Đối với UBND các huyện, thị xã của tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 121 - 132)

7. Kết cấu luận văn

3.3.2.Đối với UBND các huyện, thị xã của tỉnh Bình Định

- Áp dụng những hƣớng dẫn chi tiết về công tác xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là công tác xã hội hóa nguồn vốn đầu tƣ XDCB đối với các dự án tuyến huyện, thị xã quản lý nhằm giảm bớt áp lực cũng nhƣ sự phụ thuộc nguồn vốn phân bổ từ tỉnh.

- Có giải pháp rà soát đôn đốc công tác quyết toán đầu tƣ hoàn thành và chủ động bố trí nguồn vốn thanh toán công nợ XDCB trên địa bàn một cách hiệu quả, nhằm khắc phục đầu tƣ dàn trải, từng bƣớc giảm bớt nợ đầu tƣ XDCB trên địa bàn trong các năm tiếp theo.

- Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án của huyện, thị xã, xác định rõ về trách nhiệm cá nhân của ngƣời đứng đầu trong quản lý đầu tƣ XDCB.

- Tập trung khai thác tiềm năng đất đai, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch và lợi thế sẵn có để mở rộng diện tích công nghiệp, dịch vụ.

- Chú trọng lựa chọn nhà thầu tƣ vấn thiết kế, quan tâm vào triển khai bƣớc lập dự án đầu tƣ XDCB vì đây là bƣớc tiền đề để hình thành nên dự án đầu tƣ XDCB thành công.

- Xóa bỏ tƣ duy nhiệm kỳ, làm kế hoạch, thực hiện đầu tƣ XDCB để báo cáo thành tích, không đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cho địa phƣơng.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở phân tích ở chƣơng 2, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025 của tỉnh Bình Định, định hƣớng đầu tƣ công giai đoạn 2021 – 2025 từ vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tác giải đề xuất 7 giải pháp chính nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN tƣơng ứng với các nội dung QLNN đối với đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh và 7 giải pháp hỗ trợ hoàn thiện công tác QLNN đối với đầu tƣ XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định. Ngoài tập trung đẩy mạnh thực hiện nhóm giải pháp chính, các giải pháp nhƣ: hoàn thiện khung pháp lý, các văn bản hiện hành về QLNN đối với đầu tƣ XDCB theo phân cấp, hoàn thiện công tác quy hoạch, lập kế hoạch đầu tƣ và giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác lập báo cáo đầu tƣ, lập dự án và thẩm định dự án cần đƣợc ƣu tiên hoàn thiện nhằm cải thiện nhanh nhất các hạn chế trong công tác QLNN đối với đầu tƣ XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định.

KẾT LUẬN

1. Công tác QLNN đối với đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Định bao gồm các nội dung mang tính quy trình đó là: Quản lý trình tự, thủ tục đầu tƣ xây dựng công trình; Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; Quản lý công tác thi công xây dựng công trình; Quản lý vốn dự án đầu tƣ xây dựng công trình.

2. Trên cơ sở hệ thống và đánh giá thực tế các nội dung QLNN đối với đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Định, tác giả cho rằng các nhân tố chính ảnh hƣởng đến công tác QLNN đối với vấn đề trên bao gồm: Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý dự án; Hệ thống về luật, chính sách liên quan đến đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN; Công tác quy hoạch, phân bổ vốn đầu tƣ; Công tác thẩm định dự án; Công tác lựa chọn nhà thầu.

3. Tình hình thực hiện đầu tƣ XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 – 2020 nhìn chung đƣợc đầu tƣ bài bản và đồng bộ ở tất cả các lĩnh vực, các dự án đƣợc ƣu tiên đầu tƣ trong giai đoạn này thuộc các lĩnh vực nhƣ: nông nghiệp và phát triển nông thôn; giao thông; y tế và giáo dục.

4. Thực tiễn công tác QLNN đối với đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2016 – 2020:

- Về công tác quản lý, thủ tục đầu tƣ xây dựng công trình: Công tác lập dự án đầu tƣ, thiết kế cơ sở, báo cáo kinh tế kỹ thuật của đơn vị tƣ vấn đã thể hiện đƣợc các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định hiện hành.

- Về công tác quản lý hoạt động đấu thầu: Đã tuân thủ tốt các quy định cơ bản về hoạt động đấu thầu, lựa chọn nhà thầu phù hợp với quy định. Trong giai đoạn 2016 – 2020 đã thực hiện 521 gói thầu 24 chào hàng cạnh tranh và đấu thầu rộng rãi, tiết kiệm ngân sách nhà nƣớc khoảng 588 tỷ đồng.

- Về công tác quản lý thi công xây dựng công trình: Đã tuân thủ các quy định của Chính Phủ, Bộ Xây dựng về quản lý chất lƣợng thi công công trình. Mặc dù vậy, qua công tác thanh kiểm tra cũng đã phát hiện một số sai phạm của nhà thầu về chất lƣợng công trình không đảm bảo, an toàn lao động và vệ sinh môi trƣờng xây dựng.

5. Tác giả đã đề xuất nhóm giải pháp hoàn thiện công tác QLNN đối với đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Định bao gồm 7 giải pháp chính liên quan tới các giai đoạn quản lý dự án đầu tƣ XDCB và 7 giải pháp bổ sung nhƣ hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao năng lực bộ máy quản lý, tăng cƣờng ứng dụng khoa học công nghệ…v.v

Chủ trƣơng trong công tác QLNN về đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN có thể gói gọn trong quan điểm của Bà Vũ Thị Lƣu Mai – Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội: “Vốn đầu tƣ công là tiền thuế của dân, kể cả vốn vay cũng là dân phải trả, không phải sở hữu của bất cứ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào. Do đó, nếu vẫn còn tƣ duy có quyền ban phát, cơ chế xin – cho thì không biết khi nào mới khắc phục đƣợc tình trạng sử dụng thiếu hiệu quả vốn đầu tƣ công”.

Quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ XDCB bằng vốn NSNN phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhƣng điều quan trọng là hiệu quả của QLNN đối với đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan của những tổ chức, cá nhân tham gia vào bộ máy QLNN về đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN. Làm tốt công tác QLNN đối với đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN sẽ góp phần đem lại hiệu quả đầu tƣ nói chung, đẩy mạnh phát triển đất nƣớc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 05/2014/TT-BTC ngày 06/01/2014 quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ.

[2] Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước. [3] Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 quy

định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

[4] Võ Văn Cần (2014) “Nghiên cứu cơ chế kiểm tra, giám sát vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam”, Trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. [5] Nguyễn Huy Chí (2016), “Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản

bằng ngân sách nhà nước ở Việt Nam” Học viện hành chính Quốc gia, Hà Nội.

[6] Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng.

[7] Chính phủ (2020), Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/04/2020 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.

[8] Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 về Quy định chi tiết một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.

[9] Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

[10] Chính phủ (2020), Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.

[11] HĐND tỉnh Bình Định (2016), Nghị quyết vế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[12] HĐND tỉnh Bình Định (2021), Nghị quyết thông qua tổng kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách tỉnh giai đoạn 2016 – 2020.

[13] HĐND tỉnh Bình Định (2016), Nghị quyết ban hành nguyên tắc, chi tiết, và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 2020.

[14] HĐND tỉnh Bình Định (2019), Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương năm 2019.

[15] Trần Thị Thu Hƣơng (2011) “Nghiên cứu phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư công ở Việt Nam”, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng, Hà Nội.

[16] Quốc hội (2020), Luật Đầu tư, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia. [17] Quốc hội (2019), Luật Đầu tư công, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia. [18] Quốc hội (2014), Luật Xây dựng, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.

[19] Quốc hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia. [20] Quốc hội (2013), Luật Đấu thầu, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.

[21] Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.

[22] Quốc hội (2020), Luật Bảo vệ môi trường, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia. [23] UBND tỉnh Bình Định (2019), Quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung kế

hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 về kế hoạch đầu tư công năm 2020 nguồn vốn ngân sách địa phương.

[24] UBND tỉnh Bình Định (2016), Quyết định kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1:

CƠ CẤU CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN SO VỚI TỔNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH STT Năm Tổng chi ngân

sách nhà nƣớc (tỷ đồng) (1) Chi NSNN cho đầu tƣ XDCB (tỷ đồng) (2) Cơ cấu (=2/1) (%) 1 2016 25.284,0 2.023,7 8,00 2 2017 26.799,3 2.733,2 10,20 3 2018 30.865,1 5.512,4 17,86 4 2019 32.635,5 5.306,8 16,26 5 2020 31.033,2 6.234,6 20,09 Tổng 146.617,1 21.810,7 14,9

Phụ lục 2:

PHIẾU KHẢO SÁT CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

(Dành cho cán bộ làm công tác quản lý vốn ngân sách nhà nƣớc trong xây dựng cơ bản)

Kính thƣa Quý Ông/Bà!

Tôi tên Hồ Xuân Viên – học viên cao học của Trƣờng Đại học Quy Nhơn, Nhằm phục vụ cho việc hoàn thiện khóa học của mình, hiện tôi đang nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Bình Định”. Hy vọng với những hiểu biết và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản, những ý kiến và sự giúp đỡ của quý Ông/Bà thông qua phiếu khảo sát này sẽ giúp tôi có thể tiến hành đƣợc nghiên cứu của mình. Tôi xin cam kết rằng tất cả những thông tin thu đƣợc từ phiếu điều tra sẽ đƣợc giữ bí mật tuyệt đối, chỉ đƣợc sử dụng cho mục đích hoàn thiện luận văn thạc sĩ của mình, tuyệt đối không sử dụng với mục đích khác.

I. Một vài thông tin về ngƣời đƣợc phỏng vấn

1. Đơn vị công tác của Ông/Bà

o Chủ đầu tƣ

o Đơn vị thi công

o Đơn vị tƣ vấn

o Phòng ban Sở KH và ĐT

o Cán bộ giải ngân vốn

2. Công việc của Ông/Bà đang phụ trách

o Nhà quản lý

o Kỹ thuật

o Công việc khác 3. Độ tuổi của Ông/Bà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Dƣới 30 o Từ 30 đến 45 o Trên 45 4. Giới tính o Nam o Nữ

5. Thời gian Ông/Bà công tác

o Dƣới 5 năm

o Từ 5 đến 10 năm

o Trên 10 năm

6. Bằng cấp chuyên môn của Ông/Bà

o Trung cấp/Cao đẳng

o Đại học

o Trên Đại học

II. Đánh giá về công tác quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Bình Định

Xin các Ông/Bà cho biết, mức độ đồng ý của mình đối với các nhận định sau đây về công tác quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Bình Định nhƣ thế nào?

(Xin đánh dấu X vào câu trả lời: (1) Rất không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Trung lập; (4) Đồng ý; (5) Rất đồng ý)

Chỉ tiêu 1 2 3 4 5

1. Luật và các quy định liên quan còn chồng chéo, gây khó khăn đến công tác quản lý nhà nƣớc trong đầu tƣ XDCB.

2. Đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật của Ban quản lý dự án XDCB có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực phụ trách.

3. Công tác quy hoạch, phân bổ vốn đầu tƣ luôn phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, kịp thời, đúng tiến độ.

4. Tất cả các công trình đầu tƣ XDCB bằng nguồn vốn NSNN đều đƣợc các cơ quan chắc năng thẩm định trƣớc khi trình duyệt. 5. Công tác thẩm định dự án luôn chính xác, đúng quy định.

6. Công tác lựa chọn nhà thầu luôn khách quan, minh bạch, công bằng, đúng quy định. 7. Công tác giải phóng mặt bằng đúng tiến độ, đúng quy định pháp luật, giá cả đền bù,

hỗ trợ hợp lý.

8. Công tác giải ngân vốn đầu tƣ kịp thời, đúng quy định.

9. Công tác quản lý thi công xây dựng công trình chặt chẽ, hiệu quả, đúng quy trình. 10. Công tác thanh tra các công trình, dự án đầu tƣ XDCB bằng vốn NSNN diễn ra thƣờng xuyên.

11. Kết quả thanh tra luôn đƣợc công bố rộng rãi.

12. Cán bộ Kho bạc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ quyết toán các công trình, dự án đầu tƣ XDCB bằng nguồn vốn NSNN luôn kịp thời, đúng quy trình.

Phụ lục 3:

SỐ LIỆU ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƢ XÂY

DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chỉ tiêu Tỷ lệ %

1 2 3 4 5

1. Luật và các quy định liên quan còn chồng chéo, gây khó khăn đến công tác quản lý nhà nƣớc trong đầu tƣ XDCB.

0 10,8 41,6 35,7 11,9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật của Ban quản lý dự án XDCB có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực phụ trách.

0 0 7,7 73,2 19,1

3. Công tác quy hoạch, phân bổ vốn đầu tƣ luôn phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, kịp thời, đúng tiến độ.

0 1 8,5 81,3 9,2

4. Tất cả các công trình đầu tƣ XDCB bằng nguồn vốn NSNN đều đƣợc các cơ quan chắc năng thẩm định trƣớc khi trình duyệt.

0 9,5 77,4 12,2 0,9

5. Công tác thẩm định dự án luôn chính xác, đúng quy định.

0 0,7 12,8 69,7 16,8

6. Công tác lựa chọn nhà thầu luôn khách quan, minh bạch, công bằng, đúng quy định.

0 0 6,6 78,9 14,5

7. Công tác giải phóng mặt bằng đúng tiến độ, đúng quy định pháp luật, giá cả đền bù, hỗ trợ hợp lý.

8. Công tác giải ngân vốn đầu tƣ kịp thời, đúng quy định.

0 7,4 58,5 24,4 9,7

9. Công tác quản lý thi công xây dựng công trình chặt chẽ, hiệu quả, đúng quy trình.

0 12,6 70,8 12,7 3,9

10. Công tác thanh tra các công trình, dự án đầu tƣ XDCB bằng vốn NSNN diễn ra thƣờng xuyên.

0 8,1 60,4 18,7 12,8

11. Kết quả thanh tra luôn đƣợc công bố rộng rãi.

3,8 60,3 32,7 3,2 0

12. Cán bộ Kho bạc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ quyết toán các công trình, dự án đầu tƣ XDCB bằng nguồn vốn NSNN luôn kịp thời, đúng quy trình.

0 11,2 82,5 5,3 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 121 - 132)