Điểm mạnh trong quản lý vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước ở tỉnh bình định (Trang 72 - 77)

- Xây dựng và giao kế hoạch vốn đầu tư: đã được tỉnh thực hiện một cách chủ động, linh hoạt. Kế hoạch vốn đã trở thành căn cứ có ý nghĩa quan trong đối với những hoạt động khác của công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN; đồng thời trở thành căn cứ đánh giá công tác quản lý vốn.

- Thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn đầu tư: đã được Sở Tài chính đẩy mạnh thực hiện với những nội dung, căn cứ thẩm định rõ ràng. Các chủ đầu tư cũng đã được tự chủ hơn trong công tác xây dựng phương án sử dụng vốn của dự án... Từ đó góp phần làm cho bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN của tỉnh hoạt động trơn tru hơn, bớt được một số khâu không cần thiết, tạo nên sự khách quan trong quản lý vốn.

- Cấp phát, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư: có sự phối hợp chủ động giữa Sở Tài chính, KBNN. Theo đó, đã phát hiện, tiến hành giảm trừ thanh toán các khoản chi không đúng quy định.Thủ tục thanh toán vốn đầu tư được đơn giản hóa, thuận tiện hơn cho các chủ đầu tư. Bên cạnh đó điều kiện để được tạm ứng vốn đầu tư và mức vốn tạm ứng cũng được đảm bảo đúng theo quy định hiện hành.Riêng công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư hoàn

thành: Việc thẩm tra quyết toán vốn đầu tư được thực hiện theo đúng các hướng dẫn của Bộ Tài chính về quyết toán vốn đầu tư, đảm bảo đúng quy trình và thời gian. Hơn thế nữa, chất lượng công tác thẩm tra quyết toán đã từng bước được nâng cao.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát sử dụng vốn đầu tư: ngày càng được tăng cường về số lượng, chất lượng các cuộc thanh trakiểm tra, giám sát.Quy trình, phương pháp kiểm tra, giám sát dần được cải thiện, góp phần quan trọng trong hạn chế, đẩy lùi các hành vi sai phạm, tham nhũng, thất thoát, lãng phí, nợ đọng, đầu tư dàn trải trong cả các hoạt động chi có tính chất thường xuyên và hoạt động chi có tính chất đầu tư từ nguồn vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN.

2.5.2. Điểm yếu trong quản lý vốn đầu tư

- Xây dựng và giao kế hoạch vốn đầu tư: kế hoạch dự toán được đưa ra khá thấp so với thực tế triển khai, dẫn đến tình trạng thiếu chủ động trong việc cân đối vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN cho các dự án, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng hoàn thiện của các dự án.

- Thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn đầu tư: còn chủ quan, chậm trễ, do đó, thời gian hoàn thành công tác thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN của các chủ đầu tư còn chậm, phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của dự án sau này cũng như ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

- Cấp phát, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư: Công tác cấp phát vốn chưa theo kịp tiến độ thi công công trình dẫn đến tình trạng có nhiều công trình bị kéo dài thời gian thi công gây lãng phí vốn.Tình trạng nợ tam ứng vốn đầu tư vẫn chưa giảm.Số lượng quyết toán cần thẩm tra phê duyệt nhiều, dẫn tới tình trạng thẩm tra không kịp tiến độ, chất lượng thẩm tra chưa thực sự đảm bảo.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát sử dụng vốn đầu tư: chưa phát hiện được nhiều sai phạm để uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sátchưa thực sự thể hiện được hết vai trò và chức năng của mình, chưa xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm làm thất thoát vốn của Nhà nước.

2.5.3. Nguyên nhân của điểm yếu trong quản lý vốn đầu tư

2.5.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về chính quyền tỉnh Bình Định

- Năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức bộ máy quản lý vốn: Đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan QLNN liên quan còn bất cập về số lượng, chất lượng, thường xuyên luân chuyển, cơ cấu không đảm bảo dẫn đến những sai phạm, sai sót trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Năng lực chuyên môn của một bộ phận cán bộ quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN còn yếu kém. Bên cạnh đó là chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ quản lý vốn, nhất là cán bộ ở cơ sở còn bất cập, nên chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.

- Năng lực cơ sở vật chất phục vụ quản lý vốn: chưa thường xuyên được hiện đại hóa; chất lượng trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị quản lý còn thấp, ảnh hưởng xấu đến chất lượng quản lý vốn đầu tư.

2.5.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về đối tượng sử dụng vốn

- Năng lực tài chính, năng lực máy móc, thiết bị, khoa học, công nghệ của nhiều chủ đầu tư, nhà thầu rất hạn chế, phải đi thuê ngoài và chất lượng không đồng đều, đây cũng là một nguyên nhân làm cho hiệu quả sử dụng vốn của các dự án chưa cao.

- Chất lượng nguồn nhân lực: Bộ máy quản lý vốn của các chủ đầu tư chưa thực sự đáp ứng được so với yêu cầu của công việc, lượng công việc quản lý dự án nhiều, yêu cầu kỹ năng công tác cao trong khi đó một số cán bộ trẻ được bố trí thiếu kinh nghiệm, kỹ năng hạn chế.

chế; một số nhà thầu hạn chế về năng lực; công tác tư vấn giám sát, công tác tư vấn xây dựng còn nhiều bất cập, năng lực chuyên môn còn hạn chế, hồ sơ dự án, thiết kế- dự toán chất lượng còn thấp, tính toán, dự báo chưa đầy đủ, chuẩn xác dẫn tới nhiều dự án phải điều chỉnh, bổ sung quy mô, tổng mức đầu tư gây khó khăn trong quá trình thực hiện và làm chậm tiến độ công trình.

- Một số chủ đầu tư chưa thực sự quan tâm đến công tác quyết toán dự án hoàn thành, hồ sơ quyết toán dự án gửi tới cơ quan thẩm tra quyết toán thường không đầy đủ, kịp thời, phải bổ sung nhiều lần; Một số nhà thầu thi công thiếu hợp tác với chủ đầu tư trong công tác quyết toán; Một số dự án phải cắt giảm quy mô đầu tư do thiếu vốn, làm ảnh hưởng đến quyết toán dự án hoàn thành.

2.5.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô

- Môi trường pháp lý: Trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư XDCB nói chung, quản lý vốn đầu tư công nói riêng chịu sự chi phối của nhiều Luật và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, tuy nhiên ngay bản thân các văn bản quy phạm pháp luật này có sự thiếu đồng bộ, đan xen trong việc hướng dẫn thực hiện. Chế độ, chính sách của nhà nước về XDCB còn nhiều bất cập, thay đổi, điều chỉnh thường xuyên, một số văn bản hướng dẫn còn ban hành chậm, thiếu, không đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế do đó khi triển khai thực hiện còn gặp khó khăn. Một số định mức nhà nước ban hành không phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó là các chính sách, giá cả thị trường không ổn định, nhất là nhóm hàng vật liệu xây dựng liên tục biến động dẫn đến các dự án bị vượt tổng mức đầu tư, điều chỉnh nhiều lần gây khó khăn cho công tác quản lý dự án. Nhiều chính sách chưa theo kịp với tình hình thực tế xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng.

- Môi trường kinh tế: thường xuyên biến động do những tác động từ kinh tế thế giới khiến cho giá cả nguyên vật liệu ngành xây dựng biến động khó dự

đoán. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng công tác kế hoạch cũng như việc triển khai thực hiện đầu tư các dự án trên thực tế.

- Môi trường tự nhiên: do thời tiết trên địa bàn tỉnh khá khắc nghiệt, gây ra ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của các dự án, từ đó gây ra những áp lực lên công tác quản lý vốn đầu tư của cả các chủ đầu tư, các nhà thầu lẫn các cơ quan QLNN.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. Định hướng hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của Tỉnh Bình Định đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước ở tỉnh bình định (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)