7. Kết cấu luận văn
1.4.6 Quản lý công tác thi công xây dựng công trình
Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm: Quản lý chất lƣợng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lƣợng thi công xây dựng, quản lý an toàn lao động trên công trƣờng xây dựng, quản lý môi trƣờng xây dựng.
Nội dung quản lý chất lượng thi công công trình
- Lập hệ thống quản lý chất lƣợng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô của công trình xây dựng; quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ
phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lƣợng công trình xây dựng.
- Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, các cấu kiện, vật tƣ, thiết bị phục vụ công trình, thiết bị công nghệ trƣớc khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo yêu cầu thiết kế. Lập và kiểm tra thực hiện các biện pháp thi công của nhà thầu theo hồ sơ, tiến độ thi công. Lập và ghi nhật ký thi công đầy đủ theo đúng quy định.
- Kiểm tra sự phù hợp về năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng bao gồm: Kiểm tra đội ngũ nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng đƣa vào công trình; Kiểm tra hệ thống quản lý chất lƣợng của nhà thầu thi công xây dựng công trình; Kiểm tra các loại giấy phép sử dụng các loại máy móc, thiết bị, vật tƣ có yêu cầu cao về an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình; Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu.
- Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trƣờng bên trong và bên ngoài công trình xây dựng. Nghiệm thu nội bộ, lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận xây dựng, hạng mục hoàn thành và công trình hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng. Báo cáo tiến độ, chất lƣợng, khối lƣợng, an toàn lao động, vệ sinh môi trƣờng thi công xây dựng theo quy định.
Nội dung quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình
Công trình trƣớc khi triển khai phải đƣợc lập biểu tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã đƣợc phê duyệt. Trong trƣờng hợp xét thấy tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tƣ phải kịp thời báo cáo ngƣời ra quyết định đầu tƣ để quyết định điều chỉnh tiến độ của cả dự án. Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình trên cơ sở đảm bảo chất lƣợng, kỹ thuật của công trình xây dựng. Trƣờng hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả kinh tế
xã hội cao hơn cho dự án thì nhà thầu xây dựng đƣợc xét thƣởng theo hợp đồng. Trong trƣờng hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại cho chủ đầu tƣ hoặc giảm hiệu quả dự án thì bên vi phạm phải bồi thƣờng thiệt hại và bị phạt theo vi phạm theo các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết.
Nội dung quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình
Việc thi công xây dựng công trình phải tuân thủ thực hiện theo khối lƣợng của thiết kế dự toán đã đƣợc phê duyệt. Khối lƣợng thi công xây dựng đƣợc tính toán, xác định theo kết quả xác nhận của chủ đầu tƣ, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và đƣợc đối chiếu với khối lƣợng thiết kế, dự toán đƣợc duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng. Khi có khối lƣợng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình đƣợc duyệt thì chủ đầu tƣ, nhà thầu thi công phải xem xét để xử lý. Đối với các dự án công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc thì chủ đầu tƣ phải báo cáo ngƣời ra quyết định đầu tƣ để xem xét quyết định. Khối lƣợng phát sinh đƣợc chủ đầu tƣ, ngƣời quyết định đầu tƣ chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán và quyết toán công trình.
Nội dung quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng
Nhà thầu thi công xây dựng phải thiết lập các biện pháp an toàn cho ngƣời và phƣơng tiện trên công trƣờng xây dựng. Trƣờng hợp các biện pháp liên quan đến nhiều bên thì phải đƣợc các bên thỏa thuận. Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải đƣợc thể hiện công khai trên công trƣờng xây dựng để mọi ngƣời biết và chấp hành.
Khi có phát hiện về vi phạm an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Nếu để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình thì ngƣời để xảy ra phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật. Đối với một số công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì ngƣời lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo về an toàn lao động. Nghiêm cấm việc sử dụng lao động chƣa qua đào tạo và
chƣa đƣợc hƣớng dẫn về an toàn lao động. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho ngƣời lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trƣờng. Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo ngay với cơ quan QLNN về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thƣờng những thiệt hại do nhà thầu không đảm bảo an toàn lao động gây nên.
Nội dung quản lý môi trường xây dựng
Nhà thầu thi công phải triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trƣờng xây dựng. Có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải xây dựng và vật liệu thu gom trong quá trình thi công công trình. Đối với công trình thi công trong đô thị thì phải thực hiện các biện pháp che chắn công trƣờng, thu dọn phế thải tập kết đúng nơi quy định, bố trí thời gian thi công phù hợp để chống tiếng ồn đến xung quanh, chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng. Trƣờng hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trƣờng thì chủ đầu tƣ, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng có quyền đình chỉ thi công xây dựng công trình và yêu cầu nhà thầu phải thực hiện đúng các biện pháp bảo vệ môi trƣờng.