Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện đăk rlắp, đăk nông (Trang 88 - 91)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp được đề xuất trên đây có thể chưa tổng quát hết những nội dung cần thiết trong việc quản lý xây dựng VHƯX của các trường THPT trên địa bàn huyện Đăk R’Lấp. Tuy nhiên, đây là những biện pháp cần thiết để hình thành và phát triển VHƯX cho các trường THPT trên địa bàn huyện Đăk R’Lấp hiện nay.

Mỗi biện pháp nêu trên đều có những ưu điểm, những hạn chế nhất định và phải được thực hiện trong những điều kiện cụ thể. Các biện pháp nêu trên có quan hệ biện chứng với nhau, ràng buộc nhau, bổ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện.

Hệ thống các biện pháp đó là một chỉnh thể thống nhất. Tuy nhiên mỗi địa phương, mỗi trường có những đặc điểm khác nhau nên khi áp dụng các biện pháp sẽ thực hiện ở mức độ khác nhau. Thực tiễn cho thấy không nên xem nhẹ hoặc tuyệt đối hóa bất kỳ biện pháp nào.

Tùy điều kiện cụ thể từng trường, mỗi biện pháp nêu trên thể hiện tính chất và vai trò khác nhau. Có thể giải pháp này là cấp thiết, quan trọng ở một thời điểm

79

của trường này nhưng lại có tính lâu dài, giữ vai trò điều kiện ở một trường khác. Do vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng VHƯX trong NT, hiệu trưởng cần phải thực hiện có hệ thống, đồng bộ và linh hoạt các biện pháp nêu trên.

Biện pháp 1: Đây là biện pháp rất quan trọng, vì biện pháp này tác động trực tiếp đến ý thức của mỗi thành viên trong đơn vị, tạo sự đồng thuận trong NT để thực hiện hiệu quả kế hoạch về việc xây dựng VHƯX ở trường trung học phổ thông.

Biện pháp 2: Biện pháp này là điều kiện trong việc định hướng đường lối, chiến lược, tầm nhìn, sứ mệnh của NT. Từ đó lập kế hoạch cho việc xây dựng VHƯX đặc trưng của NT, hình thành mô hình VHƯX trong tương lai đáp ứng được nguyện vong của đội ngũ CB, GV, CNV và HS.

Biện pháp 3: Biện pháp góp phần xây dựng và hoàn thiện các quy tắc, quy chế, nội quy ứng xử trong NT. Các quy tắc, quy chế, nội quy trong NT góp phần tạo ra nguyên tắc ứng xử chung, đây là quy tắc nhằm buộc các thành viên phải dựa vào đó để nhìn nhận, soi xét bản thân mình. Đây cũng là cơ sở để Nhà quản lý dùng trong việc đánh giá các cá nhân, tổ chức trong NT.

Biện pháp 4: Đây là biện pháp nhằm xây dựng các hình mẫu, kiểu mẫu chuẩn mực trong VHƯX. Đây là những giá trị mẫu nhằm động viên khuyến khích các thành viên NT tuân thủ, noi theo. Nó có vai trò lớn trong việc quyết định đến thành bại của việc hình thành nên VHƯX mang tính ưu việt và đặc trưng của NT.

Biện pháp 5: Phát triển các mối quan hệ trong và ngoài NT là điều kiện cần thiết để phát triển của mỗi NT. Thực hiện tốt biện pháp này cũng có nghĩa là giúp cho NT tạo dựng được lòng tin, tạo được mối quan hệ tốt đẹp với các yếu tố bên ngoài NT trong việc xây dựng VHƯX góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của NT.

Biện pháp 6: Các hoạt động giáo dục có vai trò rất lớn trong việc hình thành thái độ, kỹ năng sống cho HS . Tuy nhiên, Việc thực triển khai các hoạt

80

động giáo dục nhưng chưa quan tâm đến VHƯX dễ dẫn đến xung đột không cần thiết giữa các thành viên khi tham gia hoạt động, từ đó sẽ dẫn đến các mâu thuẩn và gây mất đoàn kết trong nội bộ NT.

Vì vậy, Triển khai các hoạt động giáo dục trong công tác xây dựng VHƯX trong NT sẽ góp phần tạo môi trường thân thiện, đoàn kết giữa các thành viên trong NT, nâng cao chất lượng các hoạt động Giáo dục và hình thành VHƯX trong tập thể.

Biện pháp 7: Cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường sư phạm là điều kiện cần thiết đối với môi trường giáo dục của NT. Đây cũng là nội dung và là cơ sở bắt buộc để nâng cao chất lượng giáo dục của NT, rèn luyện các kỹ năng cho HS.

Biện pháp 8: Công tác kiểm tra, giám sát công tác xây dựng VHƯX trong NT cần phải thực hiện thường nhằm đánh giá kết quả thực hiện, xem xét điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với những thay đổi trong quá trình thực hiện.

Các biện pháp quản lý xây dựng VHƯX được đưa ra ở trên không chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về hình thức mà còn có mối quan hệ biện chứng với nhau về nội dung. Điều đó được thể hiện ở khía cạnh sau:

- Thứ nhất, Một biện pháp có thể được sử dụng trong những nhóm biện pháp khác nhau.

- Thứ hai, Các biện pháp khác nhau có mục tiêu và nội dung khác nhau, tuy nhiên chúng đều có chung một mục đích là nhằm hình thành ý thức xây dựng VHƯX ở CBQL, GV, NV, HS.

81

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý xây dựng VHƯX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện đăk rlắp, đăk nông (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)