Lãnh đạo, chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 62 - 67)

7. Cấu trúc luận văn

2.5.3. Lãnh đạo, chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học

Công tác chỉ đạo thực hiện còn nhiều khâu vướng mắc, bất cập như khâu định hướng cho GV về thiết kế và sử dụng hiệu quả giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT thì chưa có hướng chỉ đạo cụ thể. Việc dạy trên lớp như thế nào? Dạy cái gì? Bài soạn ra sao? Ý tưởng và cách thiết kế như thế nào? Chưa có sự chỉ đạo nhất quán từ phía CBQL giáo dục do dó khi tổ chức tập huấn bồi dưỡng thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT hầu hết là theo kiểu trình chiếu, đa số GV sử dụng PowerPoint để thiết kế trình chiếu cả 1 tiết dạy

53

thay cho viết bảng, có nhiều giáo án sử dụng toàn bộ bài là trình chiếu dẫn đến lạm dụng CNTT trong dạy học. Thực trạng này còn diễn ra là do những hạn chế của khâu định hướng và tổ chức chỉ đạo của CBQL trong việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT.

Kết quả điều tra công tác Lãnh đạo, chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy được thể hiện ở bảng 2.7

Bảng 2.7 Công tác chỉ đạo việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy

Nội dung

Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện

Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Rất hiệu

quả Hiệu quả Ít hiệu quả

Không hiệu quả SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 0 0 28 42 39 58 0 0 0 0 36 54 31 46 0 0 2 0 0 15 22 52 78 0 0 0 0 20 30 47 70 0 0 3 11 1 6 49 73 7 10 0 0 0 0 50 75 17 25 0 0 Ghi chú:

-Nội dung 1: Công tác chỉ đạo việc soạn bài giảng có ứng dụng CNTT -Nội dung 2: Công tác chỉ đạo việc lựa chọn phần mềm hỗ trợ. giảng dạy phù hợp.

-Nội dung 3: Công tác chỉ đạo việc soạn đề và thành lập ngân hàng đề thi trắc nghiệm.

Khảo sát cho thấy công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy thông qua việc chỉ đạo việc soạn bài giảng có ứng dụng CNTT (nội dung 1), công tác chỉ đạo việc lựa chọn phần mềm hỗ trợ giảng dạy phù hợp

(nội dung 2) và Công tác chỉ đạo việc soạn đề và thành lập ngân hàng đề thi trắc nghiệm..(nội dung 3) được thực hiện tương đối thường xuyên và mang lại hiệu quả.

54

2.5.4. Kiểm tra đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học

Công tác kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở trường THPT thị xã Gia Nghĩa được chúng tôi khảo sát thông qua 5 nội dung, biện pháp. Kết quả xử lý số liệu được trình bày ở bảng 2.8.

Bảng 2.8 Công tác kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy

Nội dung

Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện

Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Rất hiệu

quả Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 0 0 0 0 17 25 50 75 0 0 8 12 10 15 49 73 2 0 0 32 48 35 52 0 0 0 0 37 55 30 45 0 0 3 0 0 36 54 31 46 0 0 0 0 44 66 23 34 0 0 4 0 0 39 58 28 42 0 0 0 0 29 43 38 57 0 0 5 0 0 45 67 22 33 0 0 0 0 38 57 29 43 0 0 Ghi chú:

- Nội dung 1: Quy định các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá việc ứng dụng CNTT của giáo viên.

- Nội dung 2: Theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của giáo viên.

- Nội dung 3: Đánh giá thường xuyên và định kỳ. - Nội dung 4: Thông qua đánh giá của tổ bộ môn.

- Nội dung 5: Đánh giá qua các kỳ thi thao giảng, hội giảng.

Hiện nay, tất cả các trường THPT đều cho phép GV sử dụng giáo án in, đây là một việc làm đúng đắn của nhà trường, giúp cho GV đỡ tốn thời gian trong việc soạn bài. Tuy nhiên, GV chưa sử dụng giáo án này để soạn thành

55

giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT. Do đó, quản lý giáo án của GV là một trong những nhiệm vụ cần quan tâm của đội ngũ CBQL nhà trường. Việc kiểm tra hồ sơ, đặc biệt là giáo án của GV là việc làm diễn ra thường xuyên của CBQL nhằm đảm bảo số lượng đủ giáo án theo tiến độ quy định hay chưa và chất lượng của mỗi giáo án mà giáo viên soạn như thế nào. Đa số CBQL cho rằng muốn nâng cao chất lượng của các giờ dạy thì cần phải quản lý chặt chẽ việc thiết kế và sử dụng giáo án của GV thế nhưng đây là một công việc hết sức khó khăn đối với đội ngũ CBQL vì số lượng giáo án của đội ngũ GV là rất lớn.

Qua khảo sát nhận thấy rằng, việc xây dựng các Quy định các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá việc ứng dụng CNTT của giáo viên (nội dung 1) gần như không có vì vậy hiệu quả đánh giá ứng dụng CNTT vào giảng dạy của giáo viên gần như không hiệu quả.

Qua khảo sát việc theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của giáo viên (nội dung 2), đánh giá thường xuyên và định kỳ

(nội dung 3), thông qua đánh giá của tổ bộ môn (nội dung 4) và đánh giá qua các kỳ thi thao giảng, hội giảng (nội dung 5) thì thấy rằng việc kiểm tra định kỳ theo kế hoạch của HT ít mang lại hiệu quả đối với việc giáo viên ứng dụng CNTT vào giảng dạy.

2.5.5. Thực trạng xây dựng môi trường công nghệ thông tin trong dạy học

Môi trường dạy học là tổng hòa các mối quan hệ trong đó người dạy và người học tiến hành hoạt động dạy và học. Môi trường giáo dục rất đa dạng, bao gồm môi trường nhà trường, gia đình và môi trường xã hội, tự nhiên. Môi trường dạy học bao gồm các phương tiện và điều kiện vật chất, kĩ thuật và tâm lý xã hội tác động thường xuyên và tạm thời, được người dạy và người

56

học sử dụng một cách có ý thức để đảm bảo cho lao động dạy và học tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao, đây là một trong các yếu tố của quá trình giáo dục. Do đó xác định nhiệm vụ xây dựng và phát triển môi trường giáo dục là trọng tâm của ngành giáo dục, của mỗi nhà trường, mỗi cộng đồng và của toàn xã hội.

Việc xây dựng môi trường công nghệ thông tin trong dạy học hiện nay là thực sự cần thiết đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa và tin học hóa trường học. Các trường THPT trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa đã trang bị CSVC, thiết bị hỗ trợ việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy tuy chưa phải là đầy đủ nhưng cũng phần nào đáp ứng được.

Việc ứng dụng CNTT đối với những giáo viên trẻ luôn được tạo điều kiện, khuyến khích. Hầu hết các giáo viên hiện nay đều tự trang bị cho mình máy tính xách tay để sử dụng, tuy nhiên một số giáo viên trẻ cũng ngại việc ứng dụng CNTT vào dạy học vì lo ngại những giáo viên lâu năm giảng dạy theo lối truyền thống có định kiến.

Với sự phát triển của công nghệ, các mạng xã hội phát triển mạnh và dễ xử dụng, thầy cô giáo hiện nay ứng dụng các tính năng ưu việt của các ứng dụng này và làm cho không gian trường học được mở rộng hơn so với lớp học truyền thống mà ở không gian đó việc chia sẽ, trao đổi được diễn ra bất kỳ lúc nào và bất kỳ đâu.

Xã hội phát triển đã có quá nhiều điều ảnh hưởng tới đạo đức, lối sống của giới trẻ và phụ huynh đặc biệt là khi thi cử được đề cao như hiện nay. Mối quan hệ thầy - trò đang đứng trước nguy cơ: báo động! Đối với những môn học mà không được chọn để trong những kỳ thi quan trọng như kỳ thi THPT Quốc Gia hay nói cách khác là môn “phụ” thì việc học cũng như sự tôn trọng đối với người thầy không được coi trọng. Điều đó cũng một phần ảnh hưởng

57 đến môi trường dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)