Nguyên tắc xác lập các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện đăk rlắp, đăk nông (Trang 68)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc xác lập các biện pháp

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý xây dựng VHƯX ở các trường THPT ở trên địa bàn nghiên cứu, việc xác lập các biện pháp quản lý xây dựng VHƯX dựa trên những định hướng và các nguyên tắc cơ bản sau:

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu là cái đích mà cần hướng tới trong quá trình thực hiện, là cơ sở định hướng cho mọi hoạt động. Mục tiêu của đề tài: “Quản lý xây dựng VHƯX trong các trường THPT trên địa bàn huyện Đăk R’lấp - tỉnh Đăk Nông” chính là đề ra các biện pháp quản lý xây dựng VHƯX trong các trường THPT, nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THPT thuộc địa bàn nghiên cứu. Vì thế, việc xây dựng các biện pháp quản lý phải lấy mục tiêu làm cái đích để hướng tới và đạt được.

3.1.2. Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống

Biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, linh hoạt, không có biện pháp nào là vạn năng. Mỗi biện pháp quản lý đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Các biện pháp luôn có mối quan hệ với nhau, có tác động thúc đẩy và hỗ trợ lẫn nhau. Do đó để nâng cao chất lượng giáo dục NT đòi hỏi các biện pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ và linh hoạt. Biện pháp quản lý xây dựng VHƯX trong trường THPT cũng phải được thực hiện tuân theo nguyên tắc trên thì mới đem lại hiệu quả tích cực. Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp khi xây dựng cần đặt trong mối quan hệ mật

59

thiết với nhau, hỗ trợ nhau và được tiến hành một cách đồng bộ trong một hệ thống.

3.1.3. Đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý giáo dục

Bất kỳ một biện pháp quản lý giáo dục nào cũng đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ bốn chức năng của quản lý, từ khâu lập kế hoạch, thiết lập bộ máy tổ chức, chỉ đạo thực hiện đến kiểm tra và đánh giá.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Tính khả thi được hiểu một cách chung nhất là khả năng có thể thực hiện được hay khả năng mang lại thành công của một vấn đề nào đó. Các biện pháp đề xuất chỉ có giá trị thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở NT nếu nó có thể triển khai thực hiện trong thực tế và mang lại hiệu quả. Nguyên tắc này đòi hỏi, các biện pháp quản lý xây dựng VHƯX trong các trường THPT đề xuất phải đổi mới so với thực trạng quản lý hiện có, nhưng phải đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của NT trên địa bàn nghiên cứu.

3.2. Biện pháp quản lý xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường THPT huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông

Dựa trên các phân tích và khái quát hóa cơ sở lý luận ở chương 1, khảo sát, đánh giá thực trạng ở chương 2, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng VHƯX trong các trường THPT trên địa bàn huyên Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông.

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và toàn thể học sinh về văn hóa ứng xử viên và toàn thể học sinh về văn hóa ứng xử

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV và HS có ý nghĩa rất quan trọng, tiên quyết trong mọi hoạt động của NT. Đây là biện pháp nhằm tạo sự nhất trí cao và phối hợp đồng bộ giữa các cá nhân, tổ chức trong NT đối với mọi công tác.

60

Trong công tác quản lý xây dựng VHƯX trong NT, việc nâng cao nhận thức sẽ cung cấp, trang bị thêm hiểu biết, hình thành những quan điểm đúng đắn, nâng cao khả năng, trình độ thực hiện nhiệm vụ của CBQL, GV, NV.

Nâng cao nhận thức góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, HS, từ đó tạo sự lang tỏa đối với gia đình và cộng đồng về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đạo đức, lối sống, VHƯX trong trường học. Từ đó sẽ làm rõ trách nhiệm của NT, gia đình người học, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương đối với việc xây dựng VHƯX trong trường học; Góp phần thay đổi đáng kể về thái độ, hành vi, ngôn ngữ, chuẩn mực của người học, nhà giáo, cán bộ, nhân viên trong trường học nhằm tạo bầu không khí lành mạnh trong NT khi thực hiện nhiệm vụ.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng VHƯX trong NT.

Tổ chức các buổi hội thảo về công tác xây dựng VHƯX trong NT. Khi tổ chức cần mời những chuyên gia am hiểu về công tác quản lý xây dựng VHƯX ở các trường THPT( vào đầu các năm học hoặc giữa các năm học) để nói chuyện về VHƯX, bồi dưỡng kỹ năng về công tác xây dựng VHƯX cho CBQL, GV, NV và HS trong NT.

Tuyên truyền, vận động CBQL, GV, NV và HS tích cực tham gia thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”.

Bồi dưỡng, rèn luyện cho các thành viên trong NT những kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng quản lý, kỹ năng giảng dạy, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống…trong tổ chức trên nền tảng văn hóa của một tổ chức biết học hỏi, hợp tác và làm việc chuyên nghiệp.

Xây dựng các quy định chức năng, nhiệm vụ đi đôi với việc thực hiện chế độ, chính sách phù hợp, lấy ý kiến rộng rãi của CB, GV, NV toàn trường

61

để tạo sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện.

Khuyến khích GV tích cực hợp tác với đồng nghiệp trong và ngoài NT; tạo điều kiện để HS có cơ hội thể hiện năng lực bản thân; tạo dựng bầu không khí cởi mở, dân chủ và nhân văn; xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, tin cậy lẫn nhau.

Xây dựng chế độ khen thưởng kịp thời và tương xứng với nhiệm vụ phải làm để động viên CBQL, GV, NV, HS khi tham gia công việc.

Lập kế hoạch cho các hoạt động bồi dưỡng rèn luyện để nâng cao nhận thức về VHƯX cho CBQL, GV, NV, HS của NT.

Xem xét thực trạng về mức độ nhận thức về VHƯX của các thành viên trong NT.

Đề ra các mục tiêu để nâng cao nhận thức cho các thành viên trong NT. Dự kiến các nguồn lực như: con người, cơ sở vật chất, tài chính, thời gian để thực hiện mục tiêu đề ra.

Dự kiến các phương pháp tiến hành nâng cao nhận thức về VHƯX cho mỗi nhóm thành viên trong NT.

Định kỳ mỗi học kỳ tổ chức ít nhất một lần hội thảo, nói chuyện về vấn đề VHƯX, bồi dưỡng kỹ năng về công tác xây dựng VHƯX cho CBQL, GV và HS trong NT. Khi tổ chức cần mời những chuyên gia am hiểu về công tác quản lý, đặc biệt là công tác xây dựng VHƯX ở các trường khác về trao đổi trò chuyện.

Khi xây dựng quy định, chức năng, nhiệm vụ của người CBQL phải có dự thảo và lấy ý kiến rộng rãi của các cấp quản lý, đặc biệt là của GV toàn trường để tạo sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện.

Thiết lập các chuẩn đánh giá về mức độ thực hiện các mục tiêu nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về VHƯX.

62 học vào thực tế của từng CB, GV, NV và HS.

Tìm hiểu nguyên nhân những mặt đạt được hoặc chưa đạt được trong việc nâng cao nhận thức về VHƯX của mọi thành viên trong NT từ đó tìm giải pháp khắc phục.

Xây dựng chế độ khen thưởng kịp thời và tương xứng với nhiệm vụ phải làm để động viên CB, GV, NV, HS khi tham gia công việc.

3.2.1.3. Điều kện thực hiện biện pháp

Phải có sự ủng hộ của Chi bộ Đảng, Ban chấp hành Công đoàn NT cả về chủ trương và cơ sở vật chất.

Tổ chức bộ máy của NT phải đảm bảo tính đồng bộ, ổn định, có tính dân chủ và kỷ luật cao.

Phải mời được các chuyên gia có sự am hiểu về VHƯX để tiến hành các buổi tập huấn, hội thảo đạt hiệu quả.

NT cần nguồn kinh phí, các phương tiện cần thiết phục vụ các hoạt động nâng cao nhận thức các thành viên trong NT về VHƯX.

Hiệu trưởng cần phải gương mẫu, thực hiện phong cách lãnh đạo dân chủ, quan tâm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong và ngoài NT.

3.2.2. Lập kế hoạch xây dựng văn hóa ứng xử Nhà trường dựa trên thực tế của Nhà trường theo những mục tiêu cụ thể.

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Xác định cụ thể, rõ ràng mục tiêu xây dựng VHƯX, cũng như các nguồn lực, điều kiện để đạt được các mục tiêu đó, biết lựa chọn ưu tiên các hoạt động để đạt được mục tiêu.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp

Xây dựng kế hoạch phát triển VHNT, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và phòng chống bạo lực hiệu quả.

63 các môn học chính khóa, hoạt động ngoại khóa.

Khảo sát, đánh giá các giá trị VHƯX đang hiện hữu trong NT: đâu là giá trị tích cực, tiêu cực; xác định rõ tiêu chuẩn về VHƯX mà đa số CBQL, GV, NV và HS mong muốn nhất; xác định tầm nhìn, sứ mệnh của NT.

- Lập kế hoạch chiến lược định hướng cho công tác xây dựng VHƯX NT, bao gồm chiến lược ngắn hạn và chiến lược dài hạn.

- Đề xuất ý tưởng về tương lai của NT có thể đạt được, thể hiện mong muốn của NT và cộng đồng; khẳng định mục đích, lý do tồn tại của NT, các lĩnh vực phục vụ ưu tiên và cách thức phục vụ của NT sẽ thực hiện để thỏa mãn nhu cầu giáo dục HS.

- Thành lập tổ khảo sát trong đó Hiệu trưởng là Tổ trưởng, các thành viên gồm phó hiệu trưởng, đại diện cấp ủy chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, các tổ trưởng chuyên môn và các thành viên khác tùy theo tình hình thực tế của NT.

- Hiệu trưởng chủ trì soạn thảo kế hoạch xây dựng VHƯX trong NT và ban hành bộ quy tắc ứng xử; tổ chức thảo luận lấy ý kiến về dự thảo kế hoạch, trong đó tập trung phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của giá trị VHƯX hiện tại và đề xuất các chuẩn giá trị VHƯX mong đợi; lôi cuốn mọi người tham gia vào kế hoạch xây dựng VHƯX NT.

- Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý của CBQL, GV, NV, Hiệu trưởng hoàn chỉnh kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện. Thành lập ban chỉ đạo, tuyên truyền để các cá nhân, bộ phận trong NT thực hiện theo kế hoạch, quy tắc đã ban hành.

- Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng VHƯX và quy tắc ứng xử của tổ chức, cá nhân trong NT.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

64

thống nhất trong lãnh đạo trường, trong cấp ủy chi bộ và các tổ chức, đoàn thể; đồng thời có sự đồng thuận cao của CBQL, GV, NV và HS khi tham gia khảo sát.

Các thành viên Tổ khảo sát phải là những người có năng lực, có kiến thức về VHƯX, nhiệt tình, trách nhiệm khi xây dựng kế hoạch khảo sát, bộ câu hỏi khảo sát, việc tổ chức tổng hợp, đánh giá kết quả khảo sát...

Kế hoạch xây dựng VHƯX phải phù hợp với điều kiện thực tế, không ảnh hưởng đến các kế hoạch công tác của NT, kế hoạch của các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên,..

Trong quá trình thực hiện, lãnh đạo trường phải gương mẫu đi đầu; tất cả CBQL, GV, NV và HS tích cực tham gia và thực hiện nhiệm vụ này thường xuyên, lâu dài. Mỗi người, mỗi bộ phận phải nuôi dưỡng các giá trị chuẩn mực cần được bảo tồn, đồng thời hướng tới các giá trị mới trong sinh hoạt và công tác hàng ngày.

3.2.3. Hoàn thiện hệ thống chế định xây dựng nề nếp, kỷ cương trong NT

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện; xây dựng môi trường giáo dục có kỷ cương, nề nếp. Nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục đặc biệt là hoạt động giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp

Xây dựng và triển khai thực hiện nghiêm túc các quy chế làm việc của cơ quan, quy chế dân chủ ở cơ sở, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế hội họp, quy chế tiếp công dân, quy định đối với CBQL, GV, NV, nội quy học sinh

Xây dựng các chuẩn mực về ứng xử đối với CBQL, GV, NV, nội quy học sinh trong và ngoài NT.

Phân công nhiệm vụ xây dựng các hệ thống chế định: Việc phân công nhiệm vụ phải căn cứ vào năng lực, sở trường của từng người, phù hợp với

65

điều kiện thực tế. Đây là cơ sở để người được phân công hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản cấp trên liên quan đến nhiệm vụ, mục đích, mục tiêu của giáo dục. Các văn bản liên quan đến công tác xây dựng văn hóa NT, các quy tắc về VHƯX, về đạo đức nhà giáo đến từng CB, GV, NV. Từ đó giúp họ hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ, chức năng, nhiệm vụ để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương NT bằng nhiều hình thức, trong đó chú trọng công tác kiểm tra nội bộ. Công tác kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp Hiệu trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của các hệ thống chế định có những ưu điểm, khuyết điểm, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh để nâng cao hiệu quả các chế định.

Ngoài ra, cần chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý của CBQL; chăm lo đời sống về vật chất và tinh thần cho CB, GV, NV trong NT; cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; thực hiện dân chủ hóa trong NT; tuyên truyền, giáo dục HS thực hiện tốt nội quy trường lớp.

Hằng năm, từ đầu mỗi năm học NT tổ chức cho HS học tập nội quy của NT, ký cam kết thực hiện nội quy NT, luật ATGT, quy định về phòng chống các tệ nạn xã hội,…; xây dựng nội quy HS, quy chế khen thưởng kỷ luật HS, phối hợp với các tổ chức xã hội xây dựng quy chế phối hợp giáo dục HS; tăng cường xây dựng tổ chức đoàn, chú trọng công tác phát triển đoàn viên; tổ chức các cuộc thi, hoạt động ngoại khóa mang ý nghĩa giáo dục; phối kết hợp với cha mẹ HS, với các lực lượng giáo dục trong quản lý, giáo dục HS; kịp thời biểu dương, khen thưởng HS đạt thành tích tốt trong học tập và rèn luyện, đồng thời xử lý nghiêm khắc HS vi phạm nội quy trường lớp, quy định

66 về học tập…

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV: Nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm, bổn phận, đạo đức nghề nghiệp thì sẽ tạo được niềm tin, sự đồng thuận cao trong tập thể NT sẽ góp phần tích cực vào việc gìn giữ nề nếp, kỷ cương của NT.

Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp, thống nhất ý chí và hành động, cùng hướng về mục tiêu chung; xây dựng tốt các mối quan hệ, tích cực rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử, tạo bầu không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng nghiệp; rèn luyện ý thức tự giác của mỗi cá nhân trong thực hiện nề nếp, kỷ cương.

Trong phân công nhiệm vụ, Hiệu trưởng cần công tâm, khách quan, hiểu rõ được mặt mạnh, mặt yếu của từng người để phân công nhiệm vụ hợp lý, giúp họ phát huy năng lực, sở trường của bản thân.

Công tác kiểm tra giám sát, thực thi nhiệm vụ cần đảm bảo tính khách quan. Tất cả phải vì mục tiêu chung của NT, không cả nể, không bao che

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện đăk rlắp, đăk nông (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)