Khái quát về tình hình giáo dục và đào tạo của huyện Tây Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 42 - 46)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục và đào tạo của huyện Tây Hòa

mê học tập, nghiên cứu khoa học, đỗ đạt cao. Mạng lưới trường học không ngừng được đầu tư xây dựng với 35 trường học từ mầm non, mẫu giáo đến THCS, THPT tạo điều kiện thuận lợi cho con em trong huyện đến học tập.

2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục và đào tạo của huyện Tây Hòa Hòa

Trong những năm qua, được sự quan tâm của các ngành, các cấp, giáo dục huyện Tây Hòa đã từng bước phát triển đồng bộ và toàn diện ở các ngành học, bậc học. Hệ thống trường, lớp ngày một được đâu tư và củng cố, tất cả các trường học trên địa bàn huyện đều thuộc hệ thống trường công lập, phù hợp với quy mô phát triển giáo dục cấp huyện, đáp ứng được cơ bản nhu cầu học tập của con em nhân dân nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Quy mô phát triển giáo dục ổn định và đạt mức cao so với mức trung bình của tỉnh.

Hiện nay, toàn huyện Tây Hòa có 11 trường Mầm non, Mẫu giáo; 10 trường Tiểu học; 10 trường THCS, 01 trường TH&THCS; 03 trường THPT; 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Có 11/11 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Giáo dục Tây Hòa trong những năm qua nhiều đơn vị được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Phú Yên tặng bằng khen. Toàn huyện có 29/35 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 09/11 trưởng Mầm non, Mẫu giáo; 07/10 trường Tiểu học, 07/11 trường THCS, 02/03 trường THPT. Các trường còn lại đều đạt từ 3 đến 4 tiêu chuẩn so với 5 tiêu chuẩn theo quy định Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia với trường mầm

34

non và Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT về kiểm định chất lượng, công nhận đạt chuẩn quốc gia với trường THCS, THPT.

Chất lượng giáo dục toàn diện đạt ở mức cao thể hiện qua kết quả đánh giá hàng năm, trong đó ở bậc tiểu học được xét hoàn thành chương trình lớp học, chương trình tiểu học luôn duy trì khoảng 100%; Hạnh kiểm ở bậc THCS xếp khá trở lên đạt từ 97% - 99%. Học lực trung bình trở lên ở bậc THCS 96% - 98%, khá giỏi 65% - 70%; công nhận tốt nghiệp THCS khoảng 99,6% - 99.9%; tốt nghiệp THPT hàng năm đạt 99,4% - 99,8%. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kỳ công hiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục huyện Tây Hòa còn bộc lộ những hạn chế như chất lượng giáo dục giữa các vùng chưa đồng đều; khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, đời sống của HS còn hạn chế.

Ở bậc THPT, khi so sánh kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm trong 03 năm học 2016 – 2017, 2017 – 2018 và 2018 – 2109 của các trường THPT huyện Tây Hòa với toàn tỉnh Phú Yên cho thấy độ chênh nhau thấp, thể hiện năng lực học sinh của các trường THPT huyện Tây Hòa ở mức trung bình chung so với toàn tỉnh.

Bảng 2.1. Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh cấp THPT ở tỉnh Phú Yên (Năm học 2016 – 2017 đến năm học 2018 – 2019)

Năm học TSHS

Kết quả xếp loại hạnh kiểm

Tốt Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

2016-2017 30.614 25.062 81,9 4.660 15,2 816 2,7 76 0,2 2017-2018 30.174 25.383 84,1 4.143 13,7 591 2,0 57 0,2 2018-2019 30.317 25.711 84,8 4.081 13,5 482 1,6 43 0,1

35

Bảng 2.2. Kết quả xếp loại học lực học sinh cấp THPT ở tỉnh Phú Yên (Năm học 2016 – 2017 đến năm học 2018 – 2019)

Năm học TSHS

Kết quả xếp loại học lực

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

2016-2017 30.614 5.228 17,1 15.611 51,0 8.572 28,0 1.144 3,7 2017-2018 30.174 5.479 18,2 15.729 52,1 7.939 26,3 983 3,3 2018-2019 30.317 5.426 17,9 15.812 52,2 8.135 26,8 944 3,1

(Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên)

Qua bảng thống kê số liệu (Bảng 2.1 và bảng 2.2), có thể cho thấy phần lớn học sinh đạt hạnh kiểm tốt ngày càng tăng. Tuy nhiên, số học sinh đạt hạnh kiểm trung bình, yếu còn nhiều (năm học 2016 – 2017 chiếm tỷ lệ 2,9 % ; năm học 2017 – 2018 chiếm tỷ lệ 2,3 % ; năm học 2018 – 2019 chiếm tỷ lệ 1,7%) và số học sinh đạt hoc lực yếu vẫn còn nhiều (năm học 2016 – 2017 chiếm tỷ lệ 3,7% ; năm học 2017 – 2018 chiếm tỷ lệ 3,3 % ; năm học 2018 – 2019 chiếm tỷ lệ 3,1%). Nhìn chung các nhà quản lí giáo dục cần phải quan tâm nhiều hơn nữa trong việc giáo dục đạo đức và chất lượng học tập của học sinh cấp THPT.

Bảng 2.3. Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh cấp THPT ở huyện Tây Hòa (Năm học 2016 – 2017 đến năm học 2018 – 2019)

Năm học TSHS

Kết quả xếp loại hạnh kiểm

Tốt Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

2016-2017 4.307 3.831 89,0 409 9,5 64 1,5 3 0,1 2017-2018 4.314 3.933 91,2 361 8,4 20 0,5 - - 2018-2019 4.326 3.892 90,0 412 9,5 22 0,5 - -

36

Bảng 2.4. Kết quả xếp loại học lực học sinh cấp THPT ở huyện Tây Hòa (Năm học 2016 – 2017 đến năm học 2018 – 2019)

Năm học TSHS

Kết quả xếp loại học lực

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

2016-2017 4.307 848 19,7 2.414 56,0 1.021 23,7 24 0,6 2017-2018 4.314 923 21,4 2.347 54,4 995 23,1 49 1,1 2018-2019 4.326 914 21,1 2.357 54,5 1.023 23,6 32 0,7

(Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên)

Qua bảng thống kê số liệu (Bảng 2.3 và bảng 2.4), có thể cho thấy phần lớn học sinh đạt hạnh kiểm tốt ngày càng tăng. Tuy nhiên, số học sinh đạt hạnh kiểm trung bình, yếu còn nhiều (năm học 2016 – 2017 chiếm tỷ lệ 1,6 % ) và số học sinh đạt hoc lực yếu vẫn còn nhiều (năm học 2016 – 2017 chiếm tỷ lệ 0,6% ; năm học 2017 – 2018 chiếm tỷ lệ 1,1 % ; năm học 2018 – 2019 chiếm tỷ lệ 0,7%). Nhìn chung, công tác giáo dục đạo đức học sinh chất lượng học tập tại huyện Tây Hòa đã được chú trọng, chất lượng có tăng hơn so với mặt bằng toàn tỉnh nhưng chưa cao. Vì thế, các nhà quản lí giáo dục cần phải quan tâm nhiều hơn nữa trong việc giáo dục đạo đức và chất lượng học tập của học sinh cấp THPT tại huyện.

Tóm lại, quy mô trường, lớp; cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên tại huyện Tây Hòa đã đáp ứng tương đối tốt nhu cầu học tập của học sinh. Chất lượng giáo dục THPT của huyện ngang hoặc hơn với mặt bằng chung của chất lượng giáo dục THPT toàn tỉnh. Tuy nhiên, giáo dục THPT của huyện Tây Hòa vẫn còn khó khăn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhất là công tác đào tạo nâng chuẩn.

37

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)