Tại tỉnh Bình Định, bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN bao gồm: HĐND, UBND tỉnh, cơ quan chủ quản của chủ đầu tư (Sở GTVT), cơ quan tài chính (Sở Tài chính), KBNN, các chủ đầu tư, các nhà thầu thi công. Nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị này trong công tác quản lý vốn như sau:
- HĐND tỉnh: phê duyệt dự toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN.
- UBND tỉnh: cấp quyết định đầu tư.
- Sở Tài chính:xây dựng dự toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN; thẩm tra phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư; chuyển nguồn để KBNN thanh toán; quyết toán; theo dõi, giám sát, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch sử dụng vốn; kiểm tra việc sử dụng vốn.
- Sở KH&ĐT: hướng dẫn các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch vốn; tổng hợp, cân đối vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN.
- Sở GTVT: xây dựng kế hoạch vốn; xây dựng phương án phân bổ vốn; phối hợp với Sở Tài chính trong thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vốn.
- KBNN: giải ngân vốn; kiểm soát hoạt động sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN của các chủ đầu tư.
- Chủ đầu tư: Chỉ đạo ban quản lý dự án; phối hợp với KBNN kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN.
Hình 2.1: Bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN tại tỉnh Bình Định
Nguồn: Sở GTVT tỉnh Bình Định
Nhìn chung, bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN tại tỉnh Bình Địnhhiện nay khá ổn định về tổ chức, cơ cấu, hoàn thành nhiệm vụ chính trị và chuyên môn được giao. Phân công hiện tại vẫn theo chức năng nhiệm vụ từng đơn vị, bộ phận. Bộ máy phối hợp thường xuyên mỗi khi trình UBND tỉnh quyết định các vấn đề liên quan, chịu sự chỉ đạo của UBND và giám sát của HĐND tỉnh.
Về đội ngũ cán bộ, công chức quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN tại tỉnh Bình Định: phần lớn cán bộ, công chứcđã được đào tạo cơ bản, cho nên nhìn chung về việc quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN từ khâu lập, thẩm định phương án đầu tư cho đến nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng đều thực hiện tốt.
Sở GTVT, KH&ĐT Chủ đầu tư Sở Tài chính KBNN UBND tỉnh Nhà thầu HĐND tỉnh
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát cán bộ, công chức về bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ từ NSNN tại tỉnh Bình Định
Stt Tiêu chí đánh giá Mẫu Điểm
BQ
Đánh giá
1 Cơ cấu bộ máy quản lý vốn đầu tư xây
dựng CSHT giao thông đường bộ 26 3,85 Khá 2 Cơ chế phối hợp của bộ máy quản lý vốn
đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ
26 3,46 Trung bình 3 Năng lực cán bộ, công chức của bộ máy
quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ
26 3,62 Khá
Nguồn: Phân tích kết quả khảo sát bằng Excel
Trong số 03 tiêu chí được đưa ra để đánh giá về bộ máy quản lý vốn, có 2/3 tiêu chí đạt mức khá, tuy nhiên chỉ có tiêu chí đánh giá về cơ cấu bộ máy có điểm bình quân tương đối cao, còn tiêu về về năng lực cán bộ, công chức của bộ máy quản lý vốn có điểm bình quân còn thấp. Bên cạnh đó, tiêu chí còn lại đánh giá về cơ chế phối hợp của bộ máy quản lý vốn chỉ nhận được đánh giá trung bình với mức điểm bình quân là 3,46. Thực tế cho thấy việc phối hợp trong quản lý vốn giữa Sở Tài chính, KBNN và Sở GTVT (cơ quan chủ quan của các chủ đầu tư), và các chủ đầu tư còn lỏng lẻo, dẫn đến việc kiểm soát sử dụng vốn đầu tư chưa thật sự chặt chẽ.
2.4. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của tỉnh Bình Định