Thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 6 tuổi ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 78)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.5 Thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động phát

triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non

Thực hiện tốt chức năng kiểm tra, đánh giá giúp CBQL các nhà trƣờng đánh giá đúng chất lƣợng hoạt động, có tác dụng thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của đối tƣợng quản lý và điều chỉnh ngay cả tác động quản lý của chủ

thể. Kết quả công tác kiểm tra đánh giá mức độ kiểm tra hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Vân Canh đƣợc ghi nhận ở Bảng 2.17.

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.17 cho thấy cán bộ, giáo viên các nhà trƣờng đều xác nhận CBQL đã thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở mức độ ỘRất thƣờng xuyênỢ đạt ĐTB=4,65, mức độ thực hiện cũng ở mức ỘTốtỢ với ĐTB=4,77. Việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo là nhằm giúp nhà quản lý đánh giá đƣợc chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động phát triển ngôn ngữ từ đó có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung sát thực và phù hợp với trình độ giảng dạy của giáo viên và khả năng tiếp thu của trẻ nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách hiệu quả nhất song trên thực tế việc quản lý, kiểm tra, đánh giá thƣờng tập trung vào hoạt động học có chủ đắch mà chƣa đánh giá nhiều đến các hoạt động khác diễn ra trong ngày nhƣ vui chơi và hoạt động tại góc, vui chơi ngoài trời, ăn, ngủ... điều đó dẫn đến tình trạng mức độ thực hiện có sự chênh lệch không đồng đều, thống nhất.

Tuy nhiên trong thực tế, do việc xây dựng kế hoạch kiểm tra công việc còn chồng chéo, số lƣợng công việc trong nhà trƣờng giải quyết rất nhiều, nên một bộ phận công việc hậu kiểm tra, giám sát công tác điều chỉnh sau kiểm tra chƣa đƣợc thực hiện triệt để.

Bảng 2.17: Thực trạng quản lý kiểm tra, đ nh gi hoạt động ph t triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi

Stt Nội dung Mức độ Kết quả Rất TX TX Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ ĐTB Tốt Khá Trung bình Yếu Kém ĐTB 1

Kiểm tra giáo án và hồ sơ cá nhân của giáo viên

Stt Nội dung Mức độ Kết quả Rất TX TX Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ ĐTB Tốt Khá Trung bình Yếu Kém ĐTB 2

Kiểm tra thực hiện chƣơng trình hoạt động ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo

76 27 3 0 0 4,69 78 27 1 0 0 4,73

3

Kiểm tra dựa vào các tiêu chuẩn các chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra trƣớc đó.

75 25 6 0 0 4,65 73 26 7 0 0 4,62

4

Kiểm tra đột xuất, kiểm tra thƣờng xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra kết quả công việc.

80 23 3 0 0 4,73 85 19 2 0 0 4,78 5 Đánh giá và xếp loại đối tƣợng đƣợc kiểm tra một cách chắnh xác. 68 32 6 0 0 4,58 90 16 0 0 0 4,85 6 Lập kế hoạch và có biện pháp khắc phục sai lệch trong quá trình kiểm tra 70 31 5 0 0 4,61 80 23 3 0 0 4,73 7 Đánh giá kết quả đạt đƣợc sau hoạt động 72 32 2 0 0 4,66 95 11 0 0 0 4,9 8 ĐTB 4,65 4.77

Đây là một trong những nội dung làm giảm hiệu lực của công tác quản lý, cần đƣợc Hiệu trƣờng nhà trƣờng quan tâm chỉ đạo kịp thời. Điều này cũng dẫn đến một thực trạng khác, đó chắnh là việc tận dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để thúc đẩy sự thay đổi của tổ chức, sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của đội ngũ chƣa đƣợc thực hiện tốt ở các trƣờng.

2.5. Đ nh gi chung

2.5.1. Ưu điểm

Nhìn chung đa số CBQL, GV các trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác tổ chức, quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non đối với sự phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, kỹ năng, tình cảm xã hội, thẩm mỹ cho trẻ.

Qua khảo sát ta thấy rằng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định đƣợc tổ chức với nội dung phong phú, đa dạng.

Về thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo: Nhìn chung CBQL, GV các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định đã quan tâm đến công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhƣ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi.

Hằng năm, các trƣờng đã có xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch đến tập thể, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt các trƣờng luôn quan tâm đến công tác tăng cƣờng bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên dạy trẻ mẫu giáo, xây dựng và tổ chức nhiều chuyên đề về giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Phát động phong trào thi đua làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ trong trƣờng. Nhà trƣờng luôn tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ, học tập kinh nghiệm đồng nghiệp qua việc dự giờ, thao giảng, hội giảng, ẦGiáo viên đƣợc học tập cái mới qua các buổi tập huấn chuyên môn của Sở, Phòng, trƣờng.

Đội ngũ giáo viên trẻ năng nổ, nhiệt tình ham học hỏi không ngừng nổ lực và kết quả cho thấy những năm gần đây tỷ lệ giáo viên giỏi cấp thị xã cấp tỉnh tăng lên, thành tắch khen thƣởng cũng vƣợt hơn những năm trƣớc nhƣ

bằng khen tỉnh, chiến sĩ thi đua tỉnh, ...

Chƣơng trình giảng dạy lồng ghép nhiều chuyên đề phù hợp nhƣ chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm giúp giáo viên hƣớng dẫn trẻ theo hƣớng trẻ là chắnh vì thế trẻ luôn là ngƣời đƣợc nói và phải nói đây cũng là cách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.

2.5.2. Hạn chế

Một số CBQL, GV chƣa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ và quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non. Do vậy, nhà quản lý cần bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý, năng lực giảng dạy của CBQL, GV.

CBQL, GV tuy có quan tâm đến hoạt động phát triển ngôn ngữ nhƣng còn coi nhẹ mục tiêu của hoạt động do vậy việc thực hiện các mục tiêu chƣa thƣờng xuyên, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra. Việc thực hiện các nội dung nghe, nói, làm quen với việc đọc và viết chƣa đồng đều, nhiều hoạt động đƣợc tổ chức mang tắnh hình thức, chƣa quan tâm nhiều đến khả năng khác nhau của từng trẻ, hình thức chýa linh hoạt, sáng tạo do vậy hiệu quả hoạt động chýa cao, đòi hỏi đội ngũ CBQL, GV cần đổi mới phƣơng pháp, hình thức dạy học. Khả năng ứng dụng CNTT và sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học hiện đại phục vụ cho công tác phát triển ngôn ngữ còn hạn chế.

Chƣa xây dựng đƣợc một chƣơng trình dạy học chuyên biệt về phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Bỡi mỗi trẻ dù bằng tuổi nhƣng mức độ phát triển ngôn ngữ của mỗi trẻ khác nhau. Việc giáo viên và nhà quản lý nắm đƣợc đặc điểm của từng trẻ để xây dựng đƣợc bài học phù hợp với đặc điểm nhận thức của từng trẻ có vai trò vô cùng quan trọng. Việc dạy và học vẫn theo xu hƣớng theo số đông. Đối với những trẻ ngôn ngữ chƣa đƣợc tốt hoặc chƣa đạt so với độ tuổi khó có cơ hội để bật lên tốt.

Kinh phắ trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học còn hạn hẹp. Bên cạnh đó công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trƣờng chƣa cao, chƣa huy động đƣợc các nguồn lực từ xã hội và phu huynh do vậy môi trƣờng giáo dục cho trẻ chƣa có sự nổi bật.

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân cơ bản trƣớc tiên phải kể đến con ngƣời, đội ngũ CBQL chƣa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về trách nhiệm quản lý của mình, chƣa nhận thức hết tầm quan trọng của quản lý, còn hạn chế trong công tác tiếp nhận, nghiên cứu và thực hiện văn bản chỉ đạo của các cấp do vậy việc chỉ đạo, triển khai của một số bộ phận CBQL cấp Phòng GD&ĐT, trƣờng mầm non chƣa phát huy hết khả năng của đội ngũ cán bộ, giáo viên cấp dƣới.

Một số giáo viên còn ngại khó, ngại đổi mới và chƣa linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động, chậm đổi mới phƣơng pháp nên chƣa lôi cuốn trẻ hoạt động. Đặc biệt, trong việc làm đồ dùng phục vụ cho các hoạt động ắt đƣợc quan tâm.

Công tác phối hợp giữa nhà trƣờng và phụ huynh chƣa đƣợc thƣờng xuyên, phụ huynh thiếu sự quan tâm đến con em mình luôn xem việc dạy trẻ là của nhà trƣờng, một số trẻ ắt đƣợc phụ huynh quan tâm thăm hỏi về vấn đề học tập ở trƣờng và không thƣờng xuyên theo dõi chƣơng trình học của trẻ ở lớp, thiếu sự chia sẽ những khó khãn mà phụ huynh gặp phải khi trò chuyện trao đổi với trẻ. Sự phối hợp thiếu thƣờng xuyên của mối quan hệ này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, song do cả hai phắa giáo viên và phụ huynh, phần lớn phụ huynh chỉ gặp gỡ giáo viên trong giờ đón trả trẻ và họp phụ huynh, vì công việc nên thời gian trao đổi về tình hình của trẻ còn rất hạn chế. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới việc quản lắ giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Công tác phối hợp giữa nhà trƣờng và các ban ngành đoàn thể chƣa đƣợc phát huy cao.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Khảo sát thực trạng hoạt động dạy học phát triển ngôn ngữ và quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi tại Trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định những năm gần đây cho thấy: Cán bộ quản lý nhà trƣờng và giáo viên đã có nhiều cố gắng trong công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi. Cán bộ quản lý nhà trƣờng cũng đã tìm nhiều hình thức khác nhau để có thể quản lý tốt hơn công tác quản lý hoạt động dạy trẻ phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan và chủ quan việc thực hiện hoạt động dạy học phát triển ngôn ngữ tại trƣờng mầm non vẫn còn có những bất cập, chƣa đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục, nâng cao chất lƣợng dạy và học.

Chƣơng 2 đã đánh giá về những ƣu điểm, hạn chế của thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 3-6 tuổi tại các trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, đồng thời chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về phắa quản lý. Từ đó, đòi hỏi đội ngũ CBQLcần tìm ra những biện pháp mang tắnh đồng bộ, khoa học, nhằm khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động phát triển ngôn ngữ trẻ 3-6 tuổi. Nội dung này sẽ đƣợc tập trung làm rõ trong Chƣơng 3 của luận văn.

CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 3-6 TUỔI Ở CÁC

TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN VÂN CANH, TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tắnh mục tiêu

Đảm bảo mục tiêu của hoạt động phát triển ngôn ngữ là giúp trẻ có khả năng nghe, hiểu lời nói, biểu đạt và diễn đạt bằng lời nói một cách rõ ràng, mạch lạc và có một số kỹ năng ban đầu về đọc, viết chuẩn bị hành trang cho trẻ bƣớc vào lớp 1. Các nguyên tắc xây dựng các biện pháp này dựa vào 2 tiêu chuẩn, đó là:

Căn cứ vào mục tiêu chung của giáo dục mầm non trong chiến lƣợc phát triển giáo dục đƣợc Thủ tƣớng Chắnh phủ ký quyết định số 201/2001/QĐ - TTg phê duyệt: Nâng cao chất lƣợng chăm sóc giáo dục trẻ trƣớc 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trắ tuệ, thẩm mỹ; Mở rộng hệ thống nhà trẻ và trƣờng lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cƣ, đặc biệt ở nông thôn và những vùng khó khăn; Tăng cƣờng các hoạt động phổ biến kiến thức và tƣ vấn nuôi dạy trẻ cho các gia đình.

Căn cứ Quyết định 1677/QĐ-TTg ngày 02/12/2018 của Thủ tƣớng Chắnh phủ về đề án phát phát triển giáo dục mầm non đến năm 2025. Nhà nƣớc tiếp tục đầu tƣ phát triển giáo dục mầm non, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá sự nghiệp giáo dục mầm non.

Quán triệt nguyên tắc này là việc xây dựng, đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi nói riêng tránh những tác động chệch hƣớng

trong thực hiện những biện pháp quản lý hoạt phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tắnh thực tiễn

Các biện pháp quản lý đƣa ra phải xuất phát từ thực tiễn của nhà trƣờng nhƣ chƣơng trình giáo dục, đội ngũ cán bộ, giáo viên, các điều kiện về cơ sở vật chất, trẻ,... trong bối cảnh thực tế của địa phƣơng, tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Bộ GD&ĐT. Trên cơ sở phân tắch những ƣu điểm, nhƣợc điểm của công tác tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ trong các trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định để đƣa ra những biện pháp quản lý nhằm phát huy những ƣu điểm, khắc phục những nhƣợc điểm để đem lại hiệu quả tối ƣu nhất.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tắnh hệ thống

Các biện pháp đƣợc đƣa ra phải dựa trên cơ sở những nghiên cứu lý luận chung về quản lý giáo dục, dựa trên sự phân tắch, đánh giá tắnh hiệu quả của những biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ đã đƣợc sử dụng nhằm chắt lọc và kế thừa những điểm mạnh để từ đó xây dựng, phát triển, hoàn thiện chúng trong điều kiện hiện nay.

Các biện pháp đƣợc đề xuất phải đảm bảo tác động để nâng cao ngôn ngữ đến tổ chức các tác động phát triển năng lực tổ chức hoạt động dạy học cho trẻ của giáo viên; đổi mới các phƣơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động hoạt động phát triển ngôn ngữ đến công tác đánh giá, đảm bảo các điều kiện môi trƣờng để thúc đẩy, nâng cao chất lƣợng tổ chức hoạt động hoạt động phát triển ngôn ngữ, chất lƣợng giáo dục trẻ mẫu giáo.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tắnh khả thi

Tắnh khả thi là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá đƣợc hiệu quả của một biện pháp quản lý đƣợc đƣa ra, để đảm bảo tắnh khả thi đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng của chủ thể quản lý, giúp cho việc áp dụng các biện pháp vào thực tiễn một cách thuận lợi, có hiệu quả thiết thực. Các biện

pháp đề xuất cần phát huy đýợc các ýu điểm sẵn có, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở các trƣờng mầm non.

Tắnh khả thi yêu cầu các biện pháp quản lý phải đƣợc xây dựng theo quy trình khoa học, đảm bảo chắnh xác, phù hợp đối tƣợng, điều kiện. Chú trọng đến các yêu cầu thống nhất trong quản lý giáo dục. Đảm bảo tốt cho việc xây dựng môi trƣờng vật chất và môi trƣờng tâm lý để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở trƣờng mầm non.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-6 tuổi ở c c trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 6 tuổi ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 78)