9. Cấu trúc luận văn
1.3.5. Đánh giá kết quả hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
Đánh giá trẻ trong quá trình phát triển ngôn ngữ ở trƣờng mầm non có thể chia thành hai loại: Đánh giá trẻ trong các hoạt động hàng ngày và đánh giá trẻ sau các chủ đề.
a. Đ nh gi trẻ trong c c hoạt động hằng ngày
Mục đắch đánh giá: Xác định nhu cầu, hứng thú, khả năng của từng trẻ để giáo viên có thể lựa chọn những tác động giáo dục phù hợp. Đồng thời giáo viên có thể nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình giáo dục của mình để từ đó điều chỉnh việc tổ chức hoạt động giáo dục sao cho phù hợp với trẻ. Giáo viên có thể theo dõi, đánh giá trẻ trong quá trình trẻ tham gia các hoạt động diễn ra hàng ngày ở trƣờng mầm non: hoạt động vui chơi, hoạt động học, hoạt động sinh hoạt, hoạt động ngoài trời, hoạt động lễ hội, tham quan. Các nội dung mà giáo viên cần đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong hoạt động hằng ngày nhƣ:
+ Dạy trẻ biết giao tiếp với mọi ngƣời xung quanh, tự tin mạnh dạng. + Dạy trẻ đọc thơ, đồng dao, ca dao, kể chuyện
+ Dạy trẻ nhận biết và phát âm 29 chữ cái - Đánh giá trẻ phải đạt các tiêu chắ nhƣ:
+ Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
+ Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộẦ).
+ Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày. + Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.
+ Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.
b. Đ nh gi trẻ sau c c chủ đề
Mục đắch đánh giá: làm căn cứ điều chỉnh kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn tiếp theo, rút kinh nghiệm cho việc xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho lứa tuổi tiếp theo. Hiện nay chƣơng trình phát triển ngôn ngữ của trẻ đƣợc thiết kế theo chủ đề/chủ điểm. Mỗi chủ đề/chủ điểm đƣợc tiến hành trong khoảng từ 3 Ờ 8 tuần. Vào tuần cuối của chủ đề, giáo viên có thể sử dụng các phƣơng pháp đánh giá trẻ nhƣ bảng liệt kê thang đo, bài tập, trò chuyện để đánh giá trẻ. Giáo viên không nhất thiết đánh giá trẻ cùng một lúc, cũng nhƣ không phải đánh giá tất cả các chỉ số đồng thời. Giáo viên có thể đánh giá trẻ qua quan sát trong khi hoạt động với trẻ, qua việc đánh giá sản phẩm hoạt động của trẻ trong hoạt động học, trong khi chơi và trong các hoạt động tự do của trẻ. Hệ thống những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất ở mỗi chủ đề, mỗi giai đoạn thƣờng đƣợc trình bày trong các bảng kiểm kê tƣơng ứng với chủ đề hay giai đoạn đó. Giáo viên có thể sử dụng những bảng kiểm kê này để đánh giá xem từng trẻ đã nắm kiến thức, kỹ năng đến đâu, những trẻ nào cần hƣớng dẫn và hỗ trợ thêm. Nếu nhƣ việc đánh giá
trẻ trong các hoạt động hằng ngày chủ yếu nhằm vào những điều bất thƣờng, những trẻ có biểu hiện cá biệt (xuất sắc hay yếu kém) để giáo viên có những biện pháp giúp đỡ, hƣớng dẫn riêng cho trẻ đó, thì việc đánh giá trẻ sau mỗi chủ đề lại chủ yếu để tìm hiểu tình hình nắm vững những vấn đề đã đƣợc dạy của các nhóm trẻ. Từ đó, giáo viên đƣa ra đƣợc những kế hoạch và biện pháp giáo dục thắch hợp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn sau.