Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 87 - 94)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa thể hiện ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1

78

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý

STT NỘI DUNG Tính cấp thiết Thứ bậc Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết SL % SL % SL % SL % 1

Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học

55 79 15 21 0 0 0 0 5

2 Xây dựng kế hoạch quản lý việc

ứng dụng CNTT vào dạy học 61 87 9 13 0 0 0 0 3 3

Chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên

62 89 8 11 0 0 0 0 2

4 Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học

64 91 6 9 0 0 0 0 1

5 Quan tâm hoạt động thi đua khen thưởng kích thích việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy

59 84 11 16 0 0 0 0 4

Biểu đồ 3.1 Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên đây, chúng ta có thể thấy 5 biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT trên địa thị xã Gia Nghĩa mà chúng tôi đề xuất đều được đánh giá là rất cấp thiết.

0 10 20 30 40 50 60 70 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết

79

Được đánh giá cao nhất là biện pháp 4: Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học với 91% đánh giá là rất cấp thiết và chỉ có 9% đánh giá cấp thiết. Không có ai đánh giá ít hoặc không cấp thiết. Ta có thể thấy việc trang bị CSVC phải được quan tâm và rất cấp thiết với việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

Thứ 2 về tính cấp thiết là biện pháp 3: Chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên với 89% đánh giá là rất cấp thiết, điều đó cho thấy đội ngũ CBQL, GV là rất quan trọng, là lực lượng nòng cốt, chủ yếu thực hiện các hoạt động ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nói chung và kỹ năng CNTT nói riêng hết sức quan trọng.

Cũng được đánh giá rất cao về tính cấp thiết phải thực hiện để nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học là biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học với 87% đánh giá rất cấp thiết và 13% đánh giá cấp thiết, không có đánh giá nào là ít hoặc không cấp thiết. Như vậy, để việc ứng dụng CNTT vào dạy học đạt hiệu quả thì việc xây dựng kế hoạch quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học là rất cấp thiết, đây là việc làm nhằm cho hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường đi theo đúng lộ trình.

Với đánh giá 84% đánh giá rất cấp thiết, biện pháp 5: Quan tâm hoạt động thi đua khen thưởng kích thích việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy được đánh giá cao tính cấp thiết, đây chính là việc chú ý đến các điều kiện về khuyến khích, khen thưởng và tạo động lực để GV không ngừng học tập và ứng dụng CNTT vào giảng dạy.

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa thể hiện ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.2

80

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp quản lý

STT NỘI DUNG

Tính khả thi

Thứ bậc

Rất khả

thi Khả thi Ít khả thi khả thi Không

SL % SL % SL % SL %

1 Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế

hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học 61 87 9 13 0 0 0 0 2 2 Xây dựng kế hoạch quản lý việc ứng

dụng CNTT vào dạy học 60 86 10 14 0 0 0 0 3 3

Chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên

59 84 11 16 0 0 0 0 4

4 Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học

62 89 8 11 0 0 0 0 1

5 Quan tâm hoạt động thi đua khen thưởng kích thích việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy

60 86 10 14 0 0 0 0 3

Tính khả thi của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa được thể hiện rõ qua bảng số liệu và biểu đồ. Tất cả các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đều được đánh giá cao về tính khả thi để có thể áp dụng, thực hiện trong điều kiện các trường THPT trên địa bàn thị xã hiện nay giúp cho hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học chất lượng hơn.

Tất cả 5 biện pháp đều được đánh giá rất khả thi và khả thi, không có biện pháp nào bị đánh giá là ít khả thi và không khả thi, điều này chứng tỏ rằng các biện pháp này thực sự có khả năng áp dụng thực hiện thành công.

81

Biểu đồ 3.2 Tính khả thi của các biện pháp quản lý

Đánh giá cao nhất là biện pháp 4: Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học với 89% đánh giá Rất khả thi và 11% đánh giá khả thi, không có đánh giá ít hoặc không khả thi.

Được đánh giá cao thứ 2 là biện pháp 1: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học với 87% đánh giá rất khả thi và 13% đánh giá khả thi, không có đánh giá ít hoặc không khả thi. Như vậy, biện pháp này mang tính cân thiết và khả thi trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

Cùng được đánh giá ở mức cao là biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học và biện pháp 5: Quan tâm hoạt động thi đua khen thưởng kích thích việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy với 86% đánh giá rất khả thi và 14% đánh giá khả thi, khôgn có đánh giá ít hoặc không khả thi. Như vậy, bên cạnh các biện pháp quan trọng, biện pháp tiên quyết... thì các biện pháp điều kiện, hỗ trợ và thúc đẩy cũng luôn được đánh giá cao và tạo điều kiện để thực hiện áp dụng vào thực tế.

0 10 20 30 40 50 60 70 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi

82

Tiểu kết chương 3

Dựa trên cơ sở thực trạng công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở một số trường THPT tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông kết hợp với cơ sở lý luận dạy học, lý luận quản lý hoạt động dạy học đồng thời đối chiếu với mục tiêu đào tạo của các trường THPT cũng như điều kiện thực tế tại địa phương, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THPT tại địa phương, như sau:

- Nhằm giúp cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học trở thành hiện thực ở nhà trường, chúng tôi đề xuất Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch quản lý việc ứng dụng CNTT với nội dung xây dựng các kế hoạch: Kế hoạch quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của HT, PHT; Kế hoạch quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của TTCM; Kế hoạch ứng dụng CNTT vào giảng dạy cá nhân của GV.

- Để thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong dạy học một cách có hiệu quả và xuyên suốt, chúng tôi đề xuất Biện pháp 2: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học với thành phần gồm: Ban Giám hiệu; Các tổ trưởng chuyên môn; Đại diện các đoàn thể; Một số giáo viên cốt cán có năng lực CNTT tốt và phân công trách nhiệm cụ thể cho mỗi thành viên.

- Năng lực ứng dụng CNTT vào giảng dạy của đội ngũ nhà giáo hết sức quan trọng vì vậy để đảm bảo việc ứng dụng CNTT trong dạy học hiệu quả chúng tôi đề xuất Biện pháp 3: Chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên nhằm Giúp cho đội ngũ GV có đủ năng lực ứng dụng CNTT trong DH, nâng cao chất lượng dạy học.

83

học, GV và HS sẽ tích cực hơn trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy vì vậy chúng tôi đề xuất Biện pháp 4: Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Cơ bản là khai thác, sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt CSVC, TBDH hiện có của nhà trường; Tăng cường bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ ứng dụng CNTT vào giảng dạy.

- Nhằm tạo động lực cho GV và HS ứng dụng CNTT trong dạy và học chúng tôi đề xuất Biện pháp 5: Quan tâm hoạt động thi đua khen thưởng kích thích việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy với nội dung cơ bản là xây dựng Quy định về xếp loại thi đua cho cán bộ, GV có thành tích trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy; Tổ chức theo dõi việc thực hiện ứng dụng CNTT vào giảng dạy của GV để cho điểm, đánh giá, xếp loại và khen thưởng một cách chính xác, công bằng.

Nếu HT các trường THPT tại địa phương vận dụng, khai thác một cách linh hoạt, hợp lý các biện pháp này vào quản lý việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học thì chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.

84

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)