. Sử dụng các từ biểu Sử dụng các từ biểu Sử dụng các từ biểu cảm,

Nội dung 3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi

thị sự lễ phép. thị sự lễ phép. hình tƣợng.

Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.

Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè. Kể lại truyện đã

đƣợc nghe có sự giúp đỡ.

Kể lại truyện đã đƣợc nghe.

Kể lại truyện đã đƣợc nghe theo trình tự.

Mô tả sự vật, tranh ảnh có sự giúp đỡ.

Mô tả sự vật, hiện tƣợng, tranh ảnh.

Kể chuyện theo đồ vật, theo tranh.

Kể lại sự việc. Kể lại sự việc có

nhiều tình tiết. Kể lại sự việc theo trình tự. Đóng vai theo lời

dẫn chuyện của giáo viên.

Đóng kịch.

3. Làm quen với đọc, viết

Làm quen với một số ký hiệu thông thƣờng trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: đƣờng cho ngƣời đi bộ, ...) Tiếp xúc với chữ, sách truyện. Nhận dạng một số chữ cái. Nhận dạng các chữ cái. Tập tô, tập đồ các nét chữ. Sao chép một số kắ hiệu,

chữ cái, tên của mình. Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau.

Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt:

Hƣớng đọc, viết: từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dƣới. Hƣớng viết của các nét chữ; đọc ngắt nghỉ sau các dấu.

Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và ỘđọcỢ truyện.

Phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách. ỘĐọcỢ truyện qua các tranh vẽ.

1.3.3. Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo

1.3.3.1 Phương pháp tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo

* Nhóm phƣơng ph p thực hành, trải nghiệm

- Phƣơng pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi: Trẻ sử dụng và phối hợp các giác quan, làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên, hành động đối với các đồ vật, đồ chơi (cầm, nắm, sờ, đóng mở, xếp chồng, xếp cạnh nhau, xâu vào nhau,...) để phát triển giác quan và rèn luyện thao tác tƣ duy.

- Phƣơng pháp dùng trò chơi: sử dụng các loại trò chơi với các yếu tố chơi phù hợp để kắch thắch trẻ tự nguyện, hứng thú hoạt động tắch cực giải quyết nhiệm vụ nhận thức, nhiệm vụ giáo dục đặt ra.

- Phƣơng pháp nêu tình huống có vấn đề: Đƣa ra các tình huống cụ thể nhằm kắch thắch trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra.

- Phƣơng pháp luyện tập: Trẻ thực hành lặp đi lặp lại các động tác, lời nói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của giáo viên nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã đƣợc thu nhận.

* Nhóm phƣơng ph p trực quan - minh họa (quan s t, làm mẫu, minh hoạ)

Phƣơng pháp này cho trẻ quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tƣợng, phƣơng tiện (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh); hành động mẫu; hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ và phƣơng tiện nghe nhìn (phim vô tuyến, đài, máy ghi âm, điện thoại, vi tắnh) thông qua sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm tăng cƣờng vốn hiểu biết, phát triển tƣ duy và ngôn ngữ của trẻ.

* Nhóm phƣơng ph p dùng lời nói

giải thắch) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kắch thắch trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tƣởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói. Lời nói, câu hỏi của giáo viên cần ngắn gọn, cụ thể, gần với kinh nghiệm sống của trẻ.

* Nhóm phƣơng ph p gi o dục bằng tình cảm và khắch lệ

Phƣơng pháp dùng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thắch hợp để khuyến

khắch và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động.

* Nhóm phƣơng ph p nêu gƣơng - đ nh gi

- Nêu gƣơng: Sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ. Biểu dƣơng trẻ là chắnh, nhƣng không lạm dụng.

- Đánh giá: Thể hiện thái độ đồng tình hoặc chƣa đồng tình của ngƣời lớn, của bạn bè trƣớc việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ. Từ đó đƣa ra nhận xét, tự nhận xét trong từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể. Không sử dụng các hình phạt làm ảnh hƣởng đến sự phát triển tâm - sinh lý của trẻ.

1.3.3.2 Hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo

Có hai hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đó là các giờ học và hoạt động ngoài giờ học.

a) Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua giờ học: Giờ học có thể chia làm ba loại: loại giờ học chuyên biệt (giờ học nhận biết Ờ tập nói ở độ tuổi nhà trẻ, giờ học làm quen chữ cái ở độ tuổi mẫu giáo), loại giờ học có ƣu thế phát triển lời nói (giờ học làm quen với văn học Ờ cho trẻ nhà trẻ và mẫu giáo, giờ học làm quen với môi trƣờng xung quanh Ờ cho trẻ mẫu giáo), và các giờ học khác (cho trẻ làm quen với toán, tổ chức hoạt động tạo hình, giáo dục âm nhạcẦ).

- Giờ học nhận biết - tập nói (ở lứa tuối nhà trẻ): Dạy nhận biết - tập nói là hƣớng dẫn trẻ quan sát một sự vật, một hiện tƣợng quen thuộc đối với trẻ,

qua đó hình thành khái niệm ban đầu về sự vật, hiện tƣợng và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Loại giờ học này tạo điều kiện để rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện câu theo cấu trúc ngữ pháp và đặc biệt là tăng nhanh vốn từ của trẻ.

- Giờ học khám phá khoa học và làm quen với môi trƣờng xung quanh (ở lứa tuổi mẫu giáo): Giờ học khám phá khoa học và làm quen với môi trƣờng xung quanh giúp trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện tƣợng, biết đƣợc những đặc điểm, cấu tạo, dấu hiệu, hình dáng, chất liệu...của sự vật. Cho trẻ làm quen với môi trƣờng xung quanh có nhiệm vụ mở rộng dần nhận thức của trẻ về thế giới tự nhiên và xã hội, đòi hỏi cô giáo phải cung cấp vốn từ tƣơng ứng với các sự vật và hiện tƣợng đem đến cho trẻ. Ở những giờ học này, trẻ đƣợc rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện câu theo cấu trúc ngữ pháp và vốn từ của trẻ tăng lên rất nhanh tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

- Giờ làm quen với tác phẩm văn học (ở nhà trẻ và mẫu giáo): Giờ học này có tác dụng làm giàu vốn từ (đặc biệt là vốn từ nghệ thuật), phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, bồi dƣỡng năng lực cảm thụ tác phẩm nghệ thuật và diễn đạt bằng ngôn ngữ văn học...

- Các giờ học khác: Các tiết học khác (cho trẻ làm quen với toán, tổ chức hoạt động tạo hình, giáo dục âm nhạcẦ) cũng có tác dụng tốt đối với việc phát triển ngôn ngữ của trẻ.

b) Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động ngoài giờ học

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động vui chơi: Thông qua hoạt động vui chơi, các biểu tƣợng mà trẻ thu nhận trƣớc đây đƣợc chắnh xác hoá bằng ngôn ngữ. Trò chơi đã giúp trẻ nhớ ngôn ngữ, đồng thời tạo ra các tình huống để trẻ sử dụng vốn từ đã tắch luỹ đƣợc...

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động lao động: Khi tham gia vào các hoạt động lao động, trẻ đƣợc tiếp xúc với trực tiếp với thiên nhiên, với đồ dùng lao động, đồ dùng sinh hoạt... Trẻ nhận biết đƣợc đặc điểm của các dụng

cụ lao động, các thao tác lao động, sản phẩm lao độngẦ Nhƣ vậy, trẻ có điều kiện hình thành các biểu tƣợng chƣa có và khắc sâu các biểu tƣợng đã có. Từ đó, trẻ sẽ biết sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động lao động. Vốn ngôn ngữ của trẻ sẽ tăng lên.

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động dạo chơi, tham quan: Hoạt động dạo chơi, tham quan có tác dụng rất tốt đối với việc mở rộng tầm hiểu biết của trẻ. Trẻ rất thắch dạo chơi. Đồng thời trong quá trình dạo chơi trẻ đặt nhiều câu hỏi về tên gọi, công dụngẦ của sự vật mà trẻ đƣợc tiếp xúc. Vì vậy, dạo chơi, tham quan có tác dụng lớn trong việc phát triển vốn từ.

Giáo viên cần chọn những nội dung thắch hợp, trò chuyện với trẻ về các nội dung công việc trong sinh hoạt hàng ngày có liên quan với trẻ. Ngoài ra, trong các thời điểm đón trẻ, trả trẻ, giờ chơi tự do giáo viên cần chủ động trò chuyện với trẻ, gợi mở giúp trẻ tắch cực giao tiếp bằng ngôn ngữ.

1.3.4. Các điều kiện, phương tiện phục vụ hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo

Các điều kiện nhƣ cơ sở vật chất, kinh phắ, đội ngũ giáo viên, ban giám hiệu và các yếu tố phục vụ khác là cần thiết để triển khai và hoàn thành nhiệm vụ quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 6 tuổi. Do đó, căn cứ vào kế hoạch quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 6 tuổi đã xây dựng, các nhà trƣờng mầm non cần nắm đƣợc các nhu cầu về điều kiện hỗ trợ trong quá trình tổ chức hoạt động này. Bao gồm:

- Sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trƣờng.

- Cơ sở vật chất của trƣờng đáp ứng yêu cầu hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 3 - 6 tuổi (các phòng học, thiết bị dạy học, phòng chức năng, công trình phụ trợẦ).

- Sự kết hợp giữa nhà trƣờng và gia đình: Sự phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình và các tổ chức đoàn thể ở địa phƣơng có nhiều ảnh hƣởng lớn

đến công tác tổ chức triển ngôn ngữ cho trẻ. Giáo dục Mầm non phụ thuộc rất nhiều vào công tác xã hội hóa giáo dục. Nguồn tài chắnh, tài sản của các trƣờng MN thu đƣợc từ 3 nguồn chắnh: Ngân sách nhà nƣớc, từ cha mẹ trẻ và chắnh quyền địa phƣơng. Để tổ chức tốt hoạt động triển ngôn ngữ cho trẻ rất cần sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và các tổ chức xã hội ở địa phƣơng, nó tạo ra sự thống nhất trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Gia đình và nhà trƣờng phối kết hợp chặt chẽ sẽ tạo cơ hội cho trẻ đƣợc tham gia vào các hoạt động dạy và học một cách tắch cực để giúp trẻ phát triển toàn diện.

- Giáo viên có sự hiểu biết về tâm lý trẻ. - Số trẻ mầm non trong lớp học.

- Thời gian dành cho việc thực hiện giờ hoạt động làm quen với văn học, làm quen với chữ cái trong chƣơng trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi.

1.3.5. Đánh giá kết quả hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo

Đánh giá trẻ trong quá trình phát triển ngôn ngữ ở trƣờng mầm non có thể chia thành hai loại: Đánh giá trẻ trong các hoạt động hàng ngày và đánh giá trẻ sau các chủ đề.

a. Đ nh gi trẻ trong c c hoạt động hằng ngày

Mục đắch đánh giá: Xác định nhu cầu, hứng thú, khả năng của từng trẻ để giáo viên có thể lựa chọn những tác động giáo dục phù hợp. Đồng thời giáo viên có thể nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình giáo dục của mình để từ đó điều chỉnh việc tổ chức hoạt động giáo dục sao cho phù hợp với trẻ. Giáo viên có thể theo dõi, đánh giá trẻ trong quá trình trẻ tham gia các hoạt động diễn ra hàng ngày ở trƣờng mầm non: hoạt động vui chơi, hoạt động học, hoạt động sinh hoạt, hoạt động ngoài trời, hoạt động lễ hội, tham quan. Các nội dung mà giáo viên cần đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong hoạt động hằng ngày nhƣ:

+ Dạy trẻ biết giao tiếp với mọi ngƣời xung quanh, tự tin mạnh dạng. + Dạy trẻ đọc thơ, đồng dao, ca dao, kể chuyện

+ Dạy trẻ nhận biết và phát âm 29 chữ cái - Đánh giá trẻ phải đạt các tiêu chắ nhƣ:

+ Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày.

+ Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộẦ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 6 tuổi ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)