Khái quát về đặc điểm tự nhiện, kinh tế xã hội huyện Vân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 6 tuổi ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 50 - 54)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiện, kinh tế xã hội huyện Vân

2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục mầm non của huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định non của huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

2.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiện, kinh tế - xã hội huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định Canh, tỉnh Bình Định

Vân Canh là một huyện miền núi, nằm ở phắa Tây Nam của tỉnh Bình Định. Huyện có 7 đơn vị hành chắnh cấp xã gồm 6 xã: Canh Vinh, Canh Hiển, Canh Hiệp, Canh Thuận, Canh Hoà, Canh Liên và thị trấn Vân Canh. Phắa Nam giáp huyện Đồng Xuân, Phú Yên, Đông Nam giáp thị xã Sông Cầu, Phú Yên, phắa Bắc giáp thị xã An Nhơn và huyện Tây Sơn, phắa Đông giáp thành phố Quy Nhơn, Đông Bắc giáp huyện Tuy Phƣớc, phắa Tây giáp huyện Kông Chro, Gia Lai. Vân Canh cách không xa Quốc lộ 1A, gần ga Diêu Trì. Từ Vân Canh, xuống Cảng Quy Nhơn, hoặc ngƣợc lên đƣờng 19, đến vùng đất Tây Nguyên đều rất thuận tiện. Đặc biệt, tỉnh lộ ĐT 638 từ thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phƣớc lên Vân Canh có thể đi thẳng tới tỉnh Phú Yên. Hàng hóa từ Vân Canh ra Bắc, vào Nam, hay ngƣợc lên Tây Nguyên đều thuận lợi và ngƣợc lại.

Huyện Vân Canh Có 3 dân tộc cùng chung sống là dân tộc Chăm, dân tộc Kinh và dân tộc Ba Na. Dân tộc Chăm tập trung chủ yếu ở xã Canh Hoà, dân tộc Ba Na tập trung ở các xã Canh Thuận, Canh Liên, Canh Hiệp với dân số chiếm trên 40% so với tổng dân số. Ngƣời Chăm (Chăm Hroi) ở Vân Canh có quan hệ mật thiết và có quá trình phát triển vừa chung vừa riêng rất đáng đƣợc chú ƣ trong cộng đồng ngƣời Chăm trong cả nƣớc. Ngƣời Chăm ở Vân Canh sống xen cƣ với ngƣời Ba Na và ngƣời Kinh, họ có khá nhiều tên gọi khác nhau nhƣ Chăm Hroi, Chăm Đắc Rây, Hroi, Aroi, Chăm Đèo, Chăm

Hơđang, ... Có thể gốc gác ngƣời Chăm ở Vân Canh vốn là ngƣời Chăm cổ. Những ngƣời Chăm cổ này sau sự kiện thất bại của Vƣơng quốc Chiêm Thành ở thành Đồ Bàn đã chạy dạt lên đây rồi tụ cƣ lại. Trong quá trình sinh sống do tách biệt cộng đồng ban đầu, do ảnh hƣởng của ngƣời Ba Na sống trƣớc đó nên trong văn hoá của bộ phận Chăm miền núi này dần xuất hiện những yếu tố văn hoá mới. Cũng có thể ngƣời Chăm này vốn là nhóm ngƣời địa phƣơng của ngƣời Chăm cổ có mặt ở Vân Canh trƣớc đó. Trong quá trình phát triển đã mang yếu tố văn hoá của nguồn cội, đồng thời mang yếu tố văn hoá khác do môi trƣờng sống tạo nên.

2.1.2. Khái quát tình hình giáo dục mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

2.1.2.1 Khái quát chung về giáo dục mầm non huyện Vân Canh

Kết thúc năm học 2019-2020, tỷ lệ hoàn thành chƣơng trình bậc tiểu học đạt 100%; tốt nghiệp THCS 100%. Đến tháng cuối năm 2020, toàn huyện có 8/19 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 01/7 trƣờng mầm non, có 5/7 trƣờng tiểu học và 2/5 trƣờng THCS, so với năm 2019, số trƣờng chuẩn quốc gia giảm 5 trƣờng do sáp nhập trƣờng theo quy định. Công tác khuyến học, khuyến tài, xã hội hóa giáo dục đƣợc quan tâm; các trung tâm học tập cộng đồng từng bƣớc đƣợc củng cố. Công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo triển khai có hiệu quả, chất lƣợng đội ngũ giáo viên ngày đƣợc nâng cao trình độ, các điều kiện phục vụ cho việc dạy và học đƣợc tăng cƣờng, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trƣờng tiếp tục ổn định. Đến nay, huyện Vân Canh có 7/7 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục mầm non theo nhóm tuổi, chống mù chữ, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

2.1.2.2 Quy mô, cơ cấu các trường mầm non huyện Vân Canh

Trong những năm qua, huyện Vân Canh đã tập trung đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất theo hƣớng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa. Thực hiện

chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục, các trƣờng mầm non đã vận động nhiều tổ chức, cá nhân đóng góp sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ. Tiếp tục huy động trẻ trong độ tuổi đi học, duy trì ổn định tỷ lệ trẻ mẫu giáo đến trƣờng, giảm huy động trẻ độ tuổi nhà trẻ. Đồng thời khuyến khắch các trƣờng mầm non tƣ thục mở ra, nhằm giảm áp lực về số lƣợng trẻ cho các trƣờng mầm non công lập.

Bảng 2.1: Thống kê số lƣợng trƣờng lớp mầm non huyện Vân Canh

Năm học Số phòng học Phòng chức năng Số trẻ mầm non Số trẻ ngƣời dân tộc chuẩn bị học tiếng Việt 2018 - 2019 58 3 1680 843 2019 - 2020 57 3 1675 864 2020 -2021 57 3 1621 810

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Vân Canh)

Về xây dựng đội ngũ giáo viên: Hàng năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo đều chỉ đạo các nhà trƣờng xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng giáo viên, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Phòng Giáo dục và Đào tạo còn cử cán bộ, giáo viên các trƣờng điểm tham dự đầy đủ các buổi tập huấn, kiến tập, bồi dƣỡng chuyên môn do Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Hiện nay, 90% giáo viên trên địa bàn huyện đạt chuẩn và trên chuẩn. Số lƣợng và chất lƣợng cán bộ, giáo viên mầm non đƣợc thể hiện nhƣ Bảng 2.2.

Bảng 2.2: Thống kê tình hình đội ngũ gi o viên mầm non huyện Vân Canh

Năm học Tổng số CBQL, GV Số lƣợng CBQL Số lƣợng GV Trình độ chuyên môn TC ĐH 2018-2019 104 17 87 13 7 84 2019-2020 103 15 88 14 7 82 2020-2021 106 15 91 10 6 90

2.1.2.3 Chất lượng giáo dục mầm non

Cùng với việc phát triển về quy mô trƣờng, lớp mầm non, đầu tƣ cơ sở vật chất, kinh phắ và các điều kiện đảm bảo thực hiện tốt chƣơng trình giáo dục mầm non nói chung thì trong những năm gần đây, với định hƣớng của Bộ GD&ĐT, dƣới sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện Vân Canh đã quan tâm, chỉ đạo có chất lƣợng việc thực hiện chƣơng trình giáo dục mầm non và quan tâm tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nói riêng.

Chất lƣợng giáo dục ngày càng đƣợc nâng cao so với những năm trƣớc, các trƣờng mầm non đã có nhiều nội dung tắch cực để chăm sóc, nuôi dƣỡng và giáo dục trẻ. Các hoạt động học tập, vui chơi đƣợc tổ chức quy mô, sôi nổi, góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển thể chất cho trẻ. các trƣờng thực hiện nghiêm túc các hoạt động dạy trẻ theo hƣớng tắch hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ, xây dựng môi trƣờng sƣ phạm an toàn, thân thiện, kắch thắch trẻ tắch cực hoạt động. Chất lƣợng giáo dục cũng đạt đƣợc những kết quả tốt, nhìn chung trẻ khoẻ mạnh, phát triển hài hoà, cân đối, có nề nếp trong các hoạt động, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, tuy nhiên số lƣợng trẻ đạt yêu cầu có xu hƣớng tăng dần. Chất lƣợng giáo dục mầm non huyện Vân Canh qua 3 năm học đều đạt yêu cầu trở lên và đa số đạt mức tốt và đƣợc thể hiện nhƣ Bảng 2.3.

Bảng 2.3: Thống kê chất lƣợng gi o dục mầm non huyện Vân Canh

Năm học Tổng số trẻ Chất lƣợng gi o dục

Tốt Khá Đạt yêu cầu

2018-2019 1680 1196 375 109

2019-2020 1675 1251 320 104

2020 -2021 1621 1199 267 155

Số liệu Bảng 2.3 cho thấy chất lƣợng giáo dục trẻ mầm non qua 3 năm học đều đạt yêu cầu trở lên và đa số đạt mức tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 6 tuổi ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)