Đánh giá kết quả quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 50)

7. Kết cấu luận văn

1.6 Đánh giá kết quả quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản từ

nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc

1.6.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Quản lý khối lượng vốn đầu tư thực hiện:

Quản lý khối lƣợng vốn đầu tƣ thực hiện là việc kiểm tra theo dõi, giám sát tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các hoạt động đầu tƣ bao gồm: các chi phí của công tác xây lắp, chi phí cho mua sắm trang thiết bị và các chi phí khác theo quy định đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. [6], [9]

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện = Vốn đầu tư thực hiện của công tác xây lắp + Vốn đầu tư thực hiện đối với công tác mua sắm trang thiết bị + Chi phí khác

Quản lý tài sản cố định huy động trong quá trình tiến hành đầu tư XDCB:

Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tƣợng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng một cách độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã đƣợc nghiệm thu và có thể đƣa vào hoạt động. Chỉ tiêu tài sản cố định đƣợc huy động có thể đƣợc tính đƣợc bằng giá trị (tiền) và hiện vật (số lƣợng ngôi nhà, trƣờng học, bệnh viện,…). Chỉ tiêu giá trị tài sản cố định huy động có thể tính theo giá dự toán hoặc giá thực tế tùy vào mục đích sử dụng chúng. Giá trị dự toán đƣợc sử dụng làm cơ sở để tính giá trị thực tế của tài sản cố định, lập kế hoạch vốn đầu tƣ và tính toán vốn đầu tƣ thực hiện, đồng thời đây là cơ sở để thực hiện thanh quyết toán vốn đầu tƣ giữa chủ đầu tƣ và các nhà thầu. [6], [9]

Giá trị thực tế của tài sản cố định huy động đƣợc sử dụng để kiểm tra việc thực hiện kỹ thuật, tài chính, dự toán đối với công trình đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc các cấp, tính mức khấu hao hàng năm. Để phản ánh mức độ đạt kết quả cuối cùng trong số vốn đầu tƣ đã đƣợc thực hiện ngƣời ta thƣờng sử dụng chỉ tiêu hệ số huy động tài sản cố định.

Hệ số huy động tài sản cố định = Giá trị huy động tài sản cố định trong kỳ/ (Tổng vốn đầu tư thực hiện trong kỳ + Vốn đầu tư thực hiện kỳ trước nhưng chưa được huy động.

Quản lý kết quả năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm:

Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất, phục vụ của các tài sản cố định đã đƣợc huy động vào quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định đƣợc ghi trong dự án đầu tƣ. Tài sản cố định đƣợc huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là sản phẩm cuối cùng của công cuộc đầu tƣ và đƣợc thể hiện bằng tiền và hiện vật trên địa bàn địa phƣơng.

công suất, mức tiêu dùng nguyên vật liệu trên một đơn vị thời gian trên địa bàn địa phƣơng.

1.6.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

Hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN chính là biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả đạt đƣợc của chi ngân sách nhà nƣớc cho đầu tƣ xây dựng cơ bản với các chi phí bỏ ra (mức chi ngân sách nhà nƣớc) để có kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.

Công tác quản lý nhà nƣớc đƣợc đánh giá là có hiệu quả khi hiệu quả của vốn ngân sách nhà nƣớc cho một dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản là tốt, hiệu quả đó đƣợc thể hiện thông qua 2 tiêu chí: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội. Hiệu quả tài chính đƣợc đánh giá riêng cho từng dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản và thƣờng dùng các chỉ tiêu nhƣ: NPV (giá trị hiện tại ròng), IRR (hệ số hoàn vốn nội bộ), T (thời gian thu hồi vốn), PI (chỉ số doanh lợi),…v.v. Tuy nhiên, đặc thù của các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản là thƣờng không có khả năng thu hồi vốn, hoặc đầu tƣ vào các lĩnh vực quan trọng mà cần thiết có sự tham gia của nhà nƣớc nên hiệu quả tài chính thƣờng không cao, do đó hiệu quả tài chính là: tiết kiệm chi phí đầu tƣ, chi phí phát sinh hay không phát sinh do đầu tƣ không đúng tiến độ hay đúng tiến độ dự án.

Nhìn chung dƣới góc độ vĩ mô, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với vốn ngân sách nhà nƣớc trong hoạt động đầu tƣ một dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản thƣờng bao gồm các chỉ tiêu nhƣ: chỉ tiêu giá trị gia tăng của dự án đầu tƣ; chỉ tiêu khả năng thu hút lao động của dự án đầu tƣ; khả năng tác động đến thu chi ngân sách nhà nƣớc; chỉ tiêu tích lũy để đầu tƣ phát triển; khả năng sử dụng nguyên vật liệu trong nƣớc; tác động dây chuyền để thúc đẩy sự phát triển của các ngành liên quan; ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế địa phƣơng; thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và nâng cao mức sống cho nhân dân; khả năng tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ cho đất nƣớc.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng này tác giả đã đi sâu vào làm rõ các vấn đề cơ bản của đầu tƣ XDCB nói chung và đầu tƣ XDCB sử dụng vốn NSNN nói riêng, phân tích đặc điểm của của hoạt động đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN. Khái quát hóa vai trò cũng nhƣ đặc điểm của nguồn vốn NSNN, hệ thống các nguyên tắc, chủ thể và căn cứ trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN. Từ đó đƣa ra quy trình QLNN trong hoạt động đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN, phân tích nội dung và đặc điểm của từng giai đoạn quản lý từ khâu lập quy hoạch đầu tƣ, chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ, kết thúc xây dựng đƣa vào sử dụng. Đƣa ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả, kết quả của công tác QLNN đối với đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN một cách toàn diện; phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ XDCB từ vốn NSNN.

Những vấn đề lý luận trong chƣơng 1 sẽ làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Định và đƣa ra một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện công tác QLNN đối với đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN trong thời gian tới ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN

SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1 Giới thiệu chung về tỉnh Bình Định

2.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Định

Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung của Tổ quốc Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hƣớng Bắc – Nam, có chiều ngang hẹp trung bình 55 km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km). Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh 6.025 km2.

Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, có chung đƣờng biên giới 63 km từ đèo Bình Đê, điểm cực Bắc với tọa độ: 140

42’ Bắc, 1080 56’ Đông; phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, có chung đƣờng biên giới 59 km, điểm cực Nam với tọa độ: 130

31’ Bắc, 1080 57’ Đông. Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, có chung đƣờng biên giới 130 km, điểm cực Tây có tọa độ: 140

27’ Bắc, 1080 27’ Đông. Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, có điểm cực Đông ở xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh), có tọa độ: 130 36’ Bắc, 1090 21’ Đông.

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định)

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định

Bình Định nằm ở vị trí trung tâm của miền Trung và cả nƣớc; Phía Bắc giáp Quãng Ngãi – nơi có khu công nghiệp Dung Quất; Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên có nhiều tiềm năng phát triển du lịch dịch vụ; Phía Tây giáp Tây

nguyên – giàu tiềm năng thiên nhiên; Phía Đông giáp biển Đông – thuận lợi phát triển các ngành nhƣ nuôi trồng đánh bắt thủy sản, du lịch biển đảo. Với vị trí hết sức đặc biệt, Bình Định có vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội miền Trung - Tây nguyên nói riêng và cả nƣớc nói chung.

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Bình Định nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Dân số toàn tỉnh năm 2020 là khoảng 1,488 triệu ngƣời (năm 2019). Có 11 đơn vị hành chính bao gồm 8 huyện, 2 thị xã và Thành phố Quy Nhơn. Bình Định có vị trí địa kinh tế đặc biệt quan trọng trong việc giao lƣu với các quốc gia trong khu vực và quốc tế, nằm ở trung điểm của trục giao thông đƣờng sắt và đƣờng bộ Bắc – Nam Việt Nam, đồng thời là cửa ngõ ra biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất của Tây nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan thông quan quốc lộ 19 và Cảng biển quốc tế Quy Nhơn.

Bảng 2.1: Đơn vị hành chính tỉnh Bình Định Đơn vị hành chính Phƣờng Thị trấn Thành phố Quy Nhơn 16 _ 5 Thị xã An Nhơn 5 _ 10 Thị xã Hoài Nhơn 11 _ 6 Huyện Phù Mỹ _ 2 17 Huyện Phù Cát _ 1 17 Huyện Tuy Phƣớc _ 2 11

Huyện Tây Sơn _ 1 14

Huyện Hoài Ân _ 1 14

Huyện An Lão _ 1 9

Huyện Vân Canh _ 1 6

Huyện Vĩnh Thạnh _ 1 8

Tổng 32 10 117

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định)

nguyên nhân văn phong phú và nguồn nhân lực khá dồi dào. Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt (theo quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14/04/2009). Bình Định đƣợc xác định phấn đấu trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nƣớc, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện và nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ, an ninh quốc phòng luôn bảo đảm.

Bảng 2.2: Tình hình dân số và mật độ dân cƣ các huyện, thị xã thuộc tỉnh Bình Định 2019 Đơn vị hành chính Diện tích (km2) Dân số trung bình (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) Thành phố Quy Nhơn 286,1 290229 1014,4 Thị xã An Nhơn 244,5 175.816 719,1 Thị xã Hoài Nhơn 420,8 208.121 494,6 Huyện Phù Mỹ 555,9 161.662 290,8 Huyện Phù Cát 680,7 183.551 269,7 Huyện Tuy Phƣớc 219,9 180.300 819,9

Huyện Tây Sơn 692,2 116.038 167,6

Huyện Hoài Ân 753,2 85.752 113,9

Huyện An Lão 696,9 27.853 40,0

Huyện Vân Canh 804,2 27.889 34,7

Huyện Vĩnh Thạnh 716,9 30.606 42,7

Tổng 6071,3 1.487.817 245,1

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định)

Năm 2019, dân số trung bình tỉnh Bình Định là 1.487.817 ngƣời. Mật độ dân số trung bình là 245,1 ngƣời/ km2, tỷ lệ dân số thành thị chiếm 32,05%, trong khi đó tỷ lệ dân số sống ở nông thôn là 67,95%, tỷ lệ dân số nam là 49,25%, tỷ lệ dân số nữ là 50,75%. Bình Định có dân tộc Kinh chiếm đa số (khoảng 98%), ngoài ra còn có các dân tộc khác sinh sống trên địa bàn, trong đó chủ yếu là 3 dân tộc Chăm, Ba Na, Hrê sinh sống ở các huyện miền

núi và trung du. Cƣ dân trên địa bàn tỉnh phân bố không đều, cƣ dân tập trung đông nhất ở khu vực thành phố Quy Nhơn (mật độ dân số trung bình 1014,4 ngƣời/ km2

), tiếp đến là huyện Tuy Phƣớc, thị xã An Nhơn, thị xã Hoài Nhơn, mật độ dân số thấp nhất là huyện Vân Canh với 34,7 ngƣời/ km2.

Bảng 2.3: Tình hình sử dụng lao động tỉnh Bình Định

Chỉ tiêu Đơn

vị tính

2017 2018 2019

1. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế

Ngƣời 866452 883306 864557

- Nông – lâm – ngƣ nghiệp Ngƣời 386764 328728 308360

- Công nghiệp – xây dựng Ngƣời 180060 244192 252239

- Dịch vụ Ngƣời 299628 310386 303958

2. Cơ cấu sử dụng lao động % 100 100 100

- Nông – lâm – ngƣ nghiệp % 44,6 37,2 35,7

- Công nghiệp – xây dựng % 20,8 27,6 29,2

- Dịch vụ % 34,6 35,2 35,1

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định)

Với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Định đã tác động tích cực đến cơ cấu lao động của tỉnh theo xu hƣớng giảm dần tỷ trọng lao động thuộc khu vực nông, lâm, thủy sản, tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tính đến năm 2019, số lƣợng lao động trẻ trên 15 tuổi làm việc trong nền kinh tế đạt 864557 ngƣời, trong đó cơ cấu lao động trong ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp là 35,7%, dịch vụ là 35,2% và công nghiệp xây dựng là 29,2%. Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo ở thành thị là 31,95%, tại nông thôn là 14,9%. Có thể thấy chất lƣợng lao động trên địa bàn tỉnh Bình Định là không cao, có sự khác nhau đáng kể về phân bổ lực lƣợng lao động theo khu vực thành thị và nông thôn, đây là những thách thức lớn trong việc đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.

Bảng 2.4: GRDP tỉnh Bình Định giai đoạn 2017 – 2019

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

1. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành (tỷ đồng)

66953,9 74751,0 82492,9

- Nông – lâm – ngƣ nghiệp 19030,7 21284,9 22960,0

- Công nghiệp – xây dựng 18222,3 20453,6 22925,5

- Dịch vụ 26917,4 29772,5 32907,4

- Trợ cấp sản phẩm 2783,5 3240,0 3700,0

2. Cơ cấu (%) 100 100 100 - Nông – lâm – ngƣ nghiệp 28,4 28,4 27,8

- Công nghiệp – xây dựng 27,2 27,3 27,7

- Dịch vụ 40,2 40,0 40,0

- Trợ cấp sản phẩm 4,2 4,3 4,5

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định)

Trong giai đoạn 2016 – 2020, kinh tế xã hội tỉnh Bình Định đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực. Trong lĩnh vực linh tế, tổng sản phẩm địa phƣơng (GRDP) theo giá hiện hành tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2017 – 2019 là 11,001%, trong đó giá trị tổng sản phẩm lĩnh vực dịch vụ năm 2019 đạt 32.907,4 tỷ đồng (chiếm 40%), ngành công nghiệp, xây dựng đạt 22.925,5 tỷ đồng (chiếm 27,7%). GRDP bình quân đầu ngƣời năm 2019 đạt 55,45 triệu đồng, tăng 10,4 triệu đồng so với năm 2017. Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2017 – 2019 đạt 2.473 triệu USD.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng hiện đại, tỷ trọng ngành dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất với khoảng 40%, tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng tăng dần qua các năm ở mức 27,7% năm 2019, tỷ trọng ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp giảm dần xuống còn 27,8% năm 2019. Trong đó, ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp phát triển toàn diện với năng suất, sản lƣợng cao; công nghiệp đã và đang khẳng định đƣợc vai trò, vị thế của mình; ngành dịch vụ

trong những năm gần đây chịu ảnh hƣởng chung của đại dịch Covid tuy nhiên vẫn là một trong những lợi thế và là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Về điều kiện tự nhiên, Bình Định có đầy đủ những thuận lợi để tiến hành đầu tƣ XDCB về cả địa hình, địa chất, khí hậu, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có không ít những khó khăn, thách thức trong công tác đầu tƣ nhƣ tình hình mƣa lũ, thiên tai có thể làm chậm tiến độ dự án cũng nhƣ làm hƣ hại các công trình đầu tƣ XDCB đã hoàn thành. Đối với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định, có thể nói trong những năm qua mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp, ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống kinh tế của ngƣời dân cũng nhƣ công tác đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN. Mặc dù vậy, tỉnh Bình Định vẫn đƣợc cho là tỉnh có tốc độ tăng trƣởng kinh tế ở mức tốt, hoạt động đầu tƣ XDCB đƣợc tiến hành bài bản, đồng bộ. Công tác QLNN đầu tƣ XDCB từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 50)