9. Cấu trúc luận văn
1.4.4. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển ngôn ngữ
3 - 6 tuổi ở trường mầm non
Môi trƣờng vật chất bao gồm các điều kiện cơ sở vật chất của lớp học, phƣơng tiện thiết bị, đồ dùng dạy học... đƣợc sử dụng trong hoạt động giáo
dục nói chung, hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng. Đối với môi trƣờng giáo dục mỗi phƣơng tiện, đồ dùng dạy học đều cần có những điều kiện cơ bản, khi có nhiều những bộ đồ dùng theo các chức năng riêng sẽ giúp GV sử dụng hiệu quả và phù hợp với khả năng cũng nhƣ cách học của trẻ. Cơ sở vật chất cần đủ ánh sáng, không có tiếng ồn gây mất tập trung, không gian đủ rộng để bố trắ chỗ cho trẻ sao cho GV dễ quan sát và kịp thời hỗ trợ trong các hoạt động phát triển ngôn ngữ. Vì vậy, Hiệu trƣởng các trƣờng mầm non phải có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm phƣơng tiện hiện đại phục vụ hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trƣờng mầm non.
Đối với ngƣời giáo viên khi thực hiện lao động phải dựa vào cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật mới nâng cao đƣợc năng suất lao động, hiệu quả giáo dục. Trong quá trình sử dụng ngƣời giáo viên phải khai thác đầy đủ các chức năng sử dụng, đồng thời có kế hoạch bảo quản tốt làm gƣơng cho trẻ và để củng cố lòng tin với nhân dân và với các bậc phụ huynh. Để đạt đƣợc điều này thì Hiệu trƣởng phải có kế hoạch bồi dƣỡng, hƣớng dẫn sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiện đại cho đội ngũ giáo viên.
Bên cạnh việc sử dụng các đồ dùng đồ chơi có sẵn của nhà trƣờng, giáo viên có thể sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo, vắ dụ nhƣ dạy thơ ca và văn học: GV có thể tự vẽ tranh, làm con rối, làm xa bàn mô hình, .... để thu hút trẻ. Ngoài việc sáng tạo đồ dùng đồ chơi tự tạo, GV còn có thể sử dụng tranh ảnh, đồ vật thật để trẻ trải nghiệm, vắ dụ nhƣ dạy tiết nhận biết tập chủ đề các loài hoa, đề tài nhận biết tập nói hoa hồng, hoa cúc. Giáo viên có thể cho trẻ xem, quan sát hoa thật, cho trẻ ngửi, miêu tả màu sắc, cánh hoa, ... Đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động dạy học nói chung và dạy học phát triển ngôn ngữ nói riêng. Chắnh vì vậy, nhà quản lý cần có sự quan tâm sát sao đến việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng đồ chơi của GV vào hoạt động học phát triển ngôn ngữ lứa tuổi 3-6 tuổi. Nhà
quản lý có thể kiểm tra kế hoạch chuẩn bị đồ dùng đồ chơi của GV, cũng có thể kiểm tra đột xuất đồ dùng dạy học của 1 tiết nào đó. Mặt khác, cần có chắnh sách hỗ trợ cho việc sáng tạo đồ chơi, đồ dùng dạy học cho GV.
Có kế hoạch mua sắm, sửa chữa những trang thiết bị hƣ hỏng. Huy động các nguồn lực bên trong và bên ngoài nhà trƣờng phục vụ cho việc mua sắm sửa chữa trang thiết bị, CSVC của nhà trƣờng. Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục, chăm sóc nuôi dƣỡng ở trƣờng mầm non, không thể đảm bảo chất lƣợng giáo dục khi không có CSVC, trang thiết bị phù hợp. Xây dựng CSVC, trang thiết bị trƣờng mầm non là một kế hoạch lâu dài và luôn phát triển.
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào môi trƣờng trong gia đình hay nói cách khác gia đình là cái ỘnôiỢ phát triển ngôn ngữ của trẻ. Cha mẹ trẻ là ngƣời thầy đầu tiên để trẻ học và bắt chƣớc theo. Chắnh vì vậy, công tác phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình là không thể thiếu đƣợc. Hiệu trƣởng cần làm tốt công tác phối hợp với gia đình nhƣ:
- Thƣờng xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ, tuyên truyền cho cha mẹ trẻ về các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, luôn phải lắng nghe những ý kiến đóng góp tâm tƣ nguyện vọng của cha mẹ trẻ từ đó cha mẹ trẻ hiểu và thông cảm, vận động sự đóng góp từ cha mẹ trẻ Ầ để cùng tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ.
- Phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc thực hiện các chƣơng trình giáo dục, phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhƣ tổ chức ngày lễ, ngày hội và các sự kiện đặc biệt ở trƣờng mầm non nhƣ tổ chức các ngày hội ngày lễ ở trƣờngẦ Có sự tham gia của cha mẹ trẻ sẽ tạo nên đƣợc một mối quan hệ gần gũi cởi mở giữa hai bên và cả hai bên sẽ nhận đƣợc những đóng góp chân thành, những kinh nghiệm rất thiết thực và quý báu trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, giữa cô giáo và phụ huynh luôn có sự gần gũi, cởi mở khi trao đổi các hoạt động của con trên lớpẦ