Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 75)

8. Cấu trúc luận văn

2.6. Đánh giá chung

2.6.1. Những thuận lợi

Chính sách giáo dục nói chung, Luật giáo dục sửa đổi năm 2009 nói riêng đã tạo cơ sở pháp lý cho giáo dục phát triển. Và mới đây, ngày 4.11.2013, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định

67

hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã đã khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Tây Hòa và các ban ngành luôn quan tâm, tạo điều kiện cho lĩnh vực giáo dục.

Công nghệ thông tin phát triển và được sở GD & ĐT quan tâm đầu tư thiết bị và cập nhật thường xuyên các ứng dụng góp phần đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học và tạo cơ hội để mọi người học tập nâng cao tay nghề.

2.6.2. Những khó khăn

Sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật mở ra những cơ hội mới nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thử thách mới. Việc cập nhật thường xuyên về công nghệ thông tin và ngoại ngữ để ứng dụng kịp thời tạo khó khăn cho một bộ phận CB, GV, NV. Ngoài ra, nguồn kinh phí thay thế, bảo trì, bảo dưỡng là một bài toán không nhỏ cho người quản lý.

Sự phát triển công nghệ thông tin còn mang theo mặt trái tiêu cực của nó, khi mà trình độ văn hóa và tầm nhận thức của tuổi trẻ chưa đủ sức phân loại và đánh giá nội dung các thông tin.

Nền kinh tế thị trường phát triển tạo nhiều điều kiện phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực; nhưng chính nó cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa nói chung và vai trò trách nhiệm của người thầy giáo nói riêng. Mối quan hệ trong đời sống tập thể sư phạm thay đổi, chất lượng giảng dạy cũng bị tác động. Bên cạnh đó, một bộ phận học sinh dễ bị ngộ nhận các giá trị, bị lệch lạc niềm tin và lý tưởng gây khó khăn cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục nhà trường.

68

Đảng và nhà nước ta, tạo cơ hội cho giáo dục Việt Nam tiếp cận, học hỏi và giao lưu văn hóa. Hội nhập quốc tế đòi hỏi cao về chất lượng, minh bạch các hoạt động, pháp lý và cạnh tranh. Tuy nhiên, hòa nhập quốc tế cũng tạo ra cơ hội hòa tan các giá trị truyền thống nếu không có chiến lược bảo đảm sự đề kháng cho văn hóa dân tộc.

Mỗi nhà trường cần phải có định hướng phù hợp và rõ ràng nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Kết quả nghiên cứu cho thấy các trường THPT đã có sự quan tâm chỉ đạo và bước đầu thực hiện tốt một số biện pháp nhằm xây dựng tập thể sư phạm, tuy nhiên công tác này chưa trở thành hoạt động thường xuyên, chưa có những hoạt động cụ thế để đánh giá và rút kinh nghiệm, đây chính là bất cập còn tồn tại chưa được giải quyết cụ thể. Vì vậy, việc xây dựng các biện pháp với những cách thức cụ thể là vấn đề cần được nghiên cứu.

Tuy nhiên vấn đề xây dựng TTSP phát triển thành TTSPTC là một công việc khó khăn, phức tạp đòi hỏi có nhiều thời gian, công sức. Thực tế còn một số tập thể chưa thể hiện được tính tích cực, chưa có sự phấn đấu cao của các thành viên, nội bộ còn nhiều mâu thuẫn. Các chuẩn mực, giá trị cốt lõi của tập thể đặt ra chưa tác động mạnh đến nhận thức và hành vi của tất cả mọi người.

Kết quả khảo sát cho thấy các lãnh đạo nhà trường đều có sự quan tâm và thực hiện các biện pháp xây dựng tập thể sư phạm tích cực, tuy nhiên công tác này chưa trở thành hoạt động thường xuyên, thiếu các hoạt động cụ thể. Việc kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm chưa thực hiện tốt. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng, để thực hiện tốt công tác xây dựng TTSPTC đạt được hiệu quả cao thì cần có các biện pháp khoa học khả thi nhưng hợp với điều kiện thực tế của các trường THPT ở địa bàn nghiên cứu.

69

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM TÍCH CỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG HUYỆN TÂY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

3.1. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC XÁC LẬP BIỆN PHÁP

Việc xác lập các biện pháp quản lý xây dựng TTSPTC của các trường THPT tỉnh Phú Yên dựa vào các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay và phương hướng, kế hoạch phát triển GD & ĐT giai đoạn 2011 – 2020 của ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên.

Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới

Thế giới ngày nay đang bước sang một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, của hội nhập, trong đó yếu tố con người đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Đảng ta luôn xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển và đã đề ra những chính sách quan trọng nhằm đổi mới cơ bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định:

“Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” [11].

70

Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 khẳng định mục tiêu tổng quát:

“Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, dân chủ và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức”

[06].

3.2. NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

Việc đề xuất những biện pháp xây dựng tập thể sư phạm ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên trong giai đoạn thực hiện “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” hiện nay cần dựa vào các nguyên tắc sau đây:

3.2.1. Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa

Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa là nguyên tắc nhằm giúp nhà trường phát huy những giá trị truyền thống đã được xây dựng để trên nền tảng vững chắc đó mà bổ sung thêm những giá trị khác có ý nghĩa cho việc quản lý công tác xây dựng TTSP trở thành TTSP tích cực.

3.2.2. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn

Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn có nghĩa là những biện pháp quản lý nhà trường đưa ra phải phù hợp với tình hình thực tế đang và sẽ diễn ra ở đơn vị. Đây là nguyên tắc đảm bảo độ phù hợp giữa các biện pháp nêu ra với thực lực của nhà trường.

3.2.3. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống và tính toàn diện

Biện pháp quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm về cơ bản phải năm trong tổng thể các hoạt động quản lý chung của hệ thống nhà trường. Do

71

đó, các biện pháp đưa vào áp dụng phải đảm bảo cả tính kế thừa, tính thực tiễn lẫn tính hệ thống và tính toàn diện, có tác động đến tất cả các khâu, các đối tượng của quá trình quản lý. Một quyết định quản lý nếu không đảm bảo tính hệ thống và tính toàn diện có thể gây phản ứng ngược với những quyết định đúng đắn trước đó.

3.2.4. Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả

Mục đích cuối cùng của các biện pháp quản lý là nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng TTSP. Do đó, các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Tránh đưa ra những biện pháp không rõ ràng, chưa đủ độ chín sẽ gây ra tốn kém mà lại không hiệu quả.

Trong nông nghiệp, người ta cho rằng: “Không có đất xấu, chỉ có ông chủ đất không tốt!”. Cũng vậy, chúng tôi có thê khẳng định rằng ở trong nhà trường: “Không có tập thể kém, chỉ có lãnh đạo tồi!”. TTSP gồm đa số những người có năng lực, trình độ đạt chuẩn, trên chuẩn... nên không có lý do gì mà không thể xây dựng tập thể đó trở nên ngày một tiến bộ, vững mạnh. Vì vậy, trách nhiệm trước hết và trên hết trong xây dựng TTSP vững mạnh thuộc về đội ngũ lãnh đạo của chính nhà trường.

Ngoài ra cũng cần chú ý đến việc thực hiện đúng và đủ các văn bản quy định của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ về lĩnh vực giáo dục - đào tạo như Luật giáo dục, Chiến lược phát triển ngành giáo dục - đào tạo, ... vì đây vừa là định hướng vừa là cơ sở vững chắc để tổ chức thực hiện các biện pháp xây dựng TTSP trở thành TTSP tích cực.

Tất cả các nguyên tắc nói trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, do đó, trong quá trình đưa những biện pháp quản lý phải quan tâm, chú trọng việc đảm bảo tất cả các nguyên tắc này để phát huy được tác dụng, góp phần nâng cao kết quả của cả quá trình.

72

3.3. QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM TÍCH CỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA TÍCH CỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

3.3.1. Quản lý công tác xây dựng viễn cảnh, tầm nhìn, giá trị, truyền thống và hình thành dư luận tập thể

Nhóm biện pháp quản lý công tác xây dựng viễn cảnh, tầm nhìn, giá trị, truyền thống và hình thành dư luận chính là những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng niềm tin, lòng tự hào, sự hy vọng,... về công tác xây dựng TTSP tích cực trong mỗi thành viên của tập thể và vì vậy, nó là tiền đề cho mọi hoạt động của nhà trường. Không thể có một TTSP tích cực khi mà trong trái tim và khối óc của từng thành viên trong tập thể đó chưa có nhận thức đầy đủ về nó, không có niềm tin, lòng tự hào, sự hy vọng, ... về chính đơn vị mình. Vì vậy, kết quả của nhóm biện pháp này được xem là đòn bẩy quan trọng giúp nhà lãnh đạo có thể thực hiện tốt công tác xây dựng TTSP tích cực trong đơn vị. Nhóm này gồm các biện pháp sau:

3.3.1.1. Tăng cường công tác tuyên truyền sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của nhà trường

* Mục đích, ý nghĩa:

Mỗi trường học có một lịch sử hình thành và phát triển riêng của mình. Do đó, tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi cũng mang nét đặc thù riêng. Việc xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh và hệ thống các giá trị cốt lõi của nhà trường cũng như việc tuyên truyền về những giá trị này là một nhiệm vụ hết sức cần thiết đối với trường học.

Sứ mệnh và hệ thống các giá trị truyền thống cốt lõi đóng vai trò trong việc đảm bảo sự đồng tâm hợp lực của đội ngũ, tạo cơ sở duy trì và phân bổ nguồn lực hợp lý cũng như góp phần hình thành bầu không khí tâm lý tích cực trong nhà trường.

73

* Nội dung, cách thực hiện biện pháp:

Để mọi thành viên trong nhà trường hiểu rõ về tầm nhìn, sứ mệnh, hệ thống giá trị cốt lõi và qua đó giúp họ nâng cao ý thức trách nhiệm, xây dựng niềm tin về đơn vị của mình, hiệu trưởng nhà trường cần tập trung vào một số nội dung sau:

Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền về tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược phát triển và hệ thống các giá trị truyền thống của đơn vị đến mọi thành viên trong đơn vị để họ hiểu rõ ý nghĩa, vai trò cũng như nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của cá nhân, tập thể với sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược phát triển và hệ thống các giá trị truyền thống đó;

Chỉ đạo công tác tổ chức triển khai thực hiện, tạo được sự đồng thuận của CB, GV, NV trong việc thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị hướng đến việc thực hiện sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược phát triển và hệ thống các giá trị truyền thống đã đề ra.

3.3.1.2. Giữ gìn và phát huy các truyền thắng tốt đẹp trong tập thể

* Mục đích, ý nghĩa:

Truyền thống là những giá trị tinh thần, tình cảm, tư tưởng, lối sống, những giá trị văn hóa,... được kế thừa và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy truyền thống là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong đơn vị.

Tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên chưa có văn bản chính thức nào đề cập đến hệ thống các giá trị cốt lõi của nhà trường. Tuy nhiên, các giá trị cốt lõi như coi trọng chất lượng, hiệu quả, lòng trung thực, sự tôn trọng lẫn nhau, tính cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu thương... vẫn được nhiều CB, GV, NV thừa nhận.

* Nội dung, cách thực hiện biện pháp:

74

các giá trị đã có và những giá trị sẽ có của nhà trường. Xác lập các giá trị cốt lõi trong nhà trường bằng việc khảo sát ý kiến tất cả các thành viên trong nhà trường. Và để hiệu quả, việc nêu lên các giá trị cốt lõi nên chọn những người có hiểu biết cặn kẽ về nhà trường, có năng lực và được các thành viên khác tin cậy.

Chỉ đạo việc thiết kế, xây dựng phòng truyền thống của đơn vị để trưng bày những phần thường mà nhà trường được tặng (bằng khen, giấy khen, ...); lịch sử phát triển và những thành tựu của nhà trường, hình ảnh và các hiện vật về quá trình xây dựng trường qua các thời kỳ; đồng thời có hình thức trân trọng ghi nhận những thành tích mà cá nhân, tập thê trong đơn vị đạt được...

Tổ chức tốt các buổi lễ khai giảng năm học, kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, các hoạt động phong trào của Công đoàn, Đoàn Thanh niên, đồng thời có sự quan tâm chu đáo trong việc đón tiếp CB, GV, NV mới cũng như chia tay CB, GV, NV về đơn vị mới, nghỉ hưu...

3.3.1.3. Hướng dẫn và xây dựng dư luận xã hội lành mạnh

* Mục đích, ý nghĩa:

Dư luận xã hội là các ý kiến, thái độ có tính chất đánh giá, nhận định, phán xét của nhóm, tập thể trong xã hội đối với những sự kiện xã hội, những vấn đề có liên quan đến lợi ích chung, thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Cùng với sự tồn tại của tập thể là các dư luận mang tính chất xã hội của các thành viên trong tập thể đó trước những vấn đề mang tính thời sự ít nhiều có ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, quyền lợi,... của họ.

* Nội dung, cách thực hiện biện pháp:

Nắm vững vai trò của dư luận như điều tiết các mối quan hệ, giáo dục đạo đức, giám sát hoạt động của tổ chức, cá nhân tạo ra sức ép đối với các hành vi sai trái, tư vấn thông qua những phán xét, kiến nghị rất sáng suốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 75)