Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021 – 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 107 - 111)

7. Kết cấu luận văn

3.1.2 Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021 – 2025

Căn cứ Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025 của HĐND tỉnh Bình Định ban hành ngày 27 tháng 07 năm 2021; Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tƣ công nguồn ngân sách Nhà nƣớc giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định (ban hành kèm Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND) các mục tiêu cụ thể về công tác QLNN đối với đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh đã đƣợc thông qua, cụ thể:

a. Quản lý nhà nước trong giai đoạn quy hoạch dự án đầu tư

Về quy hoạch, triển khai thực hiện có hiệu quả đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, trong đó vừa tăng cƣờng sự liên kết giữa các vùng, các địa phƣơng. Đối với khu vực đô thị, tập trung tổ chức thực hiện quy hoạch chung (điều chỉnh) xây dựng thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận, mở rộng không gian phát triển để Quy Nhơn trở thành một trong những đô thị trung tâm của vùng duyên hải miền Trung, phát triển theo định hƣớng công nghiệp – cảng biển – dịch vụ – du lịch; Xây dựng đề án đề nghị công nhận huyện Tây Sơn đạt chuẩn đô thị loại IV, đến năm 2025 phấn đấu toàn tỉnh có 22 đô thị; Đầu tƣ, hoàn thiện khu đô thị mới Nhơn Hội, khu đô thị khoa học – giáo dục Quy Hòa; đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ Becamex VSIP, hoàn thành các khu đô thị du lịch sinh thái Diêm Vân (huyện Tuy Phƣớc), khu đô thị mới Long Vân (TP. Quy Nhơn), các khu đô thị dọc tuyến quốc lộ 19 mới; Quy hoạch các khu đô thị mới, các khu dân cƣ gắn với các tuyến giao thông kết nối đã và đang đƣợc đầu tƣ.

Đối với khu vực đồng bằng, trung du, miền núi, tiếp tục đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; chú trọng phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ, gắn với sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, nhất là công nghiệp chế biến, dịch vụ cung ứng

vật tƣ sản xuất nông nghiệp; Triển khai thực hiện có hiệu quả đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn, nhất là thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia đối vơi 3 huyện miền núi; hoàn thành cơ bản việc đầu tƣ kết cấu hạ tầng miền núi: giao thông, thủy lợi, điện, nƣớc sinh hoạt, nhất là đối với các làng cách xa trung tâm.

b. Quản lý nhà nước trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Về công tác QLNN về thẩm định dự án đầu tƣ cần đƣợc triển khai nhanh và hiệu quả, quan tâm đẩy nhanh việc thẩm định các dự án trọng điểm mới nhƣ: Dự án hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh, Tp. Quy Nhơn; Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cƣ phía Bắc khu nhà ở xã hội Nhơn Bình, P. Nhơn Bình; Dự án hạ tầng kỹ thuật khu đất xung quanh trƣờng Cao đẳng Bình Định, P. Nhơn Phú; Dự án tuyến đƣờng kết nối từ trung tâm thị xã An Nhơn đến đƣờng ven biển phía Tây đầm Thị Nại; Dự án tuyến đƣờng kết nối với tuyến đƣờng ven biển (ĐT.639) trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn; Dự án tuyến đƣờng kết nối từ đƣờng phía Tây tỉnh (ĐT.638) đến đƣờng ven biển (ĐT.639) trên địa bàn huyện Phù Mỹ,..v.v

Tiến hành thực hiện thẩm định sửa đổi, bổ sung chủ trƣơng đầu tƣ đối với các dự án: Dự án đƣờng ven biển (ĐT.639), đoạn Cát Tiến – Đề Gi; Dự án đƣờng ven biển (ĐT.639), đoạn Mỹ Thành – cầu Lại Giang; Dự án đƣờng Điện Biên Phủ nối dài (đoạn từ Lâm Văn Tƣơng đến QL19 mới); Nâng cấp mở rộng đƣờng qua di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt và các di tích văn hóa lịch sử Quốc gia trên địa bàn huyện Tây Sơn; Dự án đƣờng nối từ đƣờng trục khu kinh tế đến khu tâm linh chùa Linh Phong; Dự án khu dân cƣ phía Tây đƣờng Trần Nhân Tông, khu vực 7-8 P. Nhơn Phú,..v.v

UBND tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch; Thƣờng trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, Tổ Đại biểu HĐND tỉnh và Đại biểu HĐND tỉnh thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động thẩm định dự án trên địa bàn tỉnh.

c. Quản lý nhà nước trong giai đoạn thực hiện đầu tư

- Trong công tác QLNN đối với thực hiện dự toán, phân bổ vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN được phân bổ như sau:

Các dự án đã đƣợc bố trí vốn ngân sách tỉnh để thực hiện triển khai thực hiện trƣớc từ ngân sách cấp huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác trƣớc ngày 01/01/2021 và từ ngày 01/01/2021 đến ngày hiệu lực của Quyết định Kế hoạch vốn giai đoạn 2021 – 2025 thì việc phân bổ vốn đầu tƣ công nguồn ngân sách nhà nƣớc giai đoạn 2021 – 2025 thực hiện theo Nghị quyết số 14/2016/NQ-HĐND ngày 22/7/2016 và Nghị quyết số 28/2020/NQ- HĐND ngày 06/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Đối với các dự án có Quyết định phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ, Quyết định phê duyệt dự án, BCKTKT và chƣa đƣợc bố trí vốn thực hiện trƣớc ngày 01/01/2020 thì thực hiện lập lại thủ tục theo quy định của Luật Đầu tƣ công số 39/2019/QH14, trong đó tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tƣ công nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc giai đoạn 2021 – 2025 quy định.

Ƣu tiên bố trí vốn kế hoạch đầu tƣ công trung hạn còn thiếu của các dự án thuộc danh mục đầu tƣ giai đoạn 2016 – 2020 đã triển khai chuyển tiếp sang giai đoạn 2021 – 2025 nhƣng chƣa đƣợc bố trí đủ vốn; dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch; vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ nƣớc ngoài; vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tƣ; thu hồi vốn ứng trƣớc kế hoạch; các dự án khởi công mới đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 5 Điều 51 của Luật Đầu tƣ công.

Trong công tác QLNN phải đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN trong đầu tƣ XDCB, đặc biệt là nguồn từ ngân sách Trung ƣơng. Theo Kế hoạch vốn đầu tƣ công vốn ngân sách Trung ƣơng trong nƣớc phân bổ cho tỉnh thực hiện giai đoạn 2021 – 2025 là 7.923 tỷ đồng, trong đó kế hoạch phân bổ cho năm 2021 là 1.576 tỷ đồng. Nguồn vốn từ ngân sách Trung ƣơng phân

bổ cho địa phƣơng là nguồn vốn quan trọng cho các dự án trọng điểm với số tiền đầu tƣ lớn, công tác quản lý kém sẽ ảnh hƣởng đến mức tín nhiệm cho các kỳ phân bổ vốn sau của Trung ƣơng.

- Trong công tác quản lý thi công thực hiện dự án đẩu tư XDCB bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh:

Các dự án thi công đầu tƣ XDCB trên địa bàn phải đƣợc đẩy nhanh tiến độ nhƣng vẫn đáp ứng đƣợc chất lƣợng dự án, đặc biệt đối với các dự án phát triển giao thông; các dự án thuộc hạng mục dự án Môi trƣờng bền vững các thành phố Duyên Hải; kết hợp nguồn vốn Trung ƣơng và địa phƣơng để đầu tƣ xây dựng; nâng cấp các công trình thủy lợi, đê điều, hệ thống thoát lũ; đầu tƣ bổ sung cơ sở vật chất cho bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh viện Bồng Sơn, trung tâm y tế An Nhơn,..v.v

Công tác QLNN trong thi công thực hiện dự án cần phân chia công việc, cơ cấu dự án, truyền đạt vai trò cũng nhƣ trách nhiệm cho mỗi cá nhân và nhóm. Mỗi vị trí đều gắn với mục tiêu và thời hạn nhất định. Đây là giai đoạn cần có sự giao tiếp và kết nối giữa các thành viên tham gia, đồng thời nó chịu tác động bởi nhiều yếu tố cần phải kiểm soát chặt chẽ nhƣ nguồn lực, thời gian, chi phí. Đây là giai đoạn tập trung nhiều thời gian nhất để hành động, nó đòi hỏi hiệu suất đƣợc đảm bảo, tiết kiệm tối đa các tài nguyên và đi đúng hƣớng. Để làm đƣợc điều này, cán bộ quản lý cần so sánh các báo cáo tiến độ với kế hoạch ban đầu sau đó có hành động điều chỉnh, xuyên suốt các bƣớc cần thông tin rõ ràng cho các bên liên quan theo phƣơng thức truyền thông đã đƣợc thống nhất và tốt ƣu.

Đảm bảo chất lƣợng cùng tiến độ triển khai, việc kiểm soát dự án phải diễn ra liên tục, bám sát các yêu cầu cũng nhƣ ý thức đƣợc nguồn tài nguyên hiện có để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, khắc phục phát sinh. Với một dự án quy mô lớn, công việc nhiều, việc kiểm soát đi vào chi tiết thƣờng không chắc chắn, mất nhiều thời gian. Vì thế giải pháp đồng thời kết hợp công cụ

kiểm soát tự động vào hoạt động quản lý giúp việc theo dõi, giám sát dự án nhanh nhạy hơn, chính xác hơn, tiết kiệm hơn.

d. Quản lý nhà nước trong giai đoạn kết thúc dự án đưa vào sử dụng

Đối với công tác QLNN trong giai đoạn kết thúc dự án đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Định phải đáp ứng xem xét một cách có thứ tự các giai đoạn triển khai của dự án, đánh giá và so sánh với mục tiêu. Bên cạnh những công tác giải phóng nguồn lực, thống kê lại tài chính hay bàn giao sản phẩm, đóng hợp đồng, cán bộ quản lý cần đánh giá lại công tác triển khai dự án, đúc kết ra các bài học kinh nghiệm để tránh những sai sót lặp lại, vận dụng kiến thức đã tích lũy vào các dự án tiếp theo.

Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần trong đó mỗi dự án thành phần có thể vận hành độc lập, khai thác sử dụng hoặc đƣợc phân kỳ đầu tƣ để thực hiện thì dự án thành phần đƣợc quản lý thực hiện nhƣ một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành phần hoặc phân kỳ đầu tƣ phải đƣợc quy định trong nội dung quyết định đầu tƣ. Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án, ngƣời quyết định đầu tƣ quyết định việc thực hiện tuần tự hoặc kết hợp, xen kẽ các công việc trong giai đoạn thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đƣa công trình vào khai thác sử dụng nhằm rút ngắn thời gian thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)