Kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 91)

7. Kết cấu luận văn

2.5Kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý

nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Bình Định

2.5.1 Kết quả đạt được

Những kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN dƣới góc độ kinh tế - xã hội, đƣợc thể hiện cụ thể ở các chỉ tiêu nhƣ:

(1) Quản lý nhà nước đối với khối lượng vốn đầu tư thực hiện:

Công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN luôn đƣợc tỉnh chú trọng và quan tâm nhất, vì đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất của đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN. Xuyên suốt trong quá trình đầu tƣ XDCB thì vấn đề sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ ở tất cả các khâu từ khâu chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi kết thúc dự án đƣa vào sử dụng luôn đƣợc quản lý một cách chặt chẽ.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, công tác vốn đầu tƣ XDCB đã đƣợc bố trí một cách cụ thể thông qua kế hoạch phân bổ vốn đầu tƣ công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 từ nguồn vốn NSNN (vốn Trung ƣơng và địa phƣơng), giai đoạn này đã bố trí kế hoạch vốn khoảng 24.037,31 tỷ đồng, đến cuối năm 2020 vốn đầu tƣ thực hiện đạt 21.810,7 tỷ đồng (chiếm 90,74% kế hoạch vốn). Để có đƣợc kết quả khả quan này trong mọi công tác quản lý nhƣ: quản lý về quy hoạch, quản lý về phân bổ đầu tƣ, quản lý về thẩm định, phê duyệt dự án, quản lý về công tác đấu thầu, quản lý về công tác thi công, quản lý quyết toán, giải ngân vốn đầu tƣ đều đƣợc thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả, hạn chế thất thoát lãng phí vốn đầu tƣ từ NSNN.[12]

(2) Quản lý nhà nước về tài sản cố định huy động được trong quá trình tiến hành đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN:

Tài sản cố định huy động này là kết quả của đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN, đƣợc thể hiện qua các hạng mục công trình đã hoàn thành, đƣợc nghiệm thu và đƣa vào sử dụng. UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản; yêu cầu các ngành chức năng và các chủ đầu tƣ thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tƣ công. Nhờ đó, các dự án, công trình đƣợc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nhất là các công trình trọng điểm về giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục... để đảm bảo tiến độ hoàn thành theo kế hoạch đã phê duyệt. Trong giai đoạn 2016 – 2020, có tổng

cộng 667 dự án hoàn thành quyết toán đƣa vào sử dụng, trong đó số dự án trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông, y tế và giáo dục chiếm đa số dự án hoàn thành đƣợc đƣa vào sử dụng.

(3) công tác quản lý nhà nước trong triển khai thực hiện đầu tư XDCB từ nguồn NSNN:

Công tác thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và lập dự toán đƣợc các tổ chức tƣ vấn thiết kế trên cơ sở số liệu khảo sát khoa học và các quy chuẩn xây dựng do nhà nƣớc ban hành kết hợp với công nghệ thông tin để đƣa ra hồ sơ thiết kế hoàn chỉnh, đầy đủ, chính xác và phù hợp với thực tế. Chất lƣợng thẩm định dự án đƣợc nâng cao, thời gian thẩm định đƣợc rút gọn hơn, đơn giản hóa hồ sơ và quy trình thủ tục thẩm định nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng của công tác thẩm định dự án; đồng thời trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn quy định.

Công tác lựa chọn nhà thầu và tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu: tình trạng chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu đã từng bƣớc đƣợc khắc phục. Chất lƣợng công tác tƣ vấn và thẩm định kết quả đấu thầu ngày càng đƣợc nâng cao, theo đúng quy định pháp luật. Quản lý chất lƣợng công trình: chất lƣợng các công trình đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN luôn là vấn đề nổi cộm và cần đƣợc quan tâm chặt chẽ. Trong thời gian qua, việc quản lý chất lƣợng công trình XDCB từ nguồn vốn NSNN tại tỉnh Bình Định nhận đƣợc sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh cũng nhƣ Trung ƣơng. Các cơ quan quản lý chuyên ngành đã thực sự vào cuộc và bố trí đội ngũ cán bộ chuyên môn theo dõi, giám sát chất lƣợng xây dựng góp phần đƣa công tác giám sát vào nề nếp và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng công trình.

(4) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN: Công tác tổ chức bộ máy QLNN đối với đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN ngày càng hoàn thiện, phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. Công tác thanh, quyết toán vốn đầu tƣ XDCB từ vốn NSNN đã có

nhiều chuyển biến tích cực, thông thoáng hơn, đem lại hiệu quả cao hơn trong công tác giải ngân nguồn vốn. Việc quyết toán vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN đƣợc thực hiện theo đúng quy định của nhà nƣớc về nội dung và thời gian. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan đã kịp thời phát hiện những sai phạm trong quản lý nhà nƣớc trong hoạt động đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN.

2.5.2 Những tồn tại trong công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định

Tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản

Bên cạnh các quy định chung về tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN, còn có quy định riêng trong việc lập quy hoạch ngành, lĩnh vực khác nhau, do đó việc áp dụng thực hiện và phân cấp trong thẩm định, phê duyệt quy hoạch đôi khi còn chồng chéo và còn nhiều điểm bất hợp lý, gây khó khăn cho công tác QLNN đối với hoạt động đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Một số đề án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có hoạt động đầu tƣ XDCB đã đƣợc phê duyệt nhƣng không còn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và địa phƣơng. Việc triển khai công tác giám sát, đánh giá trong công tác lập và triển khai quy hoạch chƣa đƣợc quan tâm và thực hiện hiệu quả do chƣa có quy định tiêu chí, cơ chế trong việc giám sát, đánh giá thực hiện quy hoạch.

Các quy hoạch về đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN chƣa thực sự gắn kết, chƣa tạo đƣợc sức mạnh bổ trợ từ các dự án với nhau. Sự tham gia của ngƣời dân vào thực hiện quy hoạch đầu tƣ XDCB còn hạn chế, chƣa đánh giá đúng nhu cầu thực tế nên khi tổ chức thực hiện không nhận đƣợc sự đồng

thuận cao từ nhân dân. Một số công trình XDCB chƣa đúng quy hoạch không đƣợc chấn chỉnh kịp thời, một số nơi khi tiến hành đầu tƣ không căn cứ vào đặc điểm và điều kiện của địa phƣơng, do vậy tính khả thi của quy hoạch còn hạn chế. Nhiều địa phƣơng còn lúng túng trong triển khai thực hiện quy hoạch đƣợc duyệt, nhất là xây dựng kế hoạch thực hiện cho từng giai đoạn đầu tƣ XDCB.

Tồn tại trong phân bổ, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Công tác lập và phân bổ dự toán ngân sách hàng năm đƣợc UBND tỉnh phê duyệt tại các kỳ họp theo đúng quy định. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách hàng năm đƣợc phân bổ trên địa bàn còn thấp so với nhu cầu thực tế, nguồn vốn ngân sách địa phƣơng chủ yếu lấy từ nguồn thu quyền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, đặc biệt trong những năm gần đây là diễn biến phức tạp của dịch Covid nên nguồn thu ngân sách bị ảnh hƣởng rất lớn, gây khó khăn trong triển khai vốn đầu tƣ XDCB trên địa bàn.

Nguồn ngân sách của tỉnh bố trí cho các huyện, thị xã để thực hiện đầu tƣ XDCB ngay từ đầu năm là khá thấp, hàng năm căn cứ vào nguồn hỗ trợ của cấp trên, UBND huyện, thị xã mới tiến hành phân bổ cho các dự án, nên một số dự án mà UBND huyện, thị xã làm chủ đầu tƣ chƣa thực sự chủ động trong công tác triển khai dự án, thụ động trong quá trình đầu tƣ công trình, ít nhiều ảnh hƣởng đến hiệu quả dự án sau đầu tƣ.

Vẫn còn bất cập trong công tác bố trí vốn theo lĩnh vực, phân bổ vốn đầu tƣ dàn trải, đƣa số công trình vào kế hoạch đầu tƣ quá lớn nên không đủ vốn để hoàn thành các công trình dẫn đến tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản, một số công trình dừng thi công do thiếu vốn, một số công trình chỉ còn thiếu một số hạng mục nhỏ nên không đƣợc nghiệm thu đƣa vào sử dụng gây thất thoát lãng phí vốn NSNN. Đối với một số dự án Ban quản lý dự án chỉ là đơn vị đại diện của chủ đầu tƣ nên thiếu sự ràng buộc về trách nhiệm

quản lý tài sản, kể cả trách nhiệm bảo toàn vốn đầu tƣ khi triển khai dự án, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất thoát lãng phí vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN.

Tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về lập và thẩm định dự án đầu tư XDCB

Công tác khảo sát, lập dự án và đánh giá nhu cầu sử dụng dự án của chủ đầu tƣ đối với các đơn vị tƣ vấn còn hạn chế. Năng lực của một số đơn vị tƣ vấn còn hạn chế nên công tác lập dự án và thiết kế cơ sở chƣa sát với thực tế.

Trong thời gian qua, mặc dù UBND tỉnh đã chỉ đạo sâu sát công tác quản lý trong việc lập dự án từ khâu xin chủ trƣơng đến khâu thẩm định dự án, tuy nhiên vẫn còn xảy ra tình trạng chất lƣợng lập dự án còn thấp, công tác giám sát trong khâu khảo sát, thiết kế chƣa tốt dẫn đến sai sót về nhu cầu sử dụng dự án sau khi hoàn thành, bổ sung thiết kế nhiều lần làm chậm tiến độ dự án.

Đối với một số dự án chủ đầu tƣ tự phê duyệt thiết kế - dự toán dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề, các đơn vị tƣ vấn lập dự án không đảm bảo chất lƣợng, có những hồ sơ thiết kế kỹ thuật - dự toán đƣợc chủ đầu tƣ thuê thẩm định đại khái, chủ yếu là hợp thức hóa, việc này rất dễ dẫn tới việc móc ngoặc giữa đơn vị thi công và đơn vị thiết kế để trục lợi làm thất thoát vốn NSNN trong quá trình đầu tƣ XDCB. Công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế bản vẽ - dự toán còn bộc lộ nhiều sai sót nhƣ áp giá không sát với thực tế, thời gian thẩm định kéo dài cũng gây ảnh hƣởng đến tiến độ dự án.

Phí thiết kế dự toán đƣợc trích theo tỷ lệ phần trăm của giá trị đầu tƣ thực hiện. Vì thế nhiều tƣ vấn thiết kế muốn mở rộng quy mô dự án lớn để nhận đƣợc phí thiết kế nhiều hơn, dẫn đến thiết kế quá mức an toàn, sử dụng vật liệu, vật tƣ quá đắt so với yêu cầu cũng gây ra thất thoát cho NSNN.

Tồn tại trong công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, thẩm định kết quả đấu thầu, UBND tỉnh đã có chỉ đạo cho Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ,

Phòng Kỹ thuật và Hạ tầng của huyện, thị xã, Ban quản lý dự án đầu tƣ thực hiện nghiêm túc, đảm bảo theo quy trình, quy định hiện hành. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ tham gia công tác quản lý đấu thầu đã đƣợc nâng cao đủ để đáp ứng yêu cầu quản lý, tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế về đạo đức nghề nghiệp, thiếu công tâm trong việc lựa chọn nhà thầu, đặc biệt đối với những gói thầu chỉ định thầu, thể hiện rõ nhất là tỷ lệ giảm thầu không đáng kể.

Quá trình chuẩn bị đấu thầu thƣờng kéo dài, hồ sơ mời thầu không rõ ràng, một số tiêu chí mâu thuẫn lẫn nhau, khó hiểu, gây nhầm lẫn trong quá trình lập hồ sơ dự thầu cũng nhƣ trong quá trình xét thầu; một số chủ đầu tƣ cố tình lập hồ sơ mời thầu có các tiêu chí quá cao, chỉ có một số ít nhà thầu đáp ứng (thƣờng đƣợc chủ đầu tƣ “chọn” trƣớc hoặc thông báo mời thầu không rộng rãi, trên báo địa phƣơng hoặc trên báo ít ngƣời tiếp cận).

Vẫn tồn tại hiện tƣợng thông thầu, dàn xếp trƣớc kết quả nên chất lƣợng đấu thầu không cao, không tiết kiệm đƣợc cho chi ngân sách nhà nƣớc đối với đầu tƣ XDCB. Hiện tƣợng mua bán thầu vẫn còn phổ biến, có nhà thầu trúng thầu hoặc đƣợc chỉ định thầu nhƣng thực tế không tham gia thi công mà bán lại toàn bộ hoặc một phần dự án cho nhà thầu khác lấy chênh lệch làm cho chất lƣợng công trình không đảm bảo, gây khó khăn trong công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý.

Hội đồng xét thầu chuyên môn lẫn kinh nghiệm còn hạn chế, một số cá nhân không có chứng chỉ đấu thầu nhƣng vẫn đƣợc chủ đầu tƣ mời vào hội đồng xét thầu làm chất lƣợng xét thầu bị hạn chế, đánh giá chƣa đúng năng lực của nhà thầu tham gia. Công tác chỉ định thầu cũng có nhiều bất cập nhƣ chủ đầu tƣ thƣờng chia nhỏ dự án để thực hiện chỉ định thầu, hoặc chỉ định thầu sai điều kiện quy định của Luật Đấu thầu, lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực, hoặc tình hình tài chính thiếu lành mạnh, làm cho các dự án thiếu chất lƣợng.

Tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư

Nhìn chung, công tác QLNN đối với công tác giải phóng mặt bằng, tái định cƣ của dự án đầu tƣ XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định còn một số hạn chế. Công tác giải phóng mặt bằng của nhiều dự án chƣa đƣợc chủ đầu tƣ triển khai quyết liệt, chƣa đảm bảo đƣợc các điều kiện nhƣ: quỹ đất, quỹ nhà, phƣơng án và kế hoạch đền bù nên nhiều dự án bị “ngâm” nhiều năm vẫn chƣa đƣợc triển khai.

Các chế độ chính sách của Nhà nƣớc trong công tác quản lý đất đai, đền bù GPMB chƣa đƣợc cập nhật kịp thời. Sự phối hợp trong công việc giữa Ban quản lý dự án đầu tƣ XDCB và các cấp chính quyền địa phƣơng chƣa chặt chẽ, kịp thời. Thời gian trình duyệt và thẩm định phƣơng án, kế hoạch đền bù GPMB của các cấp thẩm quyền còn kéo dài. Công tác vận động, tuyên truyền, thuyết phục quần chúng chƣa thực sự đƣợc chú trọng. Vƣớng mắc về chính sách hỗ trợ đền bù GPMB đối với đất không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất, nhiều hộ bị giải tỏa trắng do giấy tờ không hợp lệ gây bức súc lớn và ảnh hƣởng đến tiến độ đầu tƣ XDCB.

Về công tác tái định cƣ đối với các dự án đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN phải tổ chức di dời dân để giải phóng mặt bằng thì cấp chính quyền vẫn chƣa có hỗ trợ về mặt tài chính, cơ chế, chính sách về đầu tƣ đối với dự án xây dựng tái định cƣ; chƣa quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của chủ đầu tƣ trong việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cƣ, nhất là đối với các dự án thực hiện tái định cƣ tại chỗ. Việc chƣa có các quy định chi tiết về chính sách tái định cƣ đã làm ảnh hƣởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng, làm chậm tiến độ dự án.

Tồn tại trong công tác thanh quyết toán, giải ngân

Công tác lập quyết toán để thanh toán khối lƣợng hoàn thành chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 91)