Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế phối hợp giữa nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 6 tuổi ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 101)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế phối hợp giữa nhà

trường, gia đình trong hoạt động phát triển ngôn ngữ

a) Mục tiêu của biện pháp

Tạo sự đồng bộ trong cách nhìn cũng nhƣ dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tạo đƣợc sự thống nhất giữa nhà trƣờng và cha mẹ trẻ về nội dung, phƣơng pháp, cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ; Giúp Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch công tác phối hợp với cha mẹ trẻ; Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tiếp cận một số nội dung và hình thức phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình trong công tác tuyên truyền.

b) Nội dung và cách thực hiện biện pháp * Đối với cán bộ quản lý

Để thực hiện đƣợc các nội dung phối kết hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và các tổ chức đoàn thể xã hội tại địa phƣơng nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ Hiệu trƣởng cần có một cơ chế quản lý và chỉ đạo phù hợp, trong đó cần xây dựng đƣợc những quy định về trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên tham gia; xác định đƣợc nội dung phối hợp, hình thức phối hợp, ai chịu trách nhiệm quản lý, điều hành? Ai phối hợp hoạt động? Những việc phải làm theo quy trình, .... để xây dựng tốt mối quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên, nhà trƣờng, gia đình và các cộng đồng trong việc tham gia thực hiện giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ và đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Ngay từ đầu năm học, Hiệu trƣởng tiến hành tổ chức họp phụ huynh và thành lập Ban đại diện cha mẹ trẻ. Ban đại diện cha mẹ trẻ sẽ xây dựng kế hoạch hoạt động, phối hợp cùng nhà trƣờng thực hiện công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 3 - 6 tuổi. Ban đại diện sẽ phối hợp chặt chẽ với nhà trƣờng trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học và theo dõi, đôn đốc các bậc cha mẹ trẻ thực hiện nghị quyết, đồng thời phối hợp cùng nhà trƣờng tham gia

công tác tuyên truyền những nội dung liên quan đến công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch họp phụ huynh một năm hai lần. Trong cuộc họp phụ huynh Ban Giám hiệu tuyên truyền cho phụ huynh thấy đƣợc tác dụng của hoạt động phối kết hợp giữa nhà trƣờng và phụ huynh trong công tác dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ban Giám hiệu cũng nêu rõ kế hoạch thực hiện, cách thức thực hiện, biện pháp thực hiện hoạt động phối hợp giữa Nhà trƣờng và cha mẹ trẻ.

Chỉ đạo, hƣớng dẫn giáo viên tuyên truyền qua các giờ đón, trả trẻ hàng ngày. Đây là một cơ hội tuyên truyền không tốn nhiều thời gian nhƣng hiệu quả lại cao. Giáo viên tranh thủ trao đổi với cha mẹ trẻ về chƣơng trình, nội dung giáo dục trong ngày, trong tuần, vận động cha mẹ trẻ hỗ trợ, ủng hộ các nguyên vật liệu, tài chắnh phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ. Các các bậc cha mẹ sẽ nhiệt tình ủng hộ và còn có thể giúp giáo viên làm đồ dùng đồ chơi theo các chủ đề, theo các bài thơ, câu chuyện để dạy trẻ.

Hiệu trƣởng trƣờng mầm non cần tham mƣu với lãnh đạo địa phƣơng chỉ đạo xây dựng mạng lƣới tuyên truyền viên bao gồm giáo viên mầm non, cán bộ y tế, cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ, thôn trƣởng, tổ trƣởng tổ dân phố, ... cùng đến tận các gia đình để tuyên truyền, hƣớng dẫn. Những tuyên truyền viên cần nắm chắc tri thức khoa học về chăm sóc nuôi dạy trẻ, các hình thức, phƣơng pháp, biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ và biết linh hoạt áp dụng các tri thức khoa học đó phù hợp với hoàn cảnh của từng gia đình, từng địa phƣơng và cần có khả năng giao tiếp khéo để nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Khai thác các điều kiện và sự ủng hộ của cha mẹ trẻ thông qua các buổi tuyên truyền.

* Đối với giáo viên

và nhà trƣờng. Chắnh vì vậy, việc kết hợp giữa gia đình và nhà trƣờng là một biện pháp không thể thiếu. Để tạo sự tin tƣởng và thu hút sự tham gia của cha mẹ trẻ vào các hoạt động giáo dục trẻ. Giáo viên phải thƣờng xuyên lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh, tƣ vấn và tuyên truyền các biện pháp về nhà dạy trẻ nhƣ thế nào để phối hợp với giáo viên phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Trong buổi họp phụ huynh đầu năm học:

+ GV tìm hiểu khả năng giao tiếp của từng trẻ khi ở nhà thông qua phụ huynh: Vốn từ, mức độ phát âm chuẩn xác hay không, trẻ hay mắc lỗi phát âm gì, hay nói ngọng từ nào, trẻ hay trò chuyện hay nhút nhát, ắt nói.

+ Tìm hiểu về tâm sinh lý, sức khỏe của từng trẻ, tìm hiểu sự phát triển của các cơ quan tạo nên âm, tiếng nhƣ lƣỡi, môi... thông qua cha mẹ trẻ

- Hàng tháng:

+ GV treo trên bảng tuyên truyền của lớp bài thơ, bài hát, câu chuyện để cha mẹ trẻ biết cùng phối hợp phát triển ngôn ngữ cho con khi ở nhà.

+GV trao đổi với cha mẹ trẻ những cuốn sách hay, nội dung sách, tranh, ảnh phù hợp với độ tuổi nhà trẻ để cha mẹ trẻ tìm mua cho con xem thêm ở nhà. Bên cạnh đó GV cũng chia sẻ những phƣơng pháp tắch cực nhất giúp cha mẹ trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Hàng tuần: GV cũng thƣờng xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ về tình hình của trẻ ở lớp, khả năng nói của trẻ ở lớp nhƣ thế nào, trẻ có gì cần quan tâm đặc biệt, trẻ có ƣu điểm gì cần đƣợc khắch lệ, động viên, trẻ có hạn chế gì cần chú ý sửa chữa và rèn luyện.

GV thông báo bảng tổng hợp kết quả đánh giá trẻ cuối mỗi chủ đề giáo dục để cha mẹ trẻ nắm đƣợc sự phát triển của trẻ, kết hợp với GV có kế hoạch bồi dƣỡng thêm cho trẻ những chỉ số trẻ chƣa đạt tại nhà, giúp cha mẹ trẻ thấy đƣợc sự tiến bộ hơn của con mình trong suốt cả quá trình thực hiện hoạt động

phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 6 tuổi tại trƣờng mầm non, thấy đƣợc tầm quan trọng của sự phát triển ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ.

c) Điều kiện thực hiện

Giáo viên phải cùng nhà trƣờng tắch cực tham gia tuyên truyền, vận động, giải thắch để cha mẹ trẻ và các lực lƣợng xã hội thấy đƣợc tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ của trẻ trong chƣơng trình giáo dục mầm non từ đó, mới thu hút đƣợc sự quan tâm, đóng góp của cha mẹ trẻ vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ

3.2.6. Tăng cường đầu tư, đảm bảo nguồn lực tài chắnh, nhân sự và cơ sở vật chất - kỹ thuật hỗ trợ hoạt động phát triển ngôn ngữ

a) Mục tiêu của biện pháp

Việc xây dựng cơ sở vật chất (CSVC) ở trƣờng mầm non có một vai trò, vị trắ quan trọng, nó là nền tảng, là cơ sở vững chắc để các cháu đến trƣờng học tập và vui chơi một cách tốt nhất. Trẻ đƣợc học trong môi trƣờng đầy đủ CSVC sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: Thể chất, ngôn ngữ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Do đó, việc tăng cƣờng đầu tƣ, đảm bảo nguồn lực tài chắnh, nhân sự và cơ sở vật chất kỹ thuật hỗ trợ hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở trƣờng mầm non là một yêu cầu cấp thiết.

b) Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Chúng ta biết rằng ngƣời học là chủ thể trong quá trình lĩnh hội tri thức, kỹ nãng. Để tiến hành thực hiện đƣợc điều đó đòi hỏi giáo viên phải chú trọng phát huy tắnh tắch cực hoạt động học của trẻ. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là trẻ phải đƣợc tiếp cận nhiều với các đồ dùng trực quan, trang thiết bị giáo dục dạy học trên lớp. Để trẻ đƣợc quan sát, tìm tòi, phát hiện, nhận xét, đánh giá qua hƣớng dẫn giảng dạy khai thác trong tiết dạy của giáo viên, qua đó trẻ tự khai thác, khám phá và chiếm lĩnh kiến thức. Do đó, cơ sở vật chất nhà trƣờng là các phòng học, bàn ghế, trang thiết bị dạy học. Đó là các yếu tố quan trọng để

các nhà trƣờng có thể tiến hành các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi. Cơ sở vật chất nhà trƣờng đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ đồng bộ là cơ sở quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lƣợng của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở trƣờng mầm non. Để làm tốt công tác này thì Hiệu trƣởng các trƣờng mầm non phải thực hiện những yêu cầu sau:

- Hiệu trƣởng nhà trƣờng làm tốt công tác tham mƣu với lãnh đạo các cấp về vai trò quan trọng của CSVC và đồ dùng trong giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo phù hợp với tình hình phát triển ngày nay trong việc đổi mới căn bản toàn diện. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục từ việc vận động, thỏa thuận và có sự thống nhất cao của cha mẹ trẻ, chắnh quyền địa phƣơng cũng nhƣ các tổ chức, cá nhân sẵn lòng hỗ trợ cho nhà trƣờng cả về vật chất và tinh thần trong quá trình giáo dục trẻ.

- Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch về nhu cầu CSVC và đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động giáo dục ngôn ngữ trong năm học, xác định những CSVC và đồ dùng dạy học nào vƣợt khỏi khả năng tài chắnh của trƣờng và cần sự hỗ trợ kinh phắ cấp trên. Hiệu trƣởng tranh thủ sự quan tâm của lãnh đạo tham mƣu xây dựng CSVC và đồ dùng dạy học vào các cuộc họp lãnh đạo đầu năm học cũng nhƣ những cuộc họp của Phòng giáo dục, trình bày những khó khăn cần đƣợc lãnh đạo quan tâm đầu tƣ.

- Hiệu trƣởng tăng cƣờng đầu tƣ kinh phắ mua sắm thêm từ nhiều nguồn (Ngân sách Nhà nƣớc, ngân sách ngành giáo dục, nguồn huy động đóng góp từ hội cha mẹ trẻ Ầ). Khi mua sắm chú ý kiểm tra xem kinh phắ có đủ để mua không, trang thiết bị đồ dùng dạy học đó có thật sự cần thiết và có phù hợp với tình của trƣờng không, có phù hợp với trình độ GV không. Hiệu trƣởng là ngƣời chủ trì phải lắng nghe ý kiến đóng góp của cha mẹ trẻ và đại diện các ban ngành tham dự, đi đến thống nhất, đặc biệt đƣa ra những biện pháp và các giải pháp về đầu tƣ xây dựng CSVC cho nhà trƣờng.

- Đối với các trƣờng có phòng chức năng cần bố trắ thêm đồ dùng dạy học và phân công ngƣời phụ trách giám sát việc sử dụng đồ dùng trong phòng đảm bảo không bị mất hƣ hao và biết sử dụng đồ dùng trong quá trình dạy trẻ, cần cho giáo viên ký tên trong việc nhận phòng và khi trả phòng ngƣời phụ trách sẽ kiểm tra và đảm bảo đồ dùng nhƣ lúc đầu, GV sẽ chịu trách nhiệm khi để trẻ làm hƣ đồ dùng.

- Xây dựng kế hoạch GV tự làm thêm đồ dùng phục vụ cho hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Muốn thu hút trẻ vào hoạt động GV cần linh hoạt sử dụng nhiều đồ dùng, đối với đồ dùng do cấp trên cấp vẫn chƣa đáp ứng đủ với sự tò mò của trẻ vì thế nhà trƣờng cần xây dựng và phát động phong trào làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động giáo dục ngôn ngữ của lớp, phong trào làm đồ dùng đƣợc thống nhất tắnh điểm ở cuối tháng đối với từng cá nhân.

- Hiệu trƣởng yêu cầu làm tốt các khâu quản lý trang thiết bị đồ dùng dạy học, có sổ sách thống kê hàng năm, có sổ sách cho mƣợn và thu về hàng ngày. Đánh giá đƣợc tiến bộ thực hiện trang thiết bị dạy học trong quá trình tổ chức dạy và học. Trên cơ sở đó có kế hoạch loại bỏ đồ dùng hỏng, mua thêm đồ dùng mới, tu bổ, bảo dƣỡng để phục vụ thƣờng xuyên và lâu dài.

Bên cạnh nguồn lực tài chắnh, cơ sở vật chất thì Hiệu trƣởng cũng phải đầu tƣ về nguồn lực con ngƣời. Bồi dƣỡng giáo viên về công nghệ thông tin, các sử dụng các trang thiết bị đồ dùng dạy học hiện đại để họ có thể tổ chức tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Tổ chức các tiết dạy chuyên đề về hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi có ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học, để mỗi giáo viên học tập rút kinh nghiệm làm theo. Có chế độ khen thƣởng với cá nhân sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong dạy học.

tập, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong và ngoài trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục cho trẻ. Cán bộ, giáo viên trong nhà trƣờng chủ động, tự giác tắch cực trong học tập, sử dụng và làm các thiết bị dạy học phù hợp với điều kiện của nhà trƣờng của mỗi giáo viên. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên. Hình thành mạng lƣới đội ngũ cán bộ cốt cán tin cậy, giáo viên nòng cốt, mũi nhọn có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đặc biệt là giáo viên trẻ, nhiệt tình, có năng lực để đẩy mạnh phong trào bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên. Tiến hành rà soát, phân loại giáo viên theo trình độ và theo tay nghề. Tổ chức cho cán bộ giáo viên đăng ký kế hoạch tự bồi dƣỡng; kiểm tra công nhận kết quả tự bồi dƣỡng; tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tham gia học nâng chuẩn, dự các lớp bồi dƣỡng chuyên môn, chuyên đề do Sở giáo dục đào tạo, Phòng giáo dục đào tạo tổ chức. Kiểm tra, đánh giá chất lƣợng học tập, bồi dƣỡng của giáo viên kết hợp với động viên, khắch lệ giáo viên tham gia học tập, tạo các điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong thời gian học tập. Đƣa công tác bồi dƣỡng về ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình quản lý, dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả điều hành, nâng cao chất lƣợng giáo dục trẻ.

c) Điều kiện thực hiện

- Hiệu trƣởng các nhà trƣờng có kế hoạch xây dựng, tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục ngay từ đầu năm học và phải đƣợc sự đồng thuận từ hội đồng nhà trƣờng, Hội cha mẹ trẻ và chắnh quyền địa phƣơng.

- Hiệu trƣởng cần làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục từ việc vận động, thỏa thuận và có sự thống nhất cao của cha mẹ trẻ, chắnh quyền địa phƣơng cũng nhƣ các tổ chức, cá nhân sẵn lòng hỗ trợ cho nhà trƣờng cả về vật chất và tinh thần trong quá trình giáo dục trẻ.

- Hàng năm dành một phần kinh phắ cho việc sửa chữa, mua sắm mới trang thiết bị dạy học.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Mỗi biện pháp đã đề xuất có vị trắ, vai trò, nhiệm vụ và cách thức tiến hành khác nhau. Các biện pháp có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình giáo dục trẻ. Thực hiện biện pháp này là điều kiện cho việc thực hiện tốt biện pháp kia. Việc thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp giúp Hiệu trƣởng trƣờng mầm non hoàn thành chức trách nhiệm vụ quản lý đã đặt ra. Trong sáu biện pháp đƣợc đề xuất, chúng tôi quan tâm đến biện pháp 1, 3 và 4, đó là ỘTổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho giáo viên về việc tổ chức một cách có hệ thống các hoạt động phát triển ngôn ngữỢ, ỘChỉ đạo xây dựng và thực hiện chƣơng trình chuyên biệt về hoạt động phát triển ngôn ngữỢ, ỘĐổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ theo hƣớng dựa vào chuẩn phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 6 tuổi ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 101)