Các giai đoạn phát triển của tập thể sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 28 - 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Các giai đoạn phát triển của tập thể sư phạm

Trong quá trình hình thành và phát triển, tập thể trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi đạt tới trình độ cao. Mỗi giai đoạn phát triển của tập thể, người quản lý cần đưa ra phương thức lãnh đạo thích hợp để đưa tập thể của mình phát triển không ngừng. Thông thường, quá trình phát triển của tập thể, được chia thành bốn giai đoạn như sau:

1.3.4.1. Giai đoạn đầu tiên (hay giai đoạn ban đầu)

Đây là giai đoạn hình thành tập thể, có thể gọi là giai đoạn ra đời.

Tập thể mới hình thành, các thành viên mới biết nhau, chỉ có mối quan hệ bên ngoài, chưa phối hợp đồng bộ. Các cá nhân chỉ thực hiện những công việc được giao theo trách nhiệm của mình, chưa chủ động tham gia vào mọi hoạt động chung của tổ chức.

Nhà quản lý cần chú ý xây dựng các hệ thống tổ chức, thiết lập kỷ luật chặt chẽ, chú ý các biện pháp cương quyết, chú ý sự gương mẫu, có thể áp dụng phong cách độc đoán cần đặt ra những yêu cầu cụ thể, rõ ràng cho các thành viên và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện. sử dụng biện pháp mệnh lệnh,

20

chỉ thị dựa vào nội quy, điều lệ của tổ chức, của cơ quan

1.3.4.2. Giai đoạn phân hóa (hay cấu trúc hóa)

Tập thể bắt đầu phân hóa, các thành viên trong tập thể được phân ra theo các đối tượng: tiên tiến, trung bình và chậm tiến. Những phần tử tích cực hình thành đội ngũ cốt cán xung quanh người lãnh đạo. Một số khác giữ thái độ “trung bình chủ nghĩa”, họ thực hiện nhiệm vụ một cách thụ động, không sai sót, yếu kém nhưng cũng không nhiệt tình, tích cực. Một số đối tượng khác lại tỏ ra dửng dưng, thậm chí tiêu cực; không có sự thống nhất và tự giác trong hoạt động, chưa thực sự đoàn kết nhất trí; tính tích cực, phối hợp trong công việc chưa cao.

Như vậy, ở giai đoạn hai diễn ra quá trình phân hóa về tổ chức – xuất hiện các nhóm người tích cực, trung bình và chậm tiến. Trong giai đoạn này người lãnh đạo đóng vai trò vừa là cố vấn vừa là người tổ chức trực tiếp. Trong giai đoạn này, bắt đầu xuất hiện các nhóm không chính thức. Nhà quản lý phải có những phương pháp lãnh đạo linh hoạt, mềm dẻo đối với từng lực lượng trong tập thể.

1.3.4.3. Giai đoạn tập thể phát triển

Đây là giai đoạn mà đa số thành viên trong tập thể có thái độ tích cực đối với nhiệm vụ. Các thành viên thụ động và chống đối đã nhích dần lại những thành viên tích cực. Mọi thành viên trong tập thể đã có sự nhất trí cao trong tư tưởng cũng như hành động.

Các thành viên trong tập thể đã có những yêu cầu lẫn nhau về trách nhiệm và nghĩa vụ. Bản thân mỗi thành viên tự đặt ra được cho mình những yêu cầu phát triển riêng. Đội ngũ cán bộ chủ chốt đã vững mạnh, hoạt động đồng bộ và có khả năng tập hợp các thành viên.

Đến giai đoạn này, người lãnh đạo phải kết hợp hài hòa hai phong cách lãnh đạo độc đoán và dân chủ.

21

Người lãnh đạo là nhân vật cố vấn, tham mưu cho đội ngũ cán bộ chủ chốt tổ chức và thực hiện các quyết định thông qua các tổ chức chính thức của tập thể. Người lãnh đạo cần tạo điều kiện thuận lợi để các thành viên tham gia đóng góp ý kiến trước khi ra quyết định về các vấn đề. Các hoạt động tự quản, nâng cao trình độ chất lượng của hoạt động trong tổ chức cần được mở rộng.

1.3.4.4. Giai đoạn tập thể phát triển cao

Đây là giai đoạn mà mọi thành viên đã ý thức được đầy đủ và sâu sắc mục đích của tập thể và chuyển thành nhu cầu bên trong của bản thân. Các thành viên có sự thống nhất lợi ích của cá nhân với lợi ích của tập thể. Trong tập thể có sự nhất trí cao về quan điểm, tư tưởng; có sự tương trợ phổ biến không chỉ trong công tác mà cả trong đời sống của cá nhân. Tập thể đề ra các tiêu chuẩn đạo đức cao, tiên tiến, mọi người biết đấu tranh giải quyết hợp lý những va chạm trong công tác và trong sinh hoạt trên tinh thần đoàn kết, xây dựng lẫn nhau.

Ở giai đoạn này dư luận tập thể luôn đúng đắn và mạnh mẽ, truyền thống của tập thể đã hình thành và luôn được củng cố. Tập thể hiểu rõ từng người và đề ra yêu cầu phù hợp với từng cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)