Chức năng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 34 - 51)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Chức năng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

1.4.1.1. Kế hoạch hóa hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Lập kế hoạch là lựa chọn một trong những phương án hành động tương lai cho toàn bộ và từng bộ phận trong một cơ sở. Nó bao gồm sự lựa chọn các mục tiêu của cơ sở và của từng bộ phận, xác định các phương thức để đạt được mục tiêu. Ở trường THPT, việc lập kế hoạch ứng dụng CNTT, như bất kỳ việc lập kế hoạch nào khác sẽ được tiến hành thông qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất: chuẩn bị cho việc lập kế hoạch bao gồm: xác định trạng thái xuất phát của nhà trường trước khi bước vào một năm học mới: số phòng học được trang bị máy móc, thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT, trình độ ứng dụng CNTT của đội ngũ… xác định hướng phát triển cơ bản, đề xuất hệ thống các vấn đề sẽ đưa vào kế hoạch; phác thảo hệ thống mục tiêu, hệ thống các biện pháp lớn, sơ thảo bản kế hoạch “thô” để lấy ý kiến trong lãnh đạo và cốt cán và xin ý kiến cấp trên về những vấn đề chiến lược.

- Giai đoạn thứ hai: lập kế hoạch ứng dụng CNTT bao gồm các bước: dự báo hệ thống mục tiêu ứng dụng CNTT đã được phác thảo ở giai đoạn trước,

25

phân loại ưu tiên cho từng môn học, khối lớp học, lập cây mục tiêu, định chuẩn đánh giá; lựa chọn hệ thống biện pháp tối ưu nhằm huy động toàn bộ nguồn lực trong nhà trường tham gia; mô hình hóa quá trình phát triển của hệ thống quản lý từ trạng thái xuất phát qua các trạng thái trung gian đến trạng thái kết thúc như mong đợi; chương trình hóa hành động của hệ thống trong suốt năm học, đưa lịch thời gian cùng các bộ phận thực hiện vào nội dung kế hoạch; trình duyệt cấp trên, điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch, xem như là văn bản pháp lý và mọi người trong nhà trường phải có nhiệm vụ thực hiện. Để tạo điều kiện tốt cho đội ngũ GV ứng dụng CNTT vào giảng dạy một cách có hiệu quả, trong kế hoạch năm học HT cần xây dựng các kế hoạch sau đây:

Kế hoạch mua sắm trang thiết bị phục vụ việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Phải dự đoán trước số lượng thiết bị cần thiết trang bị cho phòng học ứng dụng CNTT: Ti vi, máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy chiếu, màn chiếu, mạng internet, các phần mềm hỗ trợ… Những thiết bị này được lắp cố định hay di động, số lượng bao nhiêu là đủ. Ngoài ra còn phải dự đoán trước kinh phí mua sắm, lắp đặt cho phù hợp với nguồn kinh phí được cấp theo ngân sách.

Kế hoạch ứng dụng CNTT vào giảng dạy gồm:

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng việc sử dụng các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng thiết bị cho giáo viên.

- Từng tổ bộ môn, từng GV xây dựng kế hoạch dạy học có ứng dụng CNTT để Ban Giám hiệu tiện việc sắp xếp thời khóa biểu, bố trí phòng học, trang thiết bị.

Kế hoạch huy động nguồn kinh phí. Từ việc lập kế hoạch mua sắm, dự đoán trước kinh phí để có thể xin ý kiến cấp trên chi từ nguồn kinh phí được cấp, xin bổ sung hoặc nhờ sự hỗ trợ của Ban Đại diện Cha, Mẹ học sinh, các

26

nhà Mạnh Thường Quân, hay các cơ quan tài trợ.

Kế hoạch bổ sung trang thiết bị và phương tiện phục vụ việc ứng dung CNTT vào giảng dạy. Ngoài những kế hoạch trên cần lập kế hoạch dự trù bổ sung thay thế những trang thiết bị có sẵn, dự phòng các sự hỏng hóc hay sự cố xảy ra. Bên cạnh đó còn phải tính toán đến nguồn kinh phí dành cho việc bảo quản, bảo trì thiết bị. Tóm lại, để đạt được hiệu quả cao trong quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở trường THPT, HT cần phải xây dựng kế hoạch thật cụ thể, phù hợp với đặc điểm của trường nơi mình công tác.

1.4.1.2. Tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Tổ chức là sắp xếp, bố trí hợp lý các nguồn lực, đảm bảo cho cả hệ thống vận hành thông suốt, đạt được mục tiêu quản lý.

Để hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học được triển khai có hiệu quả, cần tổ chức một bộ máy quản lý. Bộ máy này bao gồm một tổ chức thực hiện chức năng quản lý và một cơ chế quản lý thích hợp

Từ đó, mỗi trường THPT cần thành lập Ban chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học bao gồm Ban giám hiệu nhà trường, Tổ trưởng chuyên môn, đại diện các đoàn thể, một số giáo viên... do hiệu trưởng làm Trưởng ban. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo là thống nhất mục đích, yêu cầu chỉ đạo hoạt động dạy học ứng dụng CNTT; phân công các thành viên phụ trách từng lĩnh vực hoạt động hay từng đơn vị; theo dõi, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị và cá nhân; định kỳ có sự đánh giá việc thực hiện hoạt động dạy học ứng dụng CNTT...

Tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy của giáo viên + Tổ chức thiết kế bài dạy theo định hướng có ứng dụng CNTT; + Tổ chức đổi mới PPDH theo định hướng có ứng dụng CNTT;

27

+ Tổ chức ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học theo định hướng có ứng dụng CNTT;

+ Tổ chức đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng có ứng dụng CNTT;

+ Tổ chức đổi mới PP học tập;

+ Tổ chức đổi mới hình thức học tập.

1.4.1.3. Lãnh đạo, Chỉ đạo hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Theo tác giả Hồ Văn Liên thì “Chỉ đạo là thể hiện tính tích cực của người chỉ huy trong hoạt động của mình. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch là có sự theo dõi và giám sát công việc để chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận và các hoạt động của nhà trường diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp được các lực lượng giáo dục trong một tổ chức và phối hợp tối ưu với nhau”. Ngoài ra, cũng theo tài liệu đã dẫn thì “Chỉ đạo là quá trình liên kết, liên hệ giữa các thành viên trong tổ chức, tập hợp, động viên và hướng dẫn, điều hành họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức” [19]. Trong công tác tổ chức, chỉ đạo việc ứng dụng CNTT HT cần lưu ý các mặt sau:

- Tổ chức, chỉ đạo việc soạn, giảng bài giảng có ứng dụng CNTT theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học cho đến nay không còn mới mẻ, nhưng cũng chưa hẳn đã được phổ biến rộng rãi. Nhiều giáo viên còn e dè, ngại ngần hoặc sử dụng CNTT trong dạy học một cách máy móc, thụ động… Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều giáo viên đã quen cách dạy học truyền thống, ngại đổi mới, bên cạnh đó trình độ tin học của họ chưa đồng đều, nhiều người còn chưa được đào tạo về tin học căn bản.

28

còn thiếu thốn, thậm chí có nơi không có được phòng máy vi tính thì nói gì đến dạy và học theo phương pháp hiện đại… Muốn đổi mới dạy học và ứng dụng CNTT có hiệu quả trong nhà trường, trước hết chính hiệu trưởng cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của đổi mới dạy học và vai trò của ứng dụng CNTT vào dạy học, phải giúp giáo viên hiểu được thế nào là đổi mới dạy học và muốn đổi mới dạy học giáo viên phải làm gì. Đồng thời hiệu trưởng cũng phải tạo điều kiện cơ sở vật chất để việc thực hiện đổi mới dạy học của GV dễ thực hiện. HT cần tổ chức các hoạt động để hỗ trợ giáo viên trong việc ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học, từ việc nâng cao nhận thức của GV, hướng dẫn soạn giáo án đến tập huấn sử dụng phần mềm, thao giảng theo chuyên đề.

- Hiệu trưởng yêu cầu các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn cùng với GV nghiên cứu, thảo luận và thống nhất mục đích, yêu cầu, nội dung cần đạt, phương pháp - phương tiện và hình thức tổ chức của từng tiết học theo phân phối chương trình và xác định những tiết học nào, những nội dung nào có thể ứng dụng CNTT. Đồng thời liệt kê các tư liệu điện tử cần thiết cho từng bài, từng chương của từng môn học dựa vào việc sử dụng các tài liệu dùng cho giảng dạy: sách giáo khoa , sách GV, các trang thiết bị hiện có.

- Hiệu trưởng đưa ra mẫu bài soạn chung và riêng cho từng bộ môn. - Hiệu trưởng giao các tổ, nhóm chuyên môn có trách nhiệm thu thập, tìm kiếm, thiết kế các tư liệu cần thiết phục vụ cho bộ môn của mình. Đây chính là kho tư liệu dùng chung cho cả tổ (nhóm) chuyên môn sau khi đã được biên tập, chỉnh sửa.

- Hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo việc lựa chọn phần mềm phù hợp. Hiện nay, trong khi việc thiết kế bài giảng theo công nghệ e-Learning chưa được sử dụng rộng rãi thì các bài giảng có ứng dụng CNTT chủ yếu được thiết kế

29

bằng phần mềm trình chiếu PowerPoint, phần mềm Violet cho nên cần mở các lớp tập huấn cách sử dụng các phần mềm nói trên. Để có các bài giảng chất lượng cần phải có các tư liệu, các video clip, các thí nghiệm mô phỏng phù hợp, do vậy cần phải hướng dẫn cho giáo viên cách tìm kiếm tư liệu trên mạng Internet, cách sử dụng các phần mềm dạy học phù hợp với đặc thù từng môn học.

- Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho GV. Cần triển khai tốt việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức tin học cho đội ngũ giáo viên từ tin học cơ bản, soạn thảo văn bản đến cách thiết kế bài giảng điện tử, sử dụng các phần mềm dạy học cho giáo viên trong trường.

- Hiệu trưởng tổ chức các hoạt động chuyên đề, thảo luận trao đổi kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Ban Giám hiệu và các đoàn thể trong nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua giảng dạy bằng phương tiện hiện đại, có tổng kết, biểu dương, khen thưởng nhằm tạo thêm khí thế sôi nổi và để những giáo viên còn e ngại có những bước đi mạnh dạn hơn, đặc biệt là giáo viên đã có tuổi và giáo viên mới vào nghề. Đẩy mạnh việc tổ chức các hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên, từ đó đề xuất với tổ chuyên môn những giải pháp góp phần nâng cao trình độ tin học cho giáo viên.

Tổ chức các điều kiện cho lớp học có ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Các phương tiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hỗ trợ việc ứng dụng CNTT bao gồm: phòng học, máy tính, máy chiếu, thiết bị mạng internet…Các phương tiện trên góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy và giáo dục của nhà trường. Để đảm bảo thành công việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy của GV, HT cần lưu ý:

30

trong giảng dạy theo yêu cầu của từng bộ môn, trên cơ sở điều kiện cơ sở vật chất của trường cho phép. Trong giai đoạn hiện nay, các trường THPT chưa đủ diều kiện đáp ứng việc ứng dụng CNTT cho tất cả các phòng học. Chính vì vậy cần phải bố trí một cách hợp lý phòng học có trang thiết bị ứng dụng CNTT trong giảng dạy để dùng chung cho toàn trường hay cho từng tổ bộ môn là tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của mỗi trường.

- Sắp xếp thời khóa biểu và lịch giảng dạy có ứng dụng CNTT một cách khoa học, phù hợp với điều kiện cho phép của trường. Muốn làm được như vậy, HT phải yêu cầu từng tổ bộ môn đăng ký lịch giảng dạy có ứng dụng CNTT, rồi giao cho bộ phận phụ trách sắp xếp.

Tổ chức chỉ đạo việc soạn đề thi, đề kiểm tra và thành lập ngân hàng đề thi trắc nghiệm.

Theo quy chế thi cử hiện nay, hình thức thi trắc nghiệm được áp dụng vào các kỳ thi kiểm tra trình độ kiến thức của học sinh, nên việc soạn đề và thành lập ngân hàng đề thi trắc nghiệm là một việc làm hết sức cần thiết. Để làm tốt việc này HT cần tổ chức chỉ đạo cho từng tổ bộ môn yêu cầu mỗi giáo viên phải xây dựng cho mình hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm theo yêu cầu nhằm đánh giá chính xác kiến thức cơ bản của học sinh. Trong việc ra đề thi trắc nghiệm mỗi tổ bộ môn cần thống nhất chung về mặt bằng kiến thức cho từng bộ môn của mình. Nội dung đề trắc nghiệm phải bám sát yêu cầu chung về chuẩn kiến thức theo chương trình, phải mang tính khoa học, phù hợp thực tế. Mỗi đề trắc nghiệm phải đảm bảo đánh giá chính xác trình độ học sinh, quá đó có thể phân loại được học sinh. Các tổ bộ môn tập hợp, lựa chọn thành lập ngân hàng đề kiểm tra cho từng bộ môn của mình. Hiệu trưởng theo dõi, kiểm tra qua báo cáo của tổ bộ môn.

31

dụng CNTT vào giảng dạy. Những phương tiện thiết bị hỗ trợ như máy tính, máy chiếu, màn hình, Tivi LCD, các phần mềm hỗ trợ… là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc ứng dụng CNTT. Vì vậy, HT cần phải có biện pháp quản lý tốt các phương tiện, giao cho bộ phận phụ trách bảo quản, định kỳ bảo trì.

1.4.1.4. Kiểm tra hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hiệu trưởng quy định các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá việc ứng dụng CNTT của GV.

Việc quy định các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá là rất cần thiết. Giờ dạy trên lớp của GV là khâu quyết định hiệu quả giờ dạy, nó là hệ quả của việc chuẩn bị bài soạn trước giờ lên lớp của GV. Để làm tốt việc này, HT cần tập trung vào việc xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp cho từng loại bài trên cơ sở lý luận dạy học.

Hiệu trưởng kiểm tra việc lập kế hoạch giảng dạy ứng dụng CNTT của GV. Theo các tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt thì “Kế hoạch dạy học là văn kiện do Nhà nước ban hành, trong đó quy định các môn học, trình tự giảng dạy, học tập các môn (qua từng bậc học, từng cấp học, từng năm học), số giờ dành cho mỗi môn (trong một năm học, trong một tuần) và việc tổ chức năm học (số tuần thực học, số tuần lao động và nghỉ, chế độ học tập hàng tuần, hàng ngày)” [23 tr. 181].

Thực chất của quản lý kế hoạch dạy học có ứng dụng CNTT là việc HT cần phải đảm bảo cho đội ngũ GV có đủ điều kiện để hoàn thành kế hoạch dạy học của nhà trường. Trên cơ sở yêu cầu chung của công tác giáo dục và yêu cầu riêng của từng bộ môn, căn cứ vào tài liệu hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp quản lý và tình hình cụ thể của từng trường, từng tổ chuyên môn, từng cá nhân để xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào giảng dạy và xác định mục tiêu công tác giảng dạy của mỗi tổ chuyên môn và

32

của mỗi cá nhân. Nội dung của yêu cầu xây dựng kế hoạch đối với cá nhân: - Cơ sở để xây dựng kế hoạch: Chỉ thị, nhiệm vụ năm học mới, hướng dẫn giảng dạy bộ môn, định mức chỉ tiêu được giao, tình hình điều tra chất lượng học sinh, các điều kiện đảm bảo cho việc dạy và học.

- Xác định mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu số tiết dạy tối thiểu có ứng dụng CNTT cho từng bộ môn.

- Đề ra các biện pháp để đạt được mục tiêu: tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT; thực hiện quy chế chuyên môn; phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 34 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)