7. Kết cấu luận văn
1.4.3 Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng đƣợc thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tƣ xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát thi công và các hoạt động có liên quan khác đến dự án. Việc lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây: (1) Đáp ứng hiệu quả của dự án đầu tƣ xây dựng công trình. Đảm bảo hiệu quả về mặt tài chính cũng nhƣ mục đích sử dụng của dự án đầu tƣ.(2) Nhà thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với yêu cầu dự án, có giá thầu hợp lý. (3) Khách quan, công khai, minh bạch, công bằng. (4) Ngƣời quyết định đầu tƣ, chủ đầu tƣ có quyền quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu nhƣng phải tuân thủ các quy định pháp luật.[10],[20]
Tùy theo quy mô, tính chất, nguồn vốn đầu tƣ xây dựng công trình, ngƣời quyết định đầu tƣ hoặc chủ đầu tƣ xây dựng công trình lựa chọn nhà
thầu theo các hình thức sau: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện, cụ thể:
Đấu thầu rộng rãi
Đối với đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lƣợng nhà thầu tham dự. Trƣớc khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo quy định tại Nghị định số 63/NĐ-CP ngày 26/06/2014 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu để các nhà thầu biết thông tin tham dự. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không đƣợc nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không công bằng.
Đấu thầu hạn chế
Khác với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế hạn chế số nhà thầu tham dự nhƣng phải mời tối thiểu năm nhà thầu đƣợc xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trƣờng hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, chủ đầu tƣ phải trình ngƣời có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác. Đấu thầu hạn chế chỉ đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp theo yêu cầu của nhà tài trợ nƣớc ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu hoặc gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Chỉ định thầu
Chỉ định thầu là hình thức đƣợc áp dụng nhiều nhất trong các công trình xây dựng, việc thực hiện chỉ định thầu có nghĩa là lựa chọn trực tiếp các nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để ký kết hợp đồng và chỉ đƣợc áp dụng hình thức chỉ định thầu trong các trƣờng hợp nhƣ: cần phải khắc phục
ngay các sự cố thiên tai, địch họa; dự án cần phải triển khai ngay để bảo đảm chủ quyền quốc gia, gói thầu dự án bí mật quốc gia, mua sắm các loại vật tƣ, thiết bị đã mua từ một nhà thầu mà không thể mua nhà thầu khác do đảm bảo tính tƣơng thích công nghệ; gói thầu di dời công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để giải phóng mặt bằng; rà phá bom mìn để chuẩn bị mặt bằng thi công và các dự án nằm trong hạn mức đƣợc phê duyệt chỉ định thầu.
Chào hàng cạnh tranh
Chào hàng cạnh tranh là hình thức áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, gói thầu xây lắp và phi tƣ vấn. Hình thức này đƣợc áp dụng khi có kế hoạch đấu thầu đƣợc duyệt, dự toán đƣợc duyệt và đƣợc bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện hợp đồng.
Tự thực hiện
Đây là hình thức mà nhà đầu tƣ đóng hai vai trò, vừa là chủ đầu tƣ nhƣng cũng vừa là đơn vị thi công. Hình thức tự thực hiện đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp chủ đầu tƣ là nhà thầu có đủ năng lực và điều kiện để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng.
Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải đƣợc phê duyệt theo quy định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tƣ về tổ chức và tài chính. [10], [20]