Lý luận về xây dựng tập thể sư phạm tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 31 - 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Lý luận về xây dựng tập thể sư phạm tích cực

Ở TRƯỜNG THPT

1.4.1. Hoàn thiện cơ cấu, xây dựng hệ thống quy chế hoạt động trong TTSP

Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo các quy định của pháp luật và của Điều lệ trường trung học phổ thông, là người quyết định và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Tổ chuyên môn, ... là các tổ chức chính thức có vai trò rất quan trọng trong công tác phát triển nhà trường và thực hiện mục tiêu giáo dục. Hiệu trưởng phải hoàn thiện các tổ chức này, đồng thời xây dựng qui chế hoạt động và phối hợp, tạo dựng sự thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trưòng. Trên cơ sở đó, tạo nên giá trị và sức mạnh của TTSP.

Xây dựng một đội ngũ những người cộng sự có năng lực, đoàn kết tin tưởng lẫn nhau. Giới thiệu các cá nhân tích cực, có năng lực phù hợp vào các vị trí chủ chốt cho các đoàn thể, tổ chức. Xác định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm cho từng người.

Xây dựng được mối quan hệ hợp tác trong quá trình hoạt động và quan hệ phối hợp với đoàn thể trong nhà trưòng một cách phù hợp. Tạo điều kiện phát huy tốt vai trò của từng người, từng bộ phận, từng tổ chức trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh.

Quy chế hoạt động giúp tổ chức tạo được một hệ thống pháp quy vĩ mô, tạo ra nội lực mạnh mẽ, thúc đẩy tổ chức phát triển.

Nhà trường cần xây dựng một hệ thống quy chế hoàn thiện, đề ra các nguyên tắc hoạt động, nguyên tắc quản lý nội bộ để tránh sự chồng chéo trong quản lý, đảm bảo cho mọi hoạt động cùa đơn vị vận hành một cách nhịp

23 nhàng, hiệu quả.

Quy chế trong nhà trường phải rõ ràng cụ thể. Phải được xây dựng qui chế một cách có hệ thống, từ những quy định chung cho toàn thể nhà trường, các bộ phận riêng và đến các cá nhân trực thuộc từng bộ phận. Điều này giúp cho mỗi cá nhân biết được quyền hạn và trách nhiệm của bản thân trong tập thể là gì? Điều gì được phép làm? Điều gì không được phép làm? Trách nhiệm và quyền hạn ra sao?... Tránh tình trạng mơ hồ về nhận thức trách nhiệm và quyền hạn. Đây được xem là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của tập thể, đánh giá tính tích cực của tập thể.

Hiện nay, các trường THPT thường có các loại quy chế chủ yếu: Quy chế thi đua, khen thưởng; quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế phối hợp,...

Quy chế hoạt động phải được xây dựng trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật nhà nước, của cấp quản lý mà tổ chức trực thuộc và đặc điểm, đặc thù của đơn vị đó.

1.4.2. Xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực và định hướng dư luận lành mạnh

a. Bầu không khí tâm lý tích cực

Bầu không khi tâm lý là hệ thống trạng thái tâm lý tương đối ổn định, đặc trưng của mỗi tập thể. Nó không đơn thuần là tổng thể các đặc điểm tâm lý cá nhân mà được hình thành trên cơ sở từ các mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân trong tập thể.

Để tạo bầu không khí lành mạnh, thân ái, người lãnh đạo cần chú ý đến vai trò kiến tạo nên các quan hệ không chính thức trong tập thể, tạo nên sự tương hợp tâm lý giữa các cá nhân, điều này phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của người lãnh đạo. Tạo điều kiện cho các cá nhân hiểu biết nhau, từ đó tăng cường sự cảm thông chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau. Vì vậy, phải tăng cường thông tin, trao đổi tiếp xúc giữa các thành viên trong tập thể.

24

Các giá trị chuẩn mực đạo đức đóng vai trò to lớn đến sự tương hợp tâm lý giữa các cá nhân. Bầu không khí tâm lý tích cực là mọi người cảm thấy lạc quan, vui vẻ khi làm việc trong tập thể, muốn gắn bó lâu dài với tập thể. Mọi người hiểu biết, quan tâm, giúp đỡ nhau với thiện chí tích cực, phấn khởi, hăng say làm việc.

Sự nhận xét, phê bình luôn mang tính xây dựng. Sự tiếp xúc thoải mái giữa các thành viên. Mọi người được tự do, dân chủ trong tư tưởng, hành động. Kỷ luật không phải là bắt buộc mà là tự giác, là nhu cầu của mỗi cá nhân.

Người lãnh đạo vừa là thủ trưởng, vừa là thủ lĩnh, khi vắng mặt, tập thể vẫn hoạt động bình thường. Dư luận tập thể lành mạnh điều chình mạnh mẽ ý thức và hành vi của mọi thành viên. Coi trọng đúng mức lợi ích cá nhân, thúc đẩy sự phát triển cá nhân, thống nhất hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích chung. Việc xây dựng một bầu không khí tâm lý lành mạnh, đoàn kết, thân ái là nhiệm vụ của nhà quản lý và mỗi thành viên của tập thể.

b. Định hướng dư luận lành mạnh

Hiệu trưởng phải thực hiện các chức năng điều tiết các mối quan hệ trong tập thể, điều chỉnh các mối quan hệ trong tập thể thông qua những tác động lên hành vi của các cá nhân. Trên cơ sở đánh giá, phán xét các sự kiện, hiện tượng dư luận tập thể góp phần xây dựng các chuẩn mực, hướng dẫn các việc nên làm, không nên làm. Đồng thời, phải động viên, khuyến khích hoặc phê phán, công kích những biểu hiện đạo đức hành vi của các cá nhân, cùa nhóm người trong tập thể. Nó còn có tác dụng phòng ngừa các hành vi phạm pháp, buộc các cá nhân phải đi theo khuôn khổ vả chuẩn mực xã hội.

Để định hướng dư luận tập thể lành mạnh cần phải có những thông tin sự kiện thật chính xác. Hình thành thái độ đúng đắn, khách quan về hiện tượng, tạo sự phát ngôn đúng mức, trên cơ sở hợp pháp, hợp lý, hợp tình.

25

Điều khiển và điều chỉnh dư luận tập thể để làm áp lực xóa bỏ tiêu cực, kiên trì thuyết phục để luôn có dư luận lành mạnh.

Dư luận tập thể là những nhận định, đánh giá, phán đoán của các thành viên trong tập thể về một sự kiện, sự vật nào đó trong tập thể hoặc trong xã hội. Sự hình thành dư luận trước tiên phụ thuộc vào tính chất của sự kiện, hiện tượng gây ra dư luận đó. Sự hình thành dư luận còn phụ thuộc vào mức độ chuẩn bị tư tưởng của các cá nhân trước sự kiện đó.

Quan điểm, lập trường, cách sống, cách suy nghĩ của con người ảnh hưởng đến tính chất của dư luận. Vì vậy, trang bị, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, hiểu biết, xây dựng định hướng giá trị, chuẩn mực đạo đức, thái độ khách quan, đúng đắn cho các thành viên là nhiệm vụ quan trọng của người quản lý trong việc hình thành dư luận tích cực trong tập thể. Số lượng và chất lượng thông tin ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành dư luận. Nếu thông tin không đầy đủ, không rõ ràng thì phán đoán sẽ mơ hồ, sẽ dẫn đến dư luận không chính xác, hình thành tin đồn. Nếu thông tin đầy đủ, chính xác thì sẽ hình thành dư luận theo chiều hướng tích cực và đúng đắn.

1.4.3. Xây dựng ý thức, thái độ tích cực, trách nhiệm cao đối với bản thân và tập thể sư phạm

Mỗi thành viên xác định được vị trí, vai trò và nhiệm vụ của bản thân, không ngừng rèn luyện tu dưỡng đạo đức, tác phong xứng đáng là tấm gương sáng “về đạo đức, tự học và sáng tạo” cho học sinh noi theo. Từng thành viên trong tập thể tích cực tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Mỗi người có ý thức tự phê bình, mạnh dạn nhận khuyết điểm để sửa chữa. Nhu cầu về sự tiến bộ của bản thân mỗi người trở thành thiết yếu.

Các thành viên biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Luôn chủ động, tự giác, hết lòng, hết sức vì công việc chung. Say mê

26

sáng tạo trong công việc giảng dạy và giáo dục. Mỗi thành viên có ý thức phải liên đới trách nhiệm đối với công việc chung, tự kết hợp với nhau trong mọi hoạt động. Các thành viên đều có ý thức tự quản, tổ chức kỷ luật trở thành nhu cầu của các cá nhân.

Từng thành viên trong tập thể đều hết sức cố gắng giảng dạy và giáo dục học sinh bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm. Kết quả học tập của học sinh ngày càng đi lên, đạo đức học sinh ngày càng tiến bộ.

Mọi thành viên tin tưởng và phấn khởi khi thực hiện nhiệm vụ. Quan hệ giữa các thành viên với Hiệu trường gần gũi, thân mật, cùng hướng tới việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch của nhà trường.

1.4.4. Xây dựng hệ thống các chuẩn mực, giá trị cốt lõi của tập thể

a. Hệ thống các chuẩn mực

Một tập thể là một xã hội thu nhỏ với những cơ cấu, chuẩn mực qui tắc hoạt động, những giá trị do con người tạo ra. Hệ thống chuẩn mực của tổ chức liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần cùa một tổ chức. Nó biểu hiện thông qua tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, phong cách lãnh đạo; quản lý... cho đến bầu không khí tâm lý, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử được xem là tốt đẹp và được mọi người trong tổ chức chấp nhận. Như vậy, hệ thống chuẩn mực của tổ chức quy định hành vi của mọi thành viên trong tổ chức, đồng thời đem lại cho tổ chức một bản sắc riêng.

Tổ chức của hệ thống chuẩn mực đó là biểu hiện bên ngoài gồm những thứ có thể nhìn thấy, nghe thấy, quan sát được như là: cách ăn mặc, trang phục của các thành viên, cách bài trí văn phòng, các lễ hội của tổ chức, nghi thức tập thể, các hình thức sử dụng ngôn ngữ, khẩu hiệu, xưng hô,....Ngoài ra còn phải chú ý đến phần ngầm định bên trong bao gồm: các giá trị thể hiện, các ngầm định nền tảng như niềm tin, niềm tự hào, những suy nghĩ và trạng thái cảm xúc ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân. Những ngầm định này xem

27

như những qui định có tính đương nhiên và tạo nên một sợi dây vô hình kết nối các thành viên trong tập thể và làm nền tảng cho các suy nghĩ, hành động của các thành viên trong tập thể.

Chuẩn mực có vai trò hình thành một hệ thống ứng xử thống nhất của các thành viên trong tập thể. Chuẩn mực là cơ sở để các cá nhân tự đánh giá về nhận thức và các hành vi ứng xử của mình.

b. Giá trị của tập thể

Giá trị của một tập thể chứa đựng yếu tố riêng biệt. Có tập thể đề cao các giá trị nhân văn, tình yêu thương giữa con người trong tập thể. Có tập thể lại đề cao tính cộng đồng, trách nhiệm và sự sáng tạo trong công việc. Có tập thể đề cao các giá trị như sự trung thực, tính thực chất hay khả năng, năng lực. Có tổ chức lại đề cao giá trị lợi nhuận.... Giá trị là cái có ý nghĩa đối với xã hội nói chung và đối với một nhóm xã hội, một cá nhân nói riêng. Khi được nhận thức, đánh giá, lựa chọn thi giá trị trở nên một trong những động lực thúc đẩy con người theo một xu hướng nhất định. Nói đến giá trị cuả một tập thể là nói đến giá trị riêng, bản sắc riêng trên nền tảng những giá trị chung.

Giá trị trong tổ chức, tập thể được phân chia làm hai loại. Loại thứ nhất, là các giá trị mà tập thể hình thành và vun đắp trong quá trình xây dựng và trưởng thành. Loại thứ hai là những giá trị mới mà nhà quản lý và các thành viên mong muốn tập thể có được và từng bước tạo lập nhằm đem đến sự phát triển mới cho tập thể phù hợp yêu cầu của xã hội. Định hướng giá trị cho các thành viên là công tác quan trọng để xây dựng giá trị của tập thể.

Định hướng giá trị được hiểu theo mỗi cá nhân hay cộng đồng nào đó tự định hướng giá trị cho mình, có nghĩa là lựa chọn cho mình một giá trị hoặc hệ thống giá trị nhất định. Mỗi cá nhân hay cộng đồng định hướng giá trị cho một người hay một tập thể nào đó có nghĩa là giáo dục giá trị.

28

Trong một tập thể, định hướng giá trị được chọn lựa và gìn giữ, phát huy bởi các thành viên, nhưng người lãnh đạo luôn đóng một vai trò quan ưọng. Theo tác giả Trần Kiểm: "Trong một tổ chức, người lãnh đạo phải là tâm điểm thống nhất giá trị. Người lãnh đạo phải nắm chắc giá trị chung của tổ chức, đồng thời hiểu các giá trị của các thành viên trong tổ chức và làm chúng thống nhất với giá trị chung. Phẩm chất này đòi hòi người lãnh đạo phải biết hóa giải, tháo gỡ những xung đột không thống nhất về giá trị của các thành viên với giá trị của tổ chức”.

1.4.5. Xây dựng viễn cảnh tương lai và kế hoạch chiến lược của nhà trường

a. Xây dựng viễn cảnh tương lai

Viễn cảnh hay tầm nhìn của nhà trường là định hướng phát triển của nhà trường trong tương lai. Viễn cảnh của nhà trường chính là cái đích để mọi người cùng vươn tới, tạo nên mạnh tinh thần và động lực cho cho từng cá nhân trong tập thể, làm cho mọi người yên tâm, cố gắng, tích cực, toàn tâm ý với công việc. Cảnh tượng về tương lai tươi sáng sẽ tạo động lực thúc đẩy mọi người cố gắng hoạt động để đạt được mục đích.

Tầm nhìn giúp mọi người trong tổ chức nhìn thấy con đường phía trước và tập trung vào các mục tiêu sẽ dẫn họ tới đích. Tầm nhìn giúp cho các cá nhân và tập thể vượt qua những khó khăn, chướng ngại làm cản trờ thành công của tập thể.

Vì thế, hiệu trưởng nhà trường phải huy động được mọi tổ chức và cá nhân trong tập thể có niềm tin và quyết tâm thực hiện để đạt mục tiêu.

b. Kế hoạch chiến lược của nhà trường

Ta có thể hiểu chiến lược như một chuỗi mục tiêu, chuỗi biện pháp liên kết với nhau như là một chuỗi nhân quả, trong đó kết quả cuối cùng là cái đích của sự phát triển (đích của chiến lược phát triển)

29

Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường có vai trò như một văn bản có tính pháp qui của nhà trường, là một công cụ quản lý hữu hiệu, đóng vai trò định hướng trong việc hoạch định các chính sách phát triển cũng như mọi kế hoạch hoạt động nhà trường. Trên cơ sở kế hoạch chiến lược các bộ phận chức năng xây dựng kế hoạch hành động cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.

Khi xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường cần phải xác định cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý để xây dựng kế hoạch chiến lược, đánh giá đúng tình hình thực trạng của nhà trường trong một khoảng thời gian, không gian xác định, xác lập các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của nhà trường, xác định các giải pháp, biện pháp, chương trình hành động cụ thể để đạt được mục tiêu.

1.4.6. Hoàn thiện các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động sư phạm của CB, GV, NV

Điều kiện sống và làm việc của CB, GV, NV ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc và nhiệm vụ của họ. Cho nên, hiệu trưởng cần có sự quan tâm đúng mức đến vật chất và cả tinh thần cho tập thể. Hiệu trưởng phải thực hiện đúng và đủ các chế độ chính sách cho CB, GV, NV như: Nâng bậc lương, các chế độ nghỉ hè, nghỉ phép, trợ cấp khó khăn, tiền thưởng, tiền bồi dưỡng,...

Khi mỗi GV, NV gặp khó khăn phải tổ chức giúp đỡ, động viên kịp thời. Phân công công việc vừa sức cho mỗi thành viên và cần chú ý bố trí thời gian thuận lợi để mọi người hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Các cơ sở vật chất và trang thiết bị trong nhà trường là điều kiện thiết yếu cho quá trình dạy học và giáo dục. Hiệu trưởng cần tăng cường xây dựng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)