Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 66)

7. Kết cấu luận văn

2.3Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản từ

nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Bình Định

2.3.1 Quản lý nhà nước về quy hoạch, chủ trương đầu tư và phân bổ vốn đầu tư

2.3.1.1 Quản lý quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản

2020 thực hiện dựa trên sự điều chỉnh của Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14; Nghị định Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng số 44/2015/NĐ-CP; Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 đƣợc HĐND tỉnh ban hành ngày 22 tháng 07 năm 2016. Bên cạnh đó, còn dựa vào Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm do HĐND tỉnh ban hành. Thông qua những nghị quyết trên, công tác quản lý cũng nhƣ tiến hành đầu tƣ XDCB trên địa bàn tỉnh không đi lệch quy hoạch đã đề ra, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội.[11]

- Những kết quả đạt được: Tỉnh Bình Định đã hoàn thành đề án quy hoạch phát triển vùng: Tiểu vùng số 1 là vùng kinh tế phát triển tổng hợp có diện tích khoảng 364.146 ha, bao gồm: Thành phố Quy Nhơn, Thị xã An Nhơn và các huyện Tuy Phƣớc, Vân Canh, Phù Cát, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, trong đó thành phố Quy Nhơn là đô thị trung tâm tiểu vùng. Tiểu vùng số 2 là vùng phát triển kinh tế nông nghiệp, chế biến công nghệ cao có diện tích khoảng 240.911 ha, bao gồm các huyện: Phù Mỹ, Hoài Nhơn, An Lão, Hoài Ân, tron đó Hoài Nhơn là đô thị trung tâm tiểu vùng.

Từng bƣớc quy hoạch tỉnh Bình Định trở thành vùng kinh tế tổng hợp có các ngành kinh tế chủ đạo nhƣ kinh tế biển, công nghiệp, dịch vụ chất lƣợng cao, nông nghiệp công nghệ cao, là trung tâm văn hóa du lịch biển, du lịch văn hóa, sinh thái cảnh quang, y tế, giáo dục đào tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ của vùng Duyên hải Miền trung và Tây nguyên.

Thực hiện quy hoạch đồ án xây dựng nông thôn mới, di dời các khu dân cƣ khỏi vùng thiên tai, chỉnh trang đô thị, tập trung triển khai các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giao thông vận tải; hạ tầng các khu đô thị; thực hiện di dời, tái định cƣ góp phần cải thiện nhà ở; Quy hoạch hệ thống thoát nƣớc mặt, xử lý nƣớc thải, ổn định cuộc sống cho nhân dân; Tôn tạo các công trình lịch sử, di tích quốc gia đặc biệt.

Tiến hành triển khai xây dựng lập quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050, hƣớng đến mục tiêu đƣa Bình Định trở thành trung tâm kinh tế của khu vực Duyên hải miền Trung và trung tâm AI hàng đầu khu vực.

- Những bất cập tồn tại: Công tác quản lý quy hoạch mặc dù đƣợc UBND tỉnh, các cấp, các ngành rất quan tâm và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện bƣớc đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên các giải pháp thực hiện quy hoạch chƣa thực sự căng cơ thiếu tính sáng tạo, manh mún, tính kết nối giữa các khu vực kinh tế còn hạn chế.

Công tác quản lý, đầu tƣ sau quy hoạch đối với các quy hoạch chi tiết đã đƣợc phê duyệt trƣớc đây còn lúng túng, chƣa chặt chẽ, cơ sở bản đồ nền lập quy hoạch chi tiết chƣa thống nhất dẫn đến nhiều vƣớng mắt trong công tác quản lý nhƣ: công tác khớp nối hạ tầng kỹ thuật, cắm mốc theo quy hoạch ngoài thực địa giữa các khu quy hoạch, giữa khu quy hoạch mới và khu dân cƣ cũ.

Nhiều hệ thống giao thông, đê kè trên địa bàn tỉnh đã xuống cấp, mặc dù đã đƣợc tu sửa và nâng cấp nhƣng vẫn không thể đồng bộ gây mất an toàn trong lƣu thông đặc biệt là trong mùa mƣa lũ. Công tác duy tu, bảo dƣỡng công trình hạ tầng ở các địa phƣơng trong tỉnh còn rất manh mún và hạn chế về kinh phí.

Một số dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016 – 2020 đã đƣợc duyệt nhƣng bị cắt giảm vốn đầu tƣ phải tạm ngừng hoặc triển khai nhƣng triển khai một cách cầm chừng, thời gian triển khai vào các tháng mƣa lũ, đặc biệt từ năm 2019 có sự ảnh hƣởng của dịch bệnh Covid đã làm chậm tiến độ thực hiện dự án, ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình xây dựng. Lực lƣợng làm công tác quy họach còn hạn chế về chuyên môn, thiếu sự liên kết trong lĩnh vực nghiên cứu quy hoạch và thiết kế thực địa. Các quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội trung hạn và dài hạn phải đi thuê đơn vị ngoài để thực hiện xây dựng quy hoạch.

2.3.1.2 Quản lý phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Công tác quản lý nhà nƣớc về phân bổ vốn đầu tƣ công nói chung và đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN nói riêng ngoài thực hiện theo Luật Ngân sách, Luật Đầu tƣ công thì cơ quan quản lý có thẩm quyền còn phải thực hiện theo một số văn bản cụ thể nhƣ: Quyết định Kế hoạch vốn đầu tƣ công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 đƣợc UBND tỉnh Bình Định ban hành; Nghị quyết Ban hành quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tƣ công nguồn ngân sách nhà nƣớc giai đoạn 2016 – 2020 của HĐND tỉnh ban hành; Quyết định số 4679/QĐ-UBND ban hành ngày 16 tháng 12 năm 2019 Về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tƣ công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 và kế hoạch đầu tƣ công năm 2020 nguồn vốn ngân sách địa phƣơng. Trong Quyết định này đã quy định cụ thể kế hoạch đầu tƣ công cho từng dự án (thể hiện rõ tổng mức đầu tƣ), quy định phân bổ vốn theo từng loại nguồn vốn bao gồm vốn ngân sách địa phƣơng và ngân sách Trung ƣơng. Dựa vào các kế hoạch đầu tƣ công và phân bổ vốn đầu tƣ, UBND tỉnh cũng nhƣ các cơ quan có thẩm quyền tham gia vào hoạt động quản lý đầu tƣ XDCB sẽ tiến hành quản lý và thực hiện đầu tƣ một cách thuận lợi, đúng quy định, quy trình, thực hiện đầu tƣ trọng điểm, không dàn trải.[13]

Bảng 2.5: Kế hoạch phân bổ vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ 2016-2020 từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Tiêu chí 2016 2017 2018 2019 2020 1 Thực hiện các công trình xây dựng mới 985,87 1.202,93 2.034,21 1.623,54 1.954,47 2

Thanh toán khối lƣợng các công trình chuyển tiếp

STT Tiêu chí 2016 2017 2018 2019 2020 3 Thanh toán các công trình đã hoàn thành nhƣng chƣa đƣợc duyệt quyết toán 413,2 767,59 1.565,42 1.302,34 2.148,52 4 Trả nợ cho các công trình hoàn thành đã đƣợc phê duyệt quyết toán

167,88 212,08 889,34 876,05 956,12

Tổng số 2.254,6 3.015,24 6.256,53 5.814,6 6.732,34

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định)

Cho đến nay nguồn vốn phát triển cho tỉnh vẫn còn hạn chế, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng cũng nhƣ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nguồn thu ngân sách Trung ƣơng cũng nhƣ ngân sách địa phƣơng trong những năm gần đây chịu ảnh hƣởng lớn bởi đại dịch, từ đó ảnh hƣởng rất lớn đến kế hoạch đầu tƣ xây dựng hạ tầng của tỉnh.

Nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh chia thành 4 tiêu chí: Thực hiện các công trình xây dựng mới; Thanh toán khối lƣợng các công trình chuyển tiếp (các dự án tiến hành thi công qua nhiều năm); Thanh toán các công trình đã hoàn thành nhƣng chƣa đƣợc duyệt quyết toán; Trả nợ cho các công trình hoàn thành đã đƣợc phê duyệt quyết toán. Theo lĩnh vực đầu tƣ, nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản đƣợc chia thành 3 tiêu chí chính: Công trình đô thị, hạ tầng kỹ thuật; Công trình giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao; Công trình trụ sở hành chính, quản lý nhà nƣớc khác.

Dựa vào số liệu bảng 2.5 về kế hoạch phân bổ vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản giai đoạn 2016 – 2020 tỉnh Bình Định là 24.037,31 tỷ đồng, nhìn về tổng thể vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản có xu hƣớng tăng qua các năm do nhu cầu

đầu tƣ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng lớn, đặc biệt là các dự án đầu tƣ có suất đầu tƣ cao nhƣ giao thông, thủy lợi. Vốn đầu tƣ chủ yếu phân bổ cho các dự án thực hiện xây dựng mới và thanh toán khối lƣợng các công trình chuyển tiếp. Mức phân bổ cho đầu tƣ năm 2019 là 5.814,6 (đạt 92,94% so với năm 2018), kế hoạch phân bổ vốn năm 2020 tăng 917,74 tỷ đồng so với năm 2019 (đạt 115,78% so với năm 2019). Bảng 2.6: Số dự án đƣợc bố trí vốn theo nhóm dự án Đơn vị tính: Dự án STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 1 Dự án nhóm A 2 3 5 7 9 2 Dự án nhóm B 13 19 38 28 34 3 Dự án nhóm C, Lập BC KTKT 91 135 154 124 150 Tổng số 106 157 197 159 193

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định)

Dựa vào Luật Đầu tƣ công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 và một số điều luật liên quan đến hoạt động quản lý đầu tƣ XDCB, UBND tỉnh tiến hành phân quyền quyết định đầu tƣ các dự án cho các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo một số tiêu chí nhƣ: phân loại các dự án nhóm A, B, C hoặc dự án lập báo cáo kinh tế kỹ thuật (BCKTKT); danh mục các dự án tuyến tỉnh quản lý; danh mục các dự án giao huyện, thị xã, thành phố bố trí; dự án phân theo ngành, lĩnh vực,...v.v

Căn cứ vào bảng 2.6, có thể thấy số dự án đƣợc bố trí vốn trong năm lớn và tăng dần qua các năm, giai đoạn 2016 – 2020 là giai đoạn đầu tƣ mạnh về cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh nên số dự án là khá nhiều với năm 2018 là 197 dự án, đến năm 2020 là 193 dự án (đạt mức 121,38% so với năm 2019). Các dự án đầu tƣ của tỉnh chiếm đa số là các dự án nhóm C và dự án lập BCKTKT (chiếm 80,54% tổng số dự án), các dự án nhóm A và B khá ít tuy nhiên tổng

mức đầu tƣ lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng mức phân bổ.

Bảng 2.7: Tình hình đầu tƣ theo kế hoạch vốn phân theo lĩnh vực đầu tƣ

Đơn vị tính: Dự án

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Công trình đô thị, hạ

tầng kỹ thuật 43 60 87 56 76

2 Công trình giáo dục, y

tế, văn hóa, thể thao 39 54 81 75 87

3 Công trình trụ sở hành

chính, QLNN khác 24 43 29 28 30

Tổng cộng 106 157 197 159 193

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định)

Giai đoạn 2016 – 2020, số dự án công trình đô thị, hạ tầng kỹ thuật và công trình giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao đƣợc bố trí vốn nhiều nhất. Năm 2020 số dự án công trình đô thị, hạ tầng kỹ thuật là 76/193 dự án, trong khi đó số dự án trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao là 87/193 dự án. Điều này đƣợc giải thích do chủ trƣơng những năm gần đây của tỉnh là đẩy mạnh đầu tƣ cho cơ sở vật chất hạ tầng cũng nhƣ chỉnh trang đô thị, ngoài ra công tác đầu tƣ cho giáo dục và y tế cũng rất đƣợc chú trọng.

2.3.2 Quản lý nhà nước về thẩm định dự án đầu tư

Trên góc độ kỹ thuật, thẩm định dự án đầu tƣ là hoạt động kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ thiết kế dự án theo quy định và hƣớng dẫn của cơ quan nhà nƣớc từ đó ra quyết định thỏa mãn các yêu cầu thực tế của dự án. Thẩm định dự án là một bƣớc trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án. Công tác thẩm định dự án bao gồm 2 loại: Thẩm định dự án phê duyệt mới và thẩm định điều chỉnh dự án đã đƣợc phê duyệt (những dự án phải tiến hành điều chỉnh quy mô, thay đổi thiết kế dự án, mục đích sử dụng,…).

Thực hiện Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2015 của UBND tỉnh ban hành quy định về việc ủy quyền, phân cấp và phân công trách nhiệm thẩm định, phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng và thiết kế, dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bình Định, Sửa đổi, bổ sung số 31/2016/QĐ-UBND; Quyết định số 51/2016/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2016 của UBND tỉnh về việc phân cấp thẩm định dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán các công trình xây dựng trong Khu kinh tế và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định. Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tƣ xây dựng, BCKTKT cho Giám đốc các Sở, trƣởng ban Quản lý KKT (theo quy mô đầu tƣ vốn của dự án); phân cấp phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng cho UBND các huyện, thị xã, thành phố (theo nhóm dự án và tổng mức đầu tƣ dự án). Việc phân quyền quản lý cũng nhƣ thẩm định phê duyệt cụ thể giúp cơ chế phê duyệt dự án đầu tƣ đƣợc triển khai thông thoáng, giảm bớt áp lực cho bộ phận thẩm định và phê duyệt tuyến trên, đẩy nhanh công tác thẩm định phê duyệt dự án, từ đó công tác triển khai đầu tƣ XDCB đƣợc tiến hành đúng tiến độ và đúng mục đích của chủ đầu tƣ.

Bảng 2.8: Tình hình phê duyệt dự án đầu tƣ

Đơn vị: Dự án STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 1 Số dự án đƣợc thẩm định 65 80 120 107 140 2 Số dự án đƣợc phê duyệt 63 78 117 104 136 Trong đó: - Dự án nhóm A,B 8 9 22 14 19 - Dự án nhóm C và lập BCKTKT 55 69 95 90 117 (Nguồn: Sở Xây dựng tỉnh Bình Định)

nhóm C và các dự án lập báo cáo KTKT, các dự án nhóm này thƣờng yêu cầu về hồ sơ kỹ thuật cũng nhƣ hồ sơ tài chính đơn giản hơn nhóm A, B. Năm 2020 có 117 dự án thuộc nhóm C và lập báo cáo KTKT đƣợc duyệt (chiếm 86% số dự án đƣợc duyệt). Các dự án nhóm A và B đƣợc duyệt tăng dần qua các năm, có sự biến động lớn từ năm 2018 – 2020, cụ thể năm 2018 có 22 dự án, năm 2019 có 14 dự án và 2020 có 19 dự án đƣợc phê duyệt, các dự án này hầu hết là các dự án trọng điểm của tỉnh, có yêu cầu kỹ thuật phức tạp và tài chính lớn.

Số dự án đƣợc phê duyệt chiếm khoảng 97% số dự án đƣợc thẩm định, đạt đƣợc kết quả này là nhờ sự nỗ lực nâng cao chất lƣợng hồ sơ dự án của chủ đầu tƣ trong những năm qua. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng trong giai đoạn 2016 – 2020 cơ bản đƣợc thực hiện khá tốt, triển khai quy mô, đồng bộ mục đích tập trung cho phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Các chủ đầu tƣ đã thuê các đơn vị tƣ vấn có nhiều kinh nghiệm để tiến hành lập dự án đầu tƣ nhằm chuẩn bị tốt nhất cho quá trình chuẩn bị đầu tƣ cũng nhƣ thực hiện đầu tƣ thực tiễn.

Tuy nhiên, mặc dù UBND tỉnh đã ban hành cơ chế phân quyền cụ thể nhƣng cơ chế phối hợp giữa các ban ngành vẫn còn chồng chéo, vẫn còn tồn tại một số nhà đầu tƣ chƣa nắm vững về quy trình thủ tục đầu tƣ, mặt khác giá nguyên vật liệu đầu vào, quy định về tiền lƣơng có sự biến động lớn, đặc biệt là giá sắt thép đã ảnh hƣởng đến công tác điều chỉnh bổ sung hồ sơ thiết kế cũng nhƣ dự toán tổng vốn đầu tƣ công trình. Chất lƣợng hồ sơ thiết kế chƣa cao, chƣa sát với thực tế, giữa hồ sơ thiết kế và thực tế có nhiều vấn đề bất cập phải thực hiện điều chỉnh nhiều lần.

2.3.3 Quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu

Công tác quản lý nhà nƣớc trong hoạt động đấu thầu trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 66)