Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 74 - 77)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các

Trường Trung học phổ thông trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

3.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học

3.2.1.1. Mục đích ý nghĩa: giúp cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học trở thành hiện thực ở nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung: xây dựng các loại kế hoạch:

- Kế hoạch quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của HT, PHT; - Kế hoạch quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của TTCM;

65

- Kế hoạch ứng dụng CNTT vào giảng dạy cá nhân của GV.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện:

- HT phối hợp với PHT chuyên môn xây dựng kế hoạch quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ngay từ đầu năm học. Các cơ sở để xây dựng kế hoạch quản lý bao gồm:

+ Tình hình đầu năm với những thuận lợi, khó khăn về mọi mặt trong nhà trường.

+ Mục tiêu hoạt động dạy học có ứng dụng CNTT.

+ Phương hướng và nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT.

- Nội dung cơ bản của kế hoạch quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của HT bao gồm:

+ Tóm tắt tình hình đầu năm: Thuận lợi, khó khăn. + Mục tiêu hoạt động dạy học.

+ Nhiệm vụ trọng tâm.

+ Công việc cụ thể và các biện pháp quản lý.

Để có thể quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của GV một cách hiệu quả, các HT cần phải xây dựng chương trình quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy theo các khoảng thời gian tính bằng tháng trong năm học với sự tách bạch rõ ràng từng nội dung quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Lúc đó các chức năng quản lý sẽ được lần lượt lồng vào trong các nội dung quản lý theo từng khoảng thời gian bằng việc thể hiện ở từng công việc cụ thể của HT và đối tượng quản lý có liên quan bao gồm TTCM, GV, cán bộ phụ trách thiết bị... Có những nội dung quản lý chỉ thực hiện trong một khoảng thời gian nhưng cũng có nội dung thực hiện thường xuyên trong suốt

66

năm học. Theo đó, việc sắp xếp thứ tự các nội dung quản lý cần thể hiện sự ưu tiên do tính chất quan trọng của công việc trong từng khoảng thời gian. Có như vậy, khi thực hiện việc quản lý theo kế hoạch, người HT mới phát huy mạnh mẽ sức mạnh của từng biện pháp.

- Dựa vào kế hoạch quản lý hoạt động giảng dạy của HT, tình hình thực tế của từng tổ chuyên môn, HT hướng dẫn các TTCM xây dựng kế hoạch quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của tổ trưởng chuyên môn. Kế hoạch này cũng được xây dựng theo biểu mẫu giống như kế hoạch quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của HT tức cũng được trình bày theo từng nội dung quản lý của tổ trưởng với các công việc cụ thể thể hiện bằng các chức năng quản lý trong từng khoảng thời gian của năm học.

- Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch hoạt động giảng dạy cá nhân có ứng dụng CNTT. HT chỉ đạo cho các TTCM hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch cá nhân ứng dụng CNTT vào giảng dạy cho năm học. Kế hoạch của GV được xây dựng dựa trên cơ sở kế hoạch chuyên môn của trường, kế hoạch chuyên môn của tổ chuyên môn và được thể hiện bằng những nhiệm vụ, chỉ tiêu phấn đấu của bản thân GV. Cần lưu ý các chỉ tiêu đề ra phải căn cứ trên cơ sở thực tiễn của các lớp học do GV phụ trách cũng như điều kiện thuận lợi, khó khăn của nhà trường và từng địa phương. Chính vì vậy mà kế hoạch chuyên môn cá nhân của GV phải mang tính khoa học, thiết thực và đặc biệt là có tính khả thi. Kế hoạch chuyên môn cá nhân của GV phải đề cập đến các vấn đề sau:

+ Phương hướng và chỉ tiêu phấn đấu của GV.

+ Kế hoạch giảng dạy bộ môn của GV được xây dựng nhằm thực hiện chương trình giảng dạy của cả năm học. Trên cơ sở phân phối chương trình của bộ môn, GV xây dựng kế hoạch giảng dạy của từng bài theo từng tuần

67

cùng thiết bị dạy học cần sử dụng, xác định chương, bài có ứng dụng CNTT. + Kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học có ứng dụng CNTT.

+ Kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, trong đó nêu rõ thời gian, nội dung bồi dưỡng, kết quả đạt được.

+ Kế hoạch dự giờ có ứng dụng CNTT của cá nhân.

Tất cả các vấn đề trên cũng được sắp xếp theo từng nội dung hoạt động giảng dạy của GV và được thực hiện bằng các công việc cụ thể phù hợp với từng khoảng thời gian trong năm.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện:

Để biện pháp này thành công trong thực tiễn yêu cầu HT phải có nhận thức đúng và hiểu rõ vai trò tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về công tác nâng cao nhận thức cho giáo viên về ứng dụng CNTT và xem đây là nhiệm vụ quan trọng để phát huy nội lực, tiềm năng của giáo viên. Cần nắm rõ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản về ứng dụng CNTT trong GD & ĐT nói chung, trong giảng dạy nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)