8. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Tính tích cực hoạt động của các thành viên khi thực hiện các mục đích
mục đích của tập thể sư phạm
Lãnh đạo các trường THPT ở huyện Tây Hòa luôn chú trọng đến công tác xây dựng đội ngũ trở thành một tập thể gắn bó, đoàn kết nhằm đáp ứng ngày càng tốt hon điều kiện thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dạy - học của nhà trường.
Các trường có đội ngũ CB, GV, NV đủ về số lượng, đảm bảo về chuyên môn, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và được đảm bảo các quyền lợi theo quy định của luật pháp. Nhà trường đã ban hành và triển khai thực hiện tốt các văn bản quy định có liên quan đến công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ theo quy trình và tiêu chí rõ ràng, minh bạch; luôn tạo điều kiện cho đội ngũ CB, GV, NV được đi học bồi
42
dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến quyền lợi của cán bộ, giáo viên, nhân viên cả về vật chất và tinh thần như các che độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ làm việc, học tập, chế độ khen thưởng và nghỉ dưỡng theo quy định của pháp luật... Các việc làm trên được thể hiện trong Nghị quyết của chi bộ, trong quy chế chi tiêu nội bộ, hội nghị công chức viên chức hàng năm.
Đánh giá của đội ngũ CB, GV, NV về “Ý thức trách nhiệm với công việc của các thành viên trong tập thể” thể hiện ở mục 16 bảng 2.6, trong đó có đến 70,6% nhận định rằng đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn (mức độ ảnh hưởng cao) đến hoạt động tập thể. Kết quả này ngoài việc thể hiện sự nhận thức đúng đắn về công tác xây dựng tập thể còn cho thấy đó là tinh thần trách nhiệm là mong muốn của đa số thành viên về việc cần thiết phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc của các cá nhân trong tập thể.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, muốn một người gắn bó với công việc và nơi mà họ làm việc thì phải biến nơi làm việc thành chốn thực sự thân thiết của họ. Kết quả khảo sát ở bảng 2.2, mục 2 về nội dung “Nhận định về bầu không khí tâm lý ở Tổ/Nhóm mà cá nhân đang công tác” có đến 60.0 % trả lời “đã nhận được sự giúp đờ chân tình của đồng nghiệp vì tiến bộ của mình”; và ở mục 3 “Nhận định về mức độ gắn kết của cá nhân với tập thể đơn vị” có đến gần 94% chọn “Thấy mình thực sự là thành viên không thể thiếu trong tập thể” hoặc “Đã là một thành viên thực sự trong tập thể”. TTSP đã thật sự là nơi mà CB, GV, NV có độ gắn kết tốt; nơi làm việc đã trở thành chốn thân thiết để đi - về. Kết quả này đã phản ánh được độ gắn kết khá chặt chẽ giữa các thành viên trong tập thể, tuy mức độ phân hóa giữa các nhóm còn rõ nét nhưng chứa đựng tiềm năng phát triển trong một tương lai gần.
Khảo sát về mức độ biểu hiện các dấu hiệu tích cực, tiêu cực trong công tác xây dựng tập thể chúng tôi đã thu thập được số liệu sau (bảng 2.6):
43
Bảng 2.6. Mức độ biểu hiện của các dâu hiệu tích cực, tiêu cực trong tập thể
STT Dạng biểu hiện Các biểu hiện Mức độ biểu hiện (Theo tỷ lệ %) Phổ biến Không phổ biến Không có 1 Tích cực Tôn trọng lẫn nhau; 84.4 15.6 0
Đoàn kết, giúp đỡ nhau, chia sẻ khó
khăn; 82.2 17.2 0.6
Phối hợp hoàn thành công việc được
giao; 85.6 11.7 2.8
Giao tiếp, ứng xử có văn hóa; 87.8 12.2 0
Tinh thần làm việc năng động, nhiệt
tình, trách nhiệm; 77.8 20 2.2
Góp ý thẳng thắn, chân thành, xây
dựng; 68.9 27.2 3.9
Yêu thích, hài lòng với công việc hiện
tại; 80 17.2 2.8
Bầu không khí tập thể thân thiện, tích
cực; 79.4 19.4 1.1
Hoàn thành nhiệm vụ vì lợi ích chung. 82.2 16.1 1.7
2 Tiêu cực
Chưa thân thiện, thiếu hợp tác; 15.6 30 54.4
Đề cao lợi ích cá nhân; 18.9 30 51.1
Không sẵn sàng giúp đỡ nhau; 13.3 41.7 45 Chán ghét, không hài lòng với công
44
Bầu không khí tập thề nặng nề, thiếu
thân thiện; 16.1 28.9 55
Bè phái, chia rẽ, mất dân chủ; 16.7 32.8 50.6 Góp ý không mang tính xây dựng; 23.3 28.3 48.3
Chậm đổi mới; 14.4 34.4 51.1
Bao che các lỗi vi phạm, đề cao lợi
ích nhóm. 15 39.4 45.6
Chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát sự đánh giá của đội ngũ GV, NV về chất lượng các hoạt động trong nhà trường với mong muốn nhận được những đánh giá, nhận xét của cán bộ, giáo viên, nhân viên về các mặt hoạt động của nhà trường nhằm tìm ra các tác động tích cực, cũng như các yếu tố còn hạn chế có tác động đến công tác xây dụng tập thể ở đơn vị. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.7.
Bảng 2.7. Đánh giá về chất lượng các hoạt động trong nhà trường
STT Nội dung ảnh hưởng
Nhận xét
(Theo tỷ lệ %)
Tốt Khá Trung
bình Yếu
1 Hội nghị công chức, viên chức; tổ
chức tọa đàm, lấy ý kiến góp ý 63.9 33.9 2.2 0
2 Thao giảng, dự giờ 60.6 35.6 3.9 0
3 Hội thi giáo viên giỏi cấp trường 68.9 24.4 6.7 0
4 Hoạt động tập huấn, trao đồi kinh
nghiệm trong nhà trường 54.4 31.7 13.9 0
5 Hoạt động giao lưu văn nghệ, thể
45
6 Hoạt động nghiên cứu khoa học,
sáng kiến kinh nghiệm 65 20 15 0
7 Sử dụng và làm đồ dùng dạy học 42.2 52.2 5.6 0 8 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa 48.3 36.7 15 0 9 Công tác thi đua, khen thưởng 43.9 47.8 7.2 1.1
10 Tuyên truyền, giáo dục về truyền
thống dân tộc, địa phương, đơn vị 57.8 36.7 4.4 1.1 11 Hoạt động tham quan, du lịch 63.9 26.1 7.8 2.2
12 Hoạt động thăm hỏi (ốm đau, hiếu,
hỷ,...) 60.6 30 9.4 0
13 Các hoạt động khuyến học 54.4 41.1 4.4 0 14 Các hoạt động xã hội từ thiện 66.1 28.9 5 0
15 Bảo vệ môi trường, giữ gìn cơ sở
vật chất 54.4 32.8 10.6 2.2
16 Bồi dưỡng học sinh 76.1 12.8 11.1 0
Kết quả cho thấy tất cả các mặt hoạt động ở các trường THPT ở huyện Tây Hòa đều đạt chất lượng khá và tốt là trên 85%, trong đó đáng chú ý là các nội dung thể hiện sự quan tâm của đội ngũ về các hoạt động liên quan đến đời sống tinh thần, bảo vệ môi trường, ... Đây là điều kiện thuận lợi để công tác xây dựng TTSP tích cực ở các trường THPT tại huyện Tây Hòa có điều kiện phát triển, các hoạt động của nhà trường đã được vận hành đúng quỹ đạo, chỉ cần quan tâm sao cho kết quả đó ngày một tốt đẹp hơn sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác xây dựng tập thể ở đơn vị.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hoạt động trong nhà trường được đánh giá “yếu”, như “Tuyên truyền, giáo dục về truyền thống dân tộc, địa phưong, đơn vị” (1,1% Yếu), “Hoạt động tham quan, du lịch” (2,2% Yếu). Tuy với tỉ lệ không cao nhưng vẫn còn đó những việc cần phải làm cho ngày càng tốt hơn.
46
Chính vì vậy, các cấp quản lý cần quan tâm hơn nữa đến việc cải tiến, đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của các hoạt động này.
Tóm lại, công tác triển khai các hoạt động tại các trường THPT ở huyện Tây Hòa trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi, chuyển biến theo hướng tích cực chứng tỏ lãnh đạo các nhà trường luôn quan tâm sâu sắc và chỉ đạo kịp thời trong quá trình tổ chức mọi hoạt động. Tập thể luôn vận động, biến đổi do tiến bộ xã hội, đời sống ngày càng được nâng cao, lối sống, cách nghĩ của con người thay đổi, ... nên lãnh đạo cần thiết phải có cách suy nghĩ năng động, luôn chú trọng công tác đổi mới nhằm ngày một nâng cao hơn nữa chất lượng các hoạt động.
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM TÍCH CỰA TẠI CÁC TRƯỜNG THPT Ở HUYỆN TÂY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN
2.4.1. Về quản lý xây dựng tầm nhìn, giá trị và truyền thống của TTSP TTSP
Trong nhiệm vụ quản lý công tác xây dựng viễn cảnh, truyền thống và hình thành dư luận, các nhà lãnh đạo cần bắt đầu từ sứ mạng và tầm nhìn của nhà trường, từ đó xây dựng những định hướng phù hợp nhất trong công tác này.
Sứ mạng của nhà trường được cụ thể hóa trong các văn bản: “Đề án thành lập trường” cũng như kế hoạch chiến lược phát triển ở trường THPT trong giai đoạn, tầm nhìn nào đó. Chẳng hạn như, sứ mạng của nhà trường là “Tạo dựng môi trường học tập có nề nếp, kỷ cương, dân chủ, chất lượng để mỗi học sinh, giáo viên đều có cơ hội học tập, phát triển tài năng và tư duy sáng tạo.”
Có thể khẳng định rằng sứ mạng này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và các nguồn lực của nhà trường, đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực của
47
địa phương. Sứ mạng cùa nhà trường được cụ thể thành các mục tiêu và được điều chỉnh thường xuyên, định kỳ.
2.4.1.1. Về quản lý công tác xây dựng mục tiêu triển vọng của tập thể sư phạm
Trong những năm qua, mục tiêu của nhà trường được xác định phù hợp với mục tiêu đào tạo và sứ mạng đã đưa ra; được định kỳ rà soát bổ sung, điều chỉnh đồng thời được triển khai thực hiện.
Chẳng hạn như, ở trường THPT Phạm Văn Đồng, mục tiêu của nhà trường thể hiện trong “Kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn 2020 – 2025” là “Nâng cao chất lượng đội ngũ để đáp ứng nhiệm vụ dạy học, giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục; tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện khác đáp ứng nhu cầu dạy học, giáo dục và đạt chuẩn; xây dựng động cơ, thái độ học tập, dạy kỹ năng và phương pháp học tập cho học sinh, xóa bỏ sự tự ti trong học tập, giáo dục; dân chủ hóa quá trình học tập, giáo dục giữa giáo viên và học sinh, giữa nhà trường và xã hội; tạo động lực thúc đẩy quá trình làm việc, học tập của cán bộ, giáo viên và học sinh.”
Các mục tiêu trong chiến lược nói trên được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thông báo rộng rãi trong toàn trường, tổ chức lấy ý kiến thảo luận tại hội nghị viên chức hàng năm. Trên cơ sở đó mục tiêu chung được cụ thể hóa thành các kế hoạch, nhiệm vụ cho CB, GV, NV, trong phong trào thi đua của các tổ chức đoàn thể ...Mục tiêu của nhà trường được xác định trên cơ sở phát huy trí tuệ tập thể, có sự thống nhất cao giữa Đảng ủy, lãnh đạo nhà trường và các tổ chức đoàn thể. Đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện các mục tiêu đề ra.
Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học của từng năm, nhà trường đã xây dựng các chỉ tiêu cụ thể, các nguồn lực và biện pháp thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra, đồng thời tiến hành rà soát để điều chỉnh, bổ sung mục
48
tiêu và cụ thể hóa cho phù hợp cho từng giai đoạn, thời kỳ.
Sứ mạng, mục tiêu của nhà trường được xác định một cách rõ ràng, được hoàn thiện trên cơ sở các ý kiến đóng góp và trí tuệ của tập thể cán bộ viên chức và được phổ biến rộng rãi trong toàn trường. Mục tiêu của nhà trường được tiến hành rà soát định kỳ để điều chỉnh phù hợp với bối cảnh và nguồn lực trong từng thời kỳ phát triển, gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Nhà trường vẫn còn những hạn chế nhất định trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển, trong xác định mục tiêu trung và dài hạn phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế. Một bộ phận CB, GV, NV chưa có nhiều đóng góp tích cực cho việc xây dựng sứ mạng, mục tiêu của nhà trường. Những hạn chế này phải sớm được khắc phục trong thời gian tới để tạo được sự yên tâm trong đội ngũ.
2.4.1.2. Về công tác giữ gìn và phát triển các truyền thống tốt đẹp trong tập thể sư phạm
Truyền thống tập thể là những giá trị tinh thần, tình cảm được chọn lọc, đúc kết lại trong quá trình hoạt động của một tập thể. Truyền thống có tốt đẹp thì mới phát huy được tính tích cực, sự cống hiến của các thành viên trong mọi hoạt động của đơn vị. Trong nhà trường, truyền thống đặc trưng và cơ bản nhất chính là tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng vượt khó đi lên để gặt hái được nhiều thành tựu mới.
Kết quả khảo sát ở bảng 2.11 với nội dung 6 “Có truyền thống tốt đẹp”: có 71,1% CB, GV, NV đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc xây dựng truyền thống tốt đẹp đến xây dựng tập thể đơn vị là “cao” nhưng vẫn còn đó 25% đánh giá “trung bình” và 3,9% nhận định “thấp” chứng tỏ rằng việc xây dựng truyền thống ở đơn vị có tác động đến tâm tư, tình cảm của các thành viên trong tập thể, thể hiện được mong muốn có được nhiều truyền thống tốt đẹp
49
của tập thể. Như vậy, có thể khẳng định rằng công tác xây dựng truyền thống của đơn vị có tầm ảnh hưởng lớn đến xây dựng tập thể vững mạnh. Cũng qua kết quả này, chúng tôi hiểu được thành công mà đơn vị mình có được như ngày hôm nay chính là nhờ sự phát huy những truyền thống tốt đẹp qua các giai đoạn phát triển của nhà trường, qua các lớp thế hệ thầy cô giáo và ngày càng được xây dựng, phát triển với nhiều truyền thống tốt đẹp hơn đồng thời cũng sáng tỏ hơn trong nhận thức trách nhiệm của mình trong việc xây dựng truyền thống của đơn vị ngày càng tốt đẹp, tiến bộ hơn.
2.4.1.3. Hướng dẫn và xây dựng dư luận xã hội vững mạnh trong tập thể sư phạm
Ở bảng 2.11 khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác xây dựng tập thể như “Các luồng dư luận đều lành mạnh về đơn vị”, “Có sự học hỏi nhau về hành vi tốt đẹp”, “ứng xử có văn hóa, “Xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực”, ... nhìn chung có khoảng 65,0% trở lên CB, GV, NV đánh giá “mức độ ảnh hưởng là cao”. Điều này chứng tỏ rằng, việc hướng dẫn và xây dựng dư luận xã hội vững mạnh trong tập thể là vô cùng quan trọng, có tính chất tạo dựng niềm tin, vừa góp phần quyết định vào thành công của công tác xây dựng tập thể.
2.4.2. Về quản lý công tác xây dựng hệ thống quy chế hoạt động chung chung
Trong những năm qua, các trường THPT ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên đã từng bước thể chế hóa công tác quản lý bằng hệ thống các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện mọi hoạt động trong nhà trường. Những năm gần đây, các văn bản quy định thực hiện công tác chuyên môn cũng như các hoạt động khác của công tác quản lý nhà trường đã được công bố công khai trên bảng thông báo, gửi vào hộp thư điện tử của tất cả CB, GV, NV, thông qua website của đơn vị, ... đã góp phần tích cực, toàn diện hơn trong việc phổ
50
biến đến CB, GV, NV nội dung các quy chế hoạt động của đơn vị.
Những văn bản trên đã quy định một cách rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân, tập thể đồng thời tạo điều kiện cho các tổ, cá nhân chủ động trong công việc, phát huy được tính tích cực của CB, GV, NV tham gia vào hoạt động quản lý, dạy và học.
Tuy còn nhiều việc phải hoàn thiện, nhưng rõ ràng việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của CB, GV, NV thông qua lấy ý kiến xây dựng quy chế hoạt động đã tạo được sự đồng thuận của tập thể, góp phần hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý, điều hành nhà trường trong mọi hoạt động, nhất là trong xây dựng TTSP.
2.4.3. Thực trạng quản lý công tác xây dựng văn hóa làm việc tập thể thể
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (Nghị quyết số 33-