8. Cấu trúc luận văn
2.4.6. Thực trạng về mức độ hài lòng của cá nhân với tập thể
Thực tế tại các trường THPT trong địa bàn huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, trước khi chúng tôi tiến hành khảo nghiệm vấn đề xây dựng TTSP tích cực này, chưa ai đề cập công tác xây dựng tập thể một cách rõ ràng, tuy công tác này thực chất vẫn được lãnh đạo các nhà trường chú trọng. Những biểu hiện của công tác này chính là ở tinh thần xây dựng khối đoàn kết, nhất trí, thực hiện tốt hơn quy chế dân chủ cơ sở, phát huy sức mạnh tập thể, thái độ cởi mở, hợp tác trong công việc, ... Tuy nhiên công tác này chưa trở thành hoạt động thường xuyên và chưa có những hướng dẫn chuyên môn cần thiết. Tuy chế độ khen thưởng trong nhà trường đã từng bước động viên được sự phấn đấu của đội ngũ trong thực hiện nhiệm vụ, kích thích sự nỗ lực của các
60
thành viên, nhưng vẫn cần cải tiến tốt hơn để phát huy hơn nữa sức động viên của khen thưởng đối với từng cá nhân cũng như tập thể.
Công tác kiểm tra đánh giá trong nhà trường đang từng bước hoàn thiện cùng với việc đồi mới về công tác kiểm tra đánh giá trong việc dạy và học của toàn ngành giáo dục và đào tạo cả nước, góp phần nâng cao năng lực tự học, tính tích cực của học sinh ...Tại các đơn vị nghiên cứu, lãnh đạo nhà trường mong muốn nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường, phát huy tinh thần dân chủ, trí tuệ tập thể trong mọi hoạt động. Tuy nhiên trong công tác triển khai vẫn có những hoạt động còn mang tính hình thức cần được thay đổi, cải tiến. Ngoài ra, trong công tác xây dựng tập thể cần thiết phải chú trọng đến các vấn đề khác như xây dựng dư luận, truyền thống, viễn cảnh ... là những vấn đề sát thực, cần thiết.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát để đo mức độ hài lòng của đội ngũ, từ đó đánh giá, phân tích các mặt thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức. Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 2.10:
Bảng 2.10. Khảo sát mức độ hài lòng của cá nhân với tập thể sư phạm
STT Nội dung ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng (Theo tỷ lệ %) Rất hài lòng Bình thường Chưa hài lòng Không hài lòng 1 Việc thực hiện chế độ, chính sách 56.1 38.9 5 0
2 Thu nhập từ lương, thưởng 53.9 41.7 2.8 1.7 3 Đời sống tinh thần trong tập thể
đơn vị 65.6 30.6 3.9 0
4 Thực hiện quy chế dân chủ cơ
sở 56.7 42.2 1.1 0
5 Phát huy năng lực cá nhân 55 42.8 2.2 0
61
7 Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao
trình độ 52.2 46.7 1.1 0
8 Điều kiện làm việc, môi trường
công tác 69.4 28.3 2.2 0
9
Tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong xây dựng tập thể
58.9 35.6 5.6 0
10 Vai trò lãnh đạo của Đảng ủy 70 30 0 0
11 Kĩ năng giao tiếp, ứng xử của
các thành viên trong đơn vị 42.2 49.4 8.3 0
12 Mối quan hệ tương trợ, giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ 60 36.1 3.9 0
13
Việc khen thường, ghi nhận, thành tích đóng góp của cá nhân với tập thể, đơn vị
51.7 42.2 5.6 0.6
14 Mức độ gắn kết của cá nhân với
tập thể 70.6 28.3 1.1 0
15 Sự hưởng ứng của các thành
viên trong các hoạt động tập thể 60 36.1 2.8 1.1
16 Công việc hiện tại đang phụ
trách 74.4 23.9 1.7 0
17 Phát huy khả năng và sở trường
khi làm việc trong tập thể 63.3 33.9 2.2 0.6 Qua bảng 2.10 cho thấy mức độ rất hài lòng được đánh giá tương đối cao có tỉ lệ phần lớn trên 50% tuy nhiên đánh giá chưa hài lòng và không hài lòng vẫn còn như vấn thu nhập từ lương và đóng ý kiến để xây dựng đơn vị được đánh giá chưa hài lòng và không hài lòng chiếm tỷ lệ 15,0% từ đó lãnh đạo đơn vị cần thường xuyên quan tâm hơn trong điều kiện mức lương của thầy cô giáo và đóng góp ý kiến để xây dựng đơn vị.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát sự đánh giá của đội ngũ CB, GV, NV về các yếu tố tác động đến công tác xây dựng tập thể ở trường THPT và được kết quả sau:
62
Bảng 2.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng tập thể ở trường THPT
STT Nội dung ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng (Theo tỷ lệ %) Cao Trung bình Thấp Không có 1 Sự nhận thức về công tác xây dựng tập thể của CB, GV, NV, HS; 78.9 19.4 1.7 0 2 Có sự phân công, phân nhiệm vụ rõ
ràng; 78.3 20 1.7 0
3 Sử dụng nhân lực khoa học, hợp lý; 67.2 26.7 6.1 0 4 Khen thưởng kịp thời, khách quan; 84.4 13.9 1.7 0 5 Đội ngũ nòng cốt có chuyên môn,
đáng tin cậy; 81.7 17.2 1.1 0
6 Có truyền thống tốt đẹp; 71.1 25 3.9 0
7 Các luồng dư luận lành mạnh về đơn
vị; 64.4 33.9 1.7 0
8
Có sự thống nhất về tư tưởng và hành động của các thành viên trong tập thể;
76.7 19.4 3.9 0
9 Có sự học hỏi lẫn nhau về hành vi tốt
đẹp, tác phong làm việc khoa học; 78.9 17.8 3.3 0
10
Có sự quan tâm đến đời sống vật chất lẫn tinh thần của từng thành viên trong tập thể; 63.9 28.9 7.2 0 11 Có sự thống nhất về mục đích chung giữa các nhóm chính thức và không chính thức; 68.9 26.1 5 0
12 Ứng xử có văn hóa, cởi mở trong
giao tiếp; 71.7 27.2 1.1 0
13
Đa số thành viên đều nhiệt tình, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường;
75.6 20 4.4 0
14 Xây dựng bầu không khí tâm lý tích
63
15 Xây dựng tâm nhìn, sứ mệnh của đơn
vị; 63.9 31.1 5 0
16 Ý thức trách nhiệm với công việc của
các thành viên trong tập thể; 70.6 23.3 6.1 0 17 Công tác kiểm tra đánh giá chặt chẽ,
thường xuyên; 73.3 22.8 3.9 0
18 Điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị; 60.6 33.3 6.1 0 19 Việc phát huy cao độ tính dân chủ
trong các hoạt động của đơn vị; 73.3 22.8 3.9 0 20 Sự minh bạch, công khai các hoạt
động của đơn vị; 74.4 21.1 4.4 0
21 Chi bộ phát huy được vai trò lãnh
đạo; 83.9 16.1 0 0
22
Sự quan tâm, lắng nghe, chia sẻ của Hiệu trưởng với những ý kiến từ CB, GV, NV, HS;
73.3 17.2 9.4 0
23 Sự quan tâm nâng cao đời sống tinh
thần lẫn vật chất của Hiệu trưởng; 74.4 21.7 3.9 0 24 Tạo môi trường thuận lợi cho cá nhân
phát huy tài năng và sở trường; 65.6 28.9 5.6 0
25
Sự cởi mở, chân thành, tôn trọng lẫn nhau trong giao tiếp cũng như trong công việc giữa các thành viên của tập thể;
71.7 25.6 2.8 0
26 Quy chế hoạt động chung; 72.2 25.6 2.2 0
27 Quy chế chi tiêu nội bộ; 79.4 17.8 2.8 0
28
Có cơ chế phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CB, GV, NV;
69.4 28.3 2.2 0
29 Thực hiện công tác quy hoạch, bổ
nhiệm công khai, đúng quy định; 82.2 15 2.8 0 30 Việc giải quyết các xung đột cá nhân
trong tập thể của lãnh đạo đơn vị. 70.6 22.8 6.7 0 Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn (khoảng 70%) CB, GV, NV nhận
64
định các yếu tố mà đề tài đã nêu có ảnh hưởng cao đến công tác xây dựng TTSP. Điều này đã góp phần giúp lãnh đạo đơn vị có thêm những định hướng đúng đắn trong thực hiện công tác xây dựng TTSP. Kết quả trên cũng cho thấy rằng, đa số thành viên của tập thể có nhận thức về công tác xây dựng tập thể, Có sự thống nhất về tư tưởng và hành động của các thành viên trong tập thể, có sự học hỏi lẫn nhau về hành vi tốt đẹp, tác phong làm việc khoa học, có sự quan tâm đến đời sống vật chất lẫn tinh thần của từng thành viên trong tập thể, đa số thành viên đều nhiệt tình, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, sự cởi mở, chân thành, tôn trọng lẫn nhau trong giao tiếp cũng như trong công việc giữa các thành viên của tập thể và tinh thần gắn kết tốt với tập thể đơn vị thể hiện được nhận thức đúng đắn về tẩm quan trọng của công tác xây dựng TTSP trong nhà trường hiện nay. Điều này phù hợp với kết quả khảo sát đã thực hiện nêu ở mục 3, bảng 2.6 là có gần 94% tự đánh giá mình là thành viên thực sự của tập thể.