Thực trạng lập và giao kếhoạch vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước ở tỉnh bình định (Trang 45 - 51)

Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN là một bộ phận của kế hoạch vốn đầu tư phát triển nói chung và kế hoạch đầu tư

phát triển GTVT của tỉnh nói riêng. Kế hoạch vốn chi tiết được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN trong từng giai đoạn, gắn kết chặt chẽ với mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển KTXH từng năm của tỉnh.

Thông thường vào khoảng tháng 07 hàng năm, sau khi Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách và kế hoạch vốn đầu tư phát triển nói chung và vốn đầu tư CSHT giao thông nói riêng. Sở KH&ĐT tỉnh Bình Định hướng dẫn các chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư CSHT giao thông đường bộ năm sau. Chủ đầu tư căn cứ tổng mức đầu tư dựán được duyệt, số vốn đã bố trí và lập kế hoạch vốn năm sau. Trường hợp bố trí kế hoạch vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư dự án phải có văn bản chủ trương của UBND tỉnh; đối với dự án khởi công mới phải có quyết định đầu tư trước ngày 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch.

Căn cứ nhu cầu vốn của chủ đầu tư, Sở KH&ĐT tổng hợp, cân đối vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, đảm bảo cơ cấu theo quy định của trung ương và phù hợp mục tiêu, định hướng phát triển KTXH của tỉnh. Kế hoạch vốn được UBND tỉnh xin ý kiến Thường trực HĐND tỉnh thống nhất mới gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính.

Vào khoảng cuối tháng 11 hàng năm, Thủ tướng Chính phủ và Bộ KH&ĐT giao kế hoạch vốn năm sau. Theo đó, Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp Sở Tài chính rà soát, cân đối nguồn vốn đầu tư và xây dựng phương án dự kiến kế hoạch vốn năm sau cho từng dự án đầu tư của tỉnh, báo cáo UBND tỉnh Bình Định trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định tại kỳ họp cuối năm. Đối với nguồn vốn trung ương hỗ trợ có mục tiêu phải tuân thủ theo đúng danh mục dự án đầu tư đã được Bộ KH&ĐT giao.

Từ năm 2012 (sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 1792/TTg), việc quyết định chủ trương đầu tư dự án CSHT giao thông đường

bộ được quy định chặt chẽ hơn trước, tức là trước khi quyết định đầu tư phải thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn sẽ bố trí cho dự án. Cũng từ năm này, Bộ KH&ĐT giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án được bố trí từ nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu; do vậy việc điều chỉnh kế hoạch nguồn vốn này địa phương phải báo cáo, xin ý kiến thống nhất của Bộ KH&ĐT.

Ngay sau khi HĐND tỉnh thông qua kế hoạch vốn đầu tư CSHT giao thông đường bộ, UBND tỉnh ban hành quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho các chủ đầu tư triển khai thực hiện. Theo quy định của Luật NSNN, kế hoạch vốn đầu tư hàng năm phải giao trước ngày 31/12 năm trước. Đồng thời UBND tỉnh báo cáo tình hình phân bổ kế hoạch vốn về Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính.

Trước khi UBND tỉnh giao kế hoạch vốn năm sau, chủ đầu tư lập thủ tục đăng ký mở mã số dự án đối với trường hợp dự án đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ được bố trí vốn lần đầu tiên để làm cơ sở theo dõi cả thời gian thực hiện dự án trong việc lập, giao kế hoạch và thanh quyết toán.

Theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính thì thời gian bố trí vốn thực hiện không quá 05 năm đối với dự án nhóm B và không quá 3 năm đối với dự án nhóm C.

Việc điều chỉnh kế hoạch vốn CSHT giao thông đường bộ trong quá trình thực hiện kếhoạch vốn hàng năm là việc làm thường xuyên theo yêu cầu của thực tiễn. Theo quy định của Bộ Tài chính, việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư hàng năm phải hoàn thành chậm nhất là ngày 25/12 năm kế hoạch. Trong những năm qua, Sở KH&ĐT tỉnh Bình Định theo dõi chặt chẽ quá trình thực hiện kế hoạch vốn, phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch vốn cơ bản kịp thời, góp phần thực hiện kế hoạch vốn đạt kết quả.

Nhìn chung, công tác phân bổ vốn đầu tư CSHT giao thông đường bộ trong thời gian qua của tỉnh Bình Định cơ bản chấp hành đúng quy định của nhà nước, kế hoạch vốn đã bám sát mục tiêu, định hướng phát triển KTXH của tỉnh.

Về vấn đề xử lý nợ đọng xây dựng CSHT giao thông đường bộ trong quá trình xây dựng kế hoạch vốn đầu tư: Để khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30/04/2015 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB tại các địa phương- yêu cầu địa phương hàng năm tập trung xử lý số nợ đọng; hàng năm Thủ tướng Chính phủ đều nhắc nhở xử lý vấn đề này tại văn bản chỉ đạo xây dựng kế hoạch vốn đầu tư cho năm sau.Theo đó, UBND tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện yêu cầu khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB, trong đó có nợ đọng xây dựng CSHT giao thông đường bộ theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. UBND tỉnh còn yêu cầu khẩn trương rà soát, thống kê, phân loại nợ, xác định nguyên nhân, lập phương án xử lý nợ đọng. Lập, giao kế hoạch vốn hàng năm ưu tiên xử lý nợ đọng theo nguyên tắc cấp nào gây ra nợ đọng XDCB thì cấp đó xử lý; thực hiện kế hoạch năm trong phạm vi mức vốn giao, không được phát sinh thêm nợ đọng mới, đồng thời coi đây là một chỉ tiêu bắt buộc trong quy trình lập, bố trí vốn. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở KH&ĐT bố trí ít nhất 30% số vốn xử lý nợ đọng, không được khởi công dự án mới khi chưa bố trí đủ vốn xử lý nợ đọng; UBND tỉnh còn chỉ đạo Sở KH&ĐT, UBND cấp huyện và cơ quan liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ nợ đọng. Hàng năm việc xử lý nợ đọng XDCB đều được UBND tỉnh Bình Định nhắc nhở, chỉ đạo, nhất là tại đợt lập, giao kế hoạch cho năm sau.

Bảng 2.5 phía dưới cho thấy, nhu cầu vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2018- 2020 là rất lớn. Trong đó, do trung ương và tỉnh xác định tập trung đầu tư cho tỉnh về CSHT giao thông đường bộ để phát triển kinh tế, nên mức độ đáp ứng vốn

của kế hoạch vốn hàng năm so với nhu cầu vốn là tương đối cao. Trong tổng nguồn vốn kế hoạch, nguồn vốn do ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu vẫn chiếm tỷ trọng lớn, nguồn vốn từ ngân sách địa phương vẫn còn rất nhiều hạn chế.

Bảng 2.5: Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN tại tỉnh Bình Định giai đoạn 2018- 2020

Stt Tiêu chí ĐVT 2018 2019 2020

1 Nhu cầu vốn của địa phương Tỷ

đồng 1.547 1.502 1.521 2 Vốn kế hoạch được phê duyệt

Tỷ đồng

1.311 1.343 1.387

- Vốn ngân sách trung ương hỗ

trợ có mục tiêu 578 612 627

- Vốn ngân sách địa phương 733 731 760

3 Mức độ đáp ứng % 84,74 89,41 91,19

4 Số dự án được duyệt nguồn vốn

Dự án 18 17 15 - Dự án nhóm A 1 1 1 - Dự án nhóm B 15 14 12 - Dự án nhóm C 2 2 2 5 Số dự án được bố trí vốn thực hiện Dự án 15 16 15 Nguồn: Sở KH&ĐT tỉnh Bình Định

Bên cạnh những thành công đã đạt được, công tác xây dựng và giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN tại tỉnh Bình Định giai đoạn 2018- 2020 cũng cho thấy nhiều tồn tại, hạn chế:

- Kế hoạch vốn đầu tư CSHT giao thông đường bộ bố trí còn dàn trải. + Trong công tác chuẩn bị đầu tư: Do chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư chiếm tỷ trọng thấp nên hàng năm bố trí vốn cho rất nhiều danh mục chuẩn bị đầu tư sau đó không thể tiếp tục bố trí vốn thực hiện đầu tư cho các dự án này để triển khai thi công dẫn đến các dự án đầu tư đã được phê duyệt sẽ không mang tính khả thi, không đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án. Trong giai đoạn này có 50 dự án được phê duyệt nhưng chỉ có 46 dự án được bố trí vốn

thực hiện đầu tư để triển khai thực hiện.

+ Trong công tác thực hiện đầu tư: Chưa bố trí đủ vốn để hoàn thành công trình theo thời hạn của dự án dẫn đến nhà thầu không thể thực hiện hoàn thành công trình, nếu tiếp tục làm dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản.

- Nhiều nguồn vốn trung ương bổ sung có mục tiêu, địa phương không thể điều hòa vốn từ dự án này sang dự án khác khi chưa được sự đồng ý của trung ương; muốn điều chuyển đề xuất với Bộ KH&ĐT; điều hành kế hoạch vốn hàng năm chưa linh hoạt, hậu quả là các nguồn vốn này chưa giải ngân hết trong năm phải chuyển nguồn sang năm sau thực hiện.

- Chưa phân bổ vốn hợp lý theo nhu cầu đề xuất của chủ đầu tư: Chưa xây dựng được cơ chế cho phép các chủ đầu tư tự điều hòa, điều chỉnh kế hoạch vốn trong khuôn khổ nguồn vốn được cấp để đảm bảo giảm vốn ở nơi thừa, bổ sung vào nơi thiếu, đáp ứng nhu cầu thực tế của dự án.

Theo đánh giá của 26 cán bộ, công chức (bảng 2.6) thì quy trình lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN của tỉnh Bình Định được đánh giá khả quan với 3,81 điểm bình quân.

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát cán bộ, công chức về xây dựng và giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN

Stt Tiêu chí đánh giá Mẫu Điểm

BQ

Đánh giá

1 Quy trình lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN

26 3,81 Khá

2 Chất lượng củakế hoạch vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN

26 3,42 Trung bình 3 Hoạt động giao kế hoạch vốn đầu tư xây

dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN

26 3,35 Trung bình

Tuy nhiên 02 tiêu chí còn lại đánh giá về chất lượng của kế hoạch và hoạt động giao kế hoạch vốn chưa được đánh giá cao. Vấn đề chất lượng kế hoạch không được đánh giá cao là do số kế hoạch và số thực hiện hàng năm còn có sự chênh lệch tương đối lớn (sẽ được giải thích kỹ hơn ở nội dung phía sau).Vấn đề giao kế hoạch tính ưu tiên chưa được thể hiện rõ trong việc giao kế hoạch vốn đầu tư hàng năm. Có nhiều dự án vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng nhưng vẫn bố trí đủ vốn kế hoạch để hoàn thành dự án trong năm dẫn đến ứ đọng nguồn vốn và cuối năm phải trả lại ngân sách, trong khi nhiều dự án có đủ điều kiện thi công nhưng lại không có vốn hoặc thiếu vốn để thanh toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước ở tỉnh bình định (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)