7. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ
thông tin cho đội ngũ giáo viên
3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa: Giúp cho đội ngũ GV có đủ năng lực ứng dụng CNTT trong DH, nâng cao chất lượng dạy học.
3.2.3.2. Nội dung:
Tăng cường dạy Tin học, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động DH, tự học, tự bồi dưỡng, việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức tin học cho đội ngũ GV nhân viên trong dài hạn.
Tích cực xây dựng đội ngũ GV và nhân viên phục vụ phát triển CNTT. Gấp rút xây dựng các chương trình đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng về CNTT cho các trình độ và các đối tượng. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng GV về CNTT đặc biệt là lĩnh vực phần mềm.
Tạo điều kiện tốt nhất để đội ngũ GV có điều kiện tiếp cận nhanh chóng đối với CNTT.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện:
Để công tác bồi dưỡng GV có hiệu quả, trước hết HT cần đánh giá đúng tình hình thực trạng đội ngũ GV trong nhà trường về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Cần để cho GV tự xác định được yêu cầu bồi dưỡng của bản thân về nội dung, mức độ cần đạt được. Trên cơ sở đó, HT xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV về nội dung, thời gian và đối tượng.
HT thường xuyên khảo sát năng lực ứng dụng CNTT của GV thông qua việc kiểm tra, đánh giá bằng các hình thức khác nhau như: dự giờ, tổ chức hội giảng, tổ chức các hoạt động chuyên môn trong nhà trường; qua đánh giá
70
của tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, của đồng nghiệp GV, qua kết quả chất lượng giảng dạy và tham khảo ý kiến của HS. Trên cơ sở đó có những biện pháp thích hợp để phát huy mặt mạnh đồng thời góp ý chân tình về những mặt còn yếu để GV nhận rõ những hạn chế của mình từ đó có nhu cầu bồi dưỡng.
Thực hiện các hình thức bồi dưỡng tại chỗ cho GV, đó là tổ chức các chuyên đề về phương pháp dạy học bộ môn. Đây là hình thức mang lại hiệu quả cao nhất đặc biệt là trong giai đoạn đang tiến hành đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học ở cấp học THPT. Cần lựa chọn các nội dung hấp dẫn để lôi kéo GV tham gia một cách tích cực như: bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng soạn bài theo hướng thiết kế hệ thống câu hỏi, hệ thống các thao tác thực hành, các kỹ năng dạy học trên lớp theo hướng đổi mới; các kỹ năng chung mang tính công cụ như kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học, kỹ năng sử dụng phần mềm trên máy tính, kỹ năng khai thác thông tin trên mạng... Các hình thức bồi dưỡng có thể là:
- Tổ chức thực nghiệm phương pháp giảng dạy; - Phương pháp giải quyết các bài khó;
- Phương pháp dạy một thể loại bài;
- Tổng kết phổ biến và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
Tạo điều kiện và cử cán bộ, GV tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng: ngoài việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại trường, hiệu trưởng cần cử cán bộ, GV tham dự đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề về ứng dụng CNTT do ngành tổ chức. Nếu cán bộ, GV nào có khả năng, cần tạo điều kiện giúp đỡ họ đi học dài hạn để nâng cao trình độ về CNTT đáp ứng kế hoạch phát triển lâu dài của nhà trường.
71
Với sự biến đổi nhanh chóng của CNTT, cán bộ, GV muốn cập nhật kiến thức thì phải biết tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu, do vậy, HT cần phải tổ chức bồi dưỡng cho GV phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng, tạo điều kiện về thời gian, tài liệu và định hướng những vấn đề cần nghiên cứu một cách thiết thực.
Đi sâu giúp đỡ GV mới ra trường, GV yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ bằng các hình thức phân công giảng dạy theo nhóm trong đó có GV nòng cốt để kèm cặp, giúp đỡ, tăng cường trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và dự giờ thăm lớp.
Lập kế hoạch phát triển đội ngũ GV trên cơ sở vừa mang tính chiến lược vừa mang tính giải quyết tình hình trước mắt để vừa đảm bảo đủ về số lượng, vừa cân đối về môn học đồng thời có mũi nhọn nòng cốt cho từng bộ môn.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp:
Lãnh đạo nhà trường thực sự quan tâm đến vấn đề trình độ CNTT của GV, coi việc thiếu hụt kiến thức về CNTT là một phần trách nhiệm của nhà trường.
Có kế hoạch bồi dưỡng dài hơi, linh hoạt trong việc đưa ra các chương trình đào tạo cụ thể phù hợp với từng GV.
Các cán bộ quản lý, các GV và nhân viên nhà trường phải có nhận thức đúng đắn và nhiệt tình tham gia vào việc phát triển áp dụng CNTT vào hoạt động DH.
CSVC trang thiết bị giảng dạy cho GV đồng bộ, hiện đại và hiệu quả. Có đủ nguồn tài chính để tổ chức lớp học: trả lương cho giảng viên đào tạo và hỗ trợ kinh phí cho GV học tập, bảo hành, bảo trì máy…
72