Quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm tích cự cở các trường Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 81 - 125)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm tích cự cở các trường Trung

BÀN HUYỆN TÂY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

3.3.1. Quản lý công tác xây dựng viễn cảnh, tầm nhìn, giá trị, truyền thống và hình thành dư luận tập thể

Nhóm biện pháp quản lý công tác xây dựng viễn cảnh, tầm nhìn, giá trị, truyền thống và hình thành dư luận chính là những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng niềm tin, lòng tự hào, sự hy vọng,... về công tác xây dựng TTSP tích cực trong mỗi thành viên của tập thể và vì vậy, nó là tiền đề cho mọi hoạt động của nhà trường. Không thể có một TTSP tích cực khi mà trong trái tim và khối óc của từng thành viên trong tập thể đó chưa có nhận thức đầy đủ về nó, không có niềm tin, lòng tự hào, sự hy vọng, ... về chính đơn vị mình. Vì vậy, kết quả của nhóm biện pháp này được xem là đòn bẩy quan trọng giúp nhà lãnh đạo có thể thực hiện tốt công tác xây dựng TTSP tích cực trong đơn vị. Nhóm này gồm các biện pháp sau:

3.3.1.1. Tăng cường công tác tuyên truyền sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của nhà trường

* Mục đích, ý nghĩa:

Mỗi trường học có một lịch sử hình thành và phát triển riêng của mình. Do đó, tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi cũng mang nét đặc thù riêng. Việc xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh và hệ thống các giá trị cốt lõi của nhà trường cũng như việc tuyên truyền về những giá trị này là một nhiệm vụ hết sức cần thiết đối với trường học.

Sứ mệnh và hệ thống các giá trị truyền thống cốt lõi đóng vai trò trong việc đảm bảo sự đồng tâm hợp lực của đội ngũ, tạo cơ sở duy trì và phân bổ nguồn lực hợp lý cũng như góp phần hình thành bầu không khí tâm lý tích cực trong nhà trường.

73

* Nội dung, cách thực hiện biện pháp:

Để mọi thành viên trong nhà trường hiểu rõ về tầm nhìn, sứ mệnh, hệ thống giá trị cốt lõi và qua đó giúp họ nâng cao ý thức trách nhiệm, xây dựng niềm tin về đơn vị của mình, hiệu trưởng nhà trường cần tập trung vào một số nội dung sau:

Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền về tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược phát triển và hệ thống các giá trị truyền thống của đơn vị đến mọi thành viên trong đơn vị để họ hiểu rõ ý nghĩa, vai trò cũng như nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của cá nhân, tập thể với sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược phát triển và hệ thống các giá trị truyền thống đó;

Chỉ đạo công tác tổ chức triển khai thực hiện, tạo được sự đồng thuận của CB, GV, NV trong việc thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị hướng đến việc thực hiện sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược phát triển và hệ thống các giá trị truyền thống đã đề ra.

3.3.1.2. Giữ gìn và phát huy các truyền thắng tốt đẹp trong tập thể

* Mục đích, ý nghĩa:

Truyền thống là những giá trị tinh thần, tình cảm, tư tưởng, lối sống, những giá trị văn hóa,... được kế thừa và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy truyền thống là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong đơn vị.

Tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên chưa có văn bản chính thức nào đề cập đến hệ thống các giá trị cốt lõi của nhà trường. Tuy nhiên, các giá trị cốt lõi như coi trọng chất lượng, hiệu quả, lòng trung thực, sự tôn trọng lẫn nhau, tính cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu thương... vẫn được nhiều CB, GV, NV thừa nhận.

* Nội dung, cách thực hiện biện pháp:

74

các giá trị đã có và những giá trị sẽ có của nhà trường. Xác lập các giá trị cốt lõi trong nhà trường bằng việc khảo sát ý kiến tất cả các thành viên trong nhà trường. Và để hiệu quả, việc nêu lên các giá trị cốt lõi nên chọn những người có hiểu biết cặn kẽ về nhà trường, có năng lực và được các thành viên khác tin cậy.

Chỉ đạo việc thiết kế, xây dựng phòng truyền thống của đơn vị để trưng bày những phần thường mà nhà trường được tặng (bằng khen, giấy khen, ...); lịch sử phát triển và những thành tựu của nhà trường, hình ảnh và các hiện vật về quá trình xây dựng trường qua các thời kỳ; đồng thời có hình thức trân trọng ghi nhận những thành tích mà cá nhân, tập thê trong đơn vị đạt được...

Tổ chức tốt các buổi lễ khai giảng năm học, kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, các hoạt động phong trào của Công đoàn, Đoàn Thanh niên, đồng thời có sự quan tâm chu đáo trong việc đón tiếp CB, GV, NV mới cũng như chia tay CB, GV, NV về đơn vị mới, nghỉ hưu...

3.3.1.3. Hướng dẫn và xây dựng dư luận xã hội lành mạnh

* Mục đích, ý nghĩa:

Dư luận xã hội là các ý kiến, thái độ có tính chất đánh giá, nhận định, phán xét của nhóm, tập thể trong xã hội đối với những sự kiện xã hội, những vấn đề có liên quan đến lợi ích chung, thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Cùng với sự tồn tại của tập thể là các dư luận mang tính chất xã hội của các thành viên trong tập thể đó trước những vấn đề mang tính thời sự ít nhiều có ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, quyền lợi,... của họ.

* Nội dung, cách thực hiện biện pháp:

Nắm vững vai trò của dư luận như điều tiết các mối quan hệ, giáo dục đạo đức, giám sát hoạt động của tổ chức, cá nhân tạo ra sức ép đối với các hành vi sai trái, tư vấn thông qua những phán xét, kiến nghị rất sáng suốt.

75

có thể can thiệp khi cần thiết. Sự hình thành dư luận là một quá trình phức tạp có sự tham gia của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Nếu thông tin không đầy đủ, rõ ràng thì phán đoán mơ hồ sẽ kéo dài, khó đi đến dư luận mà vẫn là tin đồn; nếu thông tin đầy đủ chính xác dư luận dễ hình thành và đúng đắn hơn.

Quan tâm đến tâm trạng, tình cảm, nguyện vọng của quần chúng đồng thời tăng cường tính công khai minh bạch để cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin chính thống đến tất cả thành viên của đơn vị để có sự định hướng, điều chỉnh, điều khiển dư luận cho phù hợp, góp phần xây dựng tập thể ngày càng vững mạnh.

3.3.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của TTSPTC

3.3.2.1. Ý nghĩa của biện pháp

Trong tập thể nói chung và tập thể sư phạm nói riêng cần có cơ cấu tổ chức hợp lý và khoa học để đảm bảo tính hợp lý, cân đối, hoàn chỉnh trong cơ cấu TTSP là vấn đề cần hết sức quan tâm, đầu tư để phù hợp với mỗi nhà trường. Một cơ cấu tổ chức hoàn thiện sẽ hoạt động nhịp nhàng; phát huy được tiềm năng của tập thể.

Trong cơ cấu tổ chức của tập thể, qui chế có vai trò hết sức quan trọng, nó là hệ thống văn bản mang tính qui định nhằm thể chế hóa công tác quản lý, làm căn cứ để điều hành mọi mặt hoạt động. Các qui chế hoạt động và qui chế phối hợp giúp cho cơ cấu tổ chức hoạt động đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo sự năng động của TTSP.

3.3.2.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp

Tùy theo qui mô, đặc điểm và điều kiện cụ thể của nhà trường, hiệu trưởng thiết lập bộ máy quản lý tập thể sư phạm nhà trường theo đúng nguyên tắc, quy định của điều lệ trường THPT. Tuyển chọn đội ngũ tổ trưởng chuyên môn có uy tín, năng lực, tạo niềm tin cho tập thể giáo viên.

76

Các ban văn thể, lao động, công nghệ thông tin cần hết sức chú ý đến năng lực, sở trường khi bổ nhiệm để bảo đảm hiệu quả công tác.

Thực hiện tốt sự lãnh đạo của Đảng với các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ chí minh. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân sự nguồn cho các tổ chức này. Xây dựng qui chế làm việc, qui chế phối hợp với các tổ chức thật khoa học để thực hiện mục tiêu của nhà trường.

Mục tiêu phát triển của nhà trường phải gắn với lợi ích vật chất và tinh thần của các thành viên, phải được bàn bạc dân chủ, phát huy được trí tuệ tập thể. Mọi thành viên được bày tỏ quan điểm, được đòi hỏi quyền lợi chính đáng từ tập thể và ngược lại, phải tự giác hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.

Phân công nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng cho các thành viên ban giám hiệu: Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng. Qui định về chức năng nhiệm vụ của các tổ trưởng, ban văn thể, ban lao động, ban công nghệ thông tin. Cần tham khảo ý kiến tập thể, tạo sự đồng thuận cao để tổ chức thực hiện.

Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức trong nhà trường và các cá nhân cùng góp sức xây dựng qui chế tiêu chí nội bộ. Việc xây dựng quy chế cần phải được dự thảo, lấy ý kiến đóng góp, huy động trí tuệ tập thể trước khi ra quyết định ban hành. Qui chế chi tiêu nội bộ phải bảo đảm công việc nhà trường, kích thích được sự tích cực của các thành viên.

Qui chế chuyên môn phải bảo đảm qui định của ngành, bảo đảm tính thực tiễn của nhà trường trong thực hiện định hướng đổi mới giáo dục.

Để qui chế phát huy tác dụng, cần thiết phải: Tổ chức phổ biến cho GV-NV nắm rõ nội dung các quy định đã ban hành, thông qua các cuộc họp toàn thể cơ quan, họp từng bộ phận. Tuyên truyền, giáo dục cho GV-NV nâng cao nhận thức, phát huy tính tự giác trong việc chấp hành nghiêm túc nội qui cơ quan. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế, kịp thời

77

động viên khen thưởng những thành viên thực hiện tốt và có pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

3.3.3. Quản lý công tác xây dựng văn hoá tập thể

Văn hóa là tổng hòa những giá trị hữu hình và vô hình bao gồm trình độ nhận thức, phương pháp tổ chức, quản lý, môi trường - cảnh quan, phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp, phong cách giao tiếp ứng xử của cán bộ công chức nhằm xây dựng một công sở văn minh, lịch sự, hoạt động đúng pháp luật và hiệu quả cao. Xây dựng văn hóa làm việc là xây dựng lề lối, nề nếp làm việc khoa học, có trật tự kỷ cương, tuân theo những nội quy, quy định, giao tiếp lịch sự, tôn trọng lẫn nhau.

Xác định xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường là nội dung quan trọng trong nhà trường, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “đồi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Chỉ thị số 1537/CT-BGDĐT, ngày 05/5/2014 về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giảo dục cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giảo dục, đào tạo, yêu cầu “Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, quy định cụ thể mối quan hệ, ứng xử đúng mực, thân thiện giữa các cán bộ, nhà giáo và học sinh, sinh viên.”

3.3.3.1. Xây dựng bầu không khí làm việc tích cực, tạo môi trường hoạt động thân thiện, thuận lợi trong nhà trường

* Mục đích, ý nghĩa:

Bầu không khí tập thể là trạng thái tâm lý xã hội, thể hiện sự phức hợp tâm lý xã hội, xu hướng tâm lý của các thành viên trong tập thể, mức độ dung hợp các đặc điểm tâm lý trong các quan hệ liên nhân cách.

78

triển, cố kết hay xung đột của các thành viên trong tập thể nên khi xây dựng được bầu không khí làm việc thân thiện, tích cực, hợp tác là đã tạo ra được sức mạnh cùa tập thể trong việc hoàn thành các nhiệm vụ đề ra. Không thể có một tập thể tích cực với một bầu không khí tâm lý không lành mạnh.

Chính vì vậy, xây dựng bầu không khí tâm lý tập thể là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người lãnh đạo.

* Nội dung, cách thực hiện biện pháp:

Để xây dựng bầu không khí làm việc tích cực, thân thiện trong nhà trường, trước hết Hiệu trưởng cần tìm hiểu tâm lý - tính cách của các thành viên trong đơn vị, các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc hình thành bầu không khí tập thể, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người có cơ hội giao lưu với nhau đồng thời biết xây dựng phong cách làm việc phù hợp.

Bố trí, phân công công việc hợp lý, phù hợp với năng lực chuyên môn và đặc điểm tâm lý của từng người, giải quyết tốt các mối quan hệ trong tập thể để tránh xung đột bất lợi, kịp thời giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh một cách thấu tình đạt lý... Không thể có sự nhiệt tình, sáng tạo với công việc mà mình chán ghét, cũng như không thể cùng nhiệt huyết làm việc với người mà mình không yêu thích.

3.3.3.2. Triển khai xây dựng môi trường có tính đồng thuận, phát huy tinh thần tự chủ, hợp tác của các lực lượng trong đơn vị nhằm thực hiện tốt mọi hoạt động của nhà trường

* Mục đích, ý nghĩa:

Môi trường làm việc đồng thuận là mong muốn, điều kiện tối cần thiết của một tập thể vì bất kỳ một hoạt động nào mà không tìm được sự đồng thuận, không có tiếng nói chung giữa các lực lượng tham gia thì hoạt động đó không bao giờ đạt được mục đích đề ra, và tất yếu, hiệu quả không cao hoặc có thể dẫn đến thất bại.

79

Vì vậy, cần quan tâm tạo điều kiện cho CB, GV, NV thực hiện tốt các hoạt động bằng việc phát huy tinh thần tự chủ, tích cực, sự phối hợp nhịp nhàng, tạo được sự nhất trí cao giữa các thành viên, các bộ phận trong đơn vị.

* Nội dung, cách thực hiện biện pháp:

Tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở để tạo bầu không khí tâm lý tích cực làm cho các thành viên của tập thể cảm thấy luôn hạnh phúc, thoải mái, đồng thời đề cao vai trò của cá nhân để từng thành viên thể hiện sự tận tụy, tâm huyết với công việc.

Sử dụng đúng người, đúng việc để phát huy được điểm mạnh, sở trường của từng người đồng thời hạn chế các khuyết điểm. Tạo thuận lợi về điều kiện làm việc, đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại,... để góp phần tăng năng suất, hiệu quả làm việc.

Thực hiện tốt các quy chế của đơn vị, nhất là quy chế dân chủ cơ sở để phát huy được quyền làm chủ thực sự của quần chúng; chăm lo củng cố và phát huy vai trò của các tồ chức đoàn thể cũng như xây dựng mối quan hệ đúng đán giữa tồ chức Đảng với chính quyền và các đoàn thể trong nhà trường, giữa các thành viên trong đơn vị với nhau.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để sớm phát hiện những bất cập trong điều hành quản lý, kịp thời xử lý những vấn đề gây ảnh hưởng xấu đến việc phát huy tinh thần tự chủ, hợp tác vì sự phát triển của tập thể.

3.3.4. Quản lý công tác xây dựng các mối quan hệ đúng đắn trong tập thể

Để có thể xây dựng một tập thể tích cực, người lãnh đạo phải hết sức chú trọng đến công tác xây dựng các quan hệ trong tập thể; bởi vì trong một tập thể, các quan hệ tốt đẹp sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng tinh thần đoàn kết, hợp tác, là cơ sở quan trọng để xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 81 - 125)