8. Cấu trúc luận văn
3.2.5. Phát triển các mối quan hệ trong và ngoài NT
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
Hình thành kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho đội ngũ CB, GV, NV NT khi tiếp xúc với các tổ chức xã hội, nhân dân và phụ huynh HS.
Xây dựng các chuẩn mực văn hóa, tác phong, lời nói, hành động, thái độ hợp tác, kỹ năng xử lý công việc phù hợp với vị trí công tác, phù hợp với yêu cầu xã hội.
Tạo mối quan hệ tốt đẹp, hài hòa giữa các cá nhân trong NT, giữa các cá nhân trong và ngoài NT, giữa NT với phụ huynh HS và giữa NT với các cá nhân, tổ chức xã hội.
Tạo bầu không khí vui tươi phấn khởi, xây dựng nội bộ đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người, cũng như góp phần hình thành nề nếp kỷ cương học đường ngày càng tốt hơn.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
70
Các mối quan hệ được hiểu là là ứng xử giữa con người với nhau trong NT. Các mối quan hệ NT bao gồm mối quan hệ giữa: BGH với GV, NV và HS; GV với HS; GV với GV; GV với NV; HS với HS; GV với phụ huynh; NT với phụ huynh; NT với cộng đồng địa phương.
Các mối quan hệ trong và ngoài NT có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục, uy tín của NT. Xây dựng tốt các mối quan hệ đó là yêu cầu cần thiết đối với công tác quản lý. Các mối quan hệ trong và ngoài NT tốt đẹp góp phần nâng cao uy tín của NT, tạo niềm tin cho nhân dân địa phương. Từ đó thu hút được các nguồn lực cùng tham gia đóng góp vào sự nghiệp giáo dục của NT.
Các mối quan hệ diễn ra tốt đẹp là điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân ngoài NT hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp cơ sở vật chất và kinh phí để hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục của NT.
b. Cách thức thực hiện:
Hiệu trưởng NT cần chú tâm xây dựng hình ảnh ngôi trường thân thiện, nhiệt huyết và gắn kết với các hoạt động xã hội ở địa phương. Chú trọng xây dựng quy tắc giao tiếp lịch sự, nhã nhặn, vui vẻ, hòa đồng và tạo thiện cảm.
Trước tiên, người Hiệu trưởng cần xây dựng hình ảnh cho bản thân. Trong việc giao tiếp phải thể hiện thái độ tôn trọng đối với mọi đối tượng của mình,phải rèn luyện từ lời nói đến cách cư xử sao cho làm hài lòng người khác. Cần hết sức tránh những hành vi, lời nói có thể gây ảnh hưởng xấu đến người khác. Đặc biệt tuyệt đối tránh những lời nói đụng chạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
Thường xuyên tạo các tình huống ứng xử có vấn đề trong cuộc sống để nhắc nhở, uốn nắn đội ngũ CB, GV, NV và HS NT.
Lập kế hoạch xây dựng các mối quan hệ của các thành viên trong NT Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động từ
71
thiện, các hoạt động quyên góp để hỗ trợ các HS có hoàn cảnh khó khăn và các gia đình neo đơn, hoạn nạn trong cuộc sống.
Hỗ trợ các tổ chức ngoài NT bằng các hoạt động tình nguyện thiết thực và có hiệu quả nhằm góp phần xây dựng hình ảnh quê hương tươi đẹp.
Định kỳ thực hiện sơ kết, tổng kết để thẳng thắng chỉ rõ các mục tiêu đã đạt được, những hạn chế mắc phải. Khen thưởng kịp thời những cá nhân tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ; nhắc nhở, động viên những cá nhân tập thể còn mắc khuyết điểm, hạn chế.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Cấp ủy, chính quyền địa phương ủng hộ, hỗ trợ, phối hợp với NT Tập thể NT đoàn kết, thống nhất, có mối quan hệ thân thiện.
Ban Giám hiệu NT đặc biệt là Hiệu trường cần có tầm nhìn chiến lược, có lòng nhiệt tình và linh hoạt trong ứng xử.
3.2.6. Triển khai các hoạt động giáo dục trong công tác xây dựng VHƯX trong NT
3.2.6.1. Mục đích của biện pháp
Xây dựng các hoạt động giáo dục trong NT để hình thành kỹ năng ứng xử cho đội ngũ CB, GV, NV và HS NT.
Xây dựng VHƯX trong trường học trở thành tiêu chí đánh giá đầu tiên trong mọi hoạt động giáo dục của NT.
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
a. Nội dung các hoạt động trong NT
Các hoạt động trong NT bao gồm các hoạt động dạy học và giáo dục. Các hoạt động giáo dục góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách, kỹ năng sống cho HS.
Các hoạt động giáo dục trong trường học bao gồm các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian, các hội thi văn nghệ, thể dục, thể
72
thao; các hoạt động giáo dục ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng sống; các hoạt động xã hội như “đền ơn đáp nghĩa”, vệ sinh môi trường , các hoạt động tình nguyện;
Từ những hoạt động giáo dục, NT định hướng những phong cách VHƯX phù hợp và đưa vào nội hoạt động để rèn luyện cho HS thông qua những hình ảnh, tình huống, câu chuyện cụ thể, thông qua đó hướng dẫn các em cách ăn mặc, ứng xử trong giao tiếp như: thế nào là trang phục phù hợp khi đi học, đi dã ngoại, đi nghĩa trang liệt sỹ...; cách ăn uống, chào hỏi, cư xử khi đến nhà bạn, khi đến nơi công cộng...
b. Cách thức thực hiện
Để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong NT cần phải vận dụng tất cả các nguồn lực trong NT như nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực.
Để làm được điều này, người Hiệu trưởng phải thể hiện được vai trò tổ chức để thu hút các nguồn lực.
Đầu năm học, Hiệu trưởng lập kế hoạch dự thảo các hoạt động giáo dục trong năm học. Ban hành kế hoạch thực hiện các hoạt động trong năm học sau khi đã lấy ý kiến đóng góp từ các thành viên trong NT.
Tổ chức thực hiện các hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong NT, đảm bảo đúng người, đúng việc.
Huy động nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu, nâng cao hiệu quả cho các hoạt động.
Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động theo kế hoạch.
Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các thành viên NT trong các khâu khi thực hiện tổ chức các hoạt động.
Sau mỗi hoạt động, Hiệu trưởng NT cần triệu tập toàn thể thành viên NT để phân tích, đánh giá hiệu quả của hoạt động đó. Chỉ rõ những thành quả đã đạt được, những yếu kém hạn chế trong khu tổ chức, hình thức tổ chức từ đó
73
thu thập nguyên nhân những hạn chế, đề ra giải pháp.
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
NT hội tụ được đầy đủ các nguồn lực về nhân lực, tài lực, vật lực.
Thái độ cầu thị, vì mục đích chung cũng như tinh thần đoàn kết của các thành viên trong NT.
Sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự quan tâm để cung cấp các nguồn lực cho các hoạt động giáo dục của NT.