Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình Kinh tế Xã hội và Giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 52 - 54)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình Kinh tế Xã hội và Giáo

phổ thông thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn; được xác định trong khoảng tọa độ địa lý: 11045' đến 12050' vĩ độ Bắc, 107013' đến 108010' kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia. Đắk Nông là tỉnh nằm trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.

Bản đồ 2.1. Thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông

Diện tích tự nhiên có 650.927 ha, có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã với dân số thống kê năm 2016 là 636.000 người. Cơ cấu dân tộc đa dạng,

43

chủ yếu là dân tộc kinh, M'Nông, Tày, Thái, Ê Đê, Nùng, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,5%, M'Nông chiếm 9,7%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Trung tâm tỉnh lỵ là Thị xã Gia Nghĩa.

Thị xã Gia Nghĩa được thành lập theo Nghị định 82/2005/NĐ-CP, ngày 27/6/2005 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Gia Nghĩa, xã Quảng Thành và xã Đắk Nia thuộc huyện Đắk Nông, tỉnh Đắk Lắk. Thị xã Gia Nghĩa nằm ở phía nam của tỉnh Đăk Nông, trên giao điểm quốc lộ 14 và 28. Theo hướng quốc lộ 14 thị xã Gia Nghĩa cách Tp. Hồ Chí Minh 253 km, tỉnh Bình Dương 200 km, tỉnh Bình Phước 110 km về phía nam; cách Tp. Buôn Ma Thuột 120 km về phía bắc; theo hướng quốc lộ 28 cách Tp. Đà Lạt 160 km về phía đông, cách Tp. Phan Thiết 170 km về phía đông nam; cách biên giới Campuchia 40 km về phía tây. Là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông.

Thị xã có 08 đơn vị hành chính cấp xã (05 phường, 03 xã) và 61 thôn, bon, tổ dân phố, có diện tích tự nhiên 28.384 ha (dự kiến đến năm 2020 mở rộng khoảng hơn 75.458 ha), có độ cao trung bình từ 580-620m so với mực nước biển. Ngoài ra, ngay trong địa bàn thị xã Gia Nghĩa còn có hệ thống suối và ao hồ được phân bố khá đều; suối hồ ở đây không chí là nơi cung cấp nước phục vụ đời sống, sản xuất mà còn tạo nên những ngọn thác nước đẹp như thác Liêng Nung, Ba tầng, Hồ Trung tâm, Thủy điện Đắk R’Tih, … có tiềm năng du lịch và thuỷ điện khá lớn.

Khí hậu mang đặc điểm của khí hậu khu vực cao nguyên nhiệt đới gió mùa trong vùng cao nguyên Đăk Nông, Lâm Viên, Bảo Lộc, quanh năm thời tiết mát mẻ, ôn hoà hơn so với nhiều vùng khác trên Tây Nguyên. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,40C, nhưng về các tháng 1,2,3 thường mát mẽ hơn. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.496,9 mm; độ ẩm trung bình 85%, số

44

giờ nắng trung bình 2.283,8 giờ. Do ảnh hưởng của gió mùa, thị xã Gia Nghĩa có hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Tổng dân số thị xã khoảng 60.000 người (Dân tộc kinh chiếm 87,07%, dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 3,84%; dân tộc khác chiếm 9,09%); 21 dân tộc anh em sinh sống, trong đó người M’Nông, Mạ đã định cư ở đây từ lâu đời, các tộc người còn lại di cư đến từ nơi khác, chủ yếu là từ các tỉnh phía Bắc.

Thị xã có 03 tôn giáo chính (Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành) với tổng số 11.730 tín đồ, có 10 cơ sở thờ tự và 07 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)