Cấu trúc của tập thể sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 27 - 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Cấu trúc của tập thể sư phạm

Tập thể sư phạm trường THPT là một tổ chức xã hội bao gồm những nhóm người (Giáo viên, nhân viên, các nhà quản lý) làm việc cùng nhau theo những cách thức khác nhau (giảng dạy theo khối lớp, quản lý, lãnh đạo và hỗ trợ). Các nhóm này họp thành một là TTSP. Trong bất kỳ tổ chức xã hội nào cũng như trong TTSP đều tồn tại hai loại cấu trúc: cấu trúc chính thức và cấu trúc không chính thức.

1.3.3.1. Cấu trúc chính thức

Các nhóm chính thức là hệ thống tổ chức chính thức được xã hội, nhà nước và các thành viên trong tập thể công nhận thông qua các văn bản mang tính pháp quy. Những nhóm người được liên kết bằng một loại nhiệm vụ, một mục tiêu chung của nhà trường như các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn, tổ văn phòng, Hội đồng thi đua khen thưởng - kỷ luật, ban tư vấn, hội cha mẹ học sinh, Ban thanh tra nhân dân,... Sự gắn bó và liên kết chung của các nhóm này là công việc và kỷ luật hành chính, có sự phân công chặt chẽ về trách nhiệm và quy định rõ ràng về quyền hạn.

Cấu trúc chính thức là điều kiện quan trọng của việc tổ chức và hoạt động trong tập thể sư phạm. Vì nó biểu thị các mối quan hệ về công việc của người lãnh đạo. Khi người lãnh đạo có sự phân công nhiệm vụ, chức năng cho từng thành viên từng bộ phận rõ ràng thì nó là cơ sở để phát triên các

19 quan hệ lành mạnh trong tập thể sư phạm.

1.3.3.2. Cấu trúc không chính thức

Mỗi loại nhóm không chính thức đều có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sức mạnh của tập thể trong sự phối hợp thực hiện những quyết định, kế hoạch, mệnh lệnh quản lý. Có thể là những ảnh hưởng tích cực nhưng có thể là ảnh hường tiêu cực cản trở sự phát triển của tập thể. Cơ cấu không chính thức xuất hiện một cách tự nhiên, khách quan, không phụ thuộc ý muốn chủ quan của người quản lý. Nhu cầu kết bạn, lập nhóm là nhu cầu không thể thiếu của con người, nó luôn biển đổi một cách linh hoạt, không rõ rệt, hoặc rất khó phát hiện. Do đó nhà quản lý cần có khả năng quan sát, nắm bắt, xử lý thông tin tốt, để hiểu rõ tập thể và quản lý hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)