8. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống chế định xây dựng nề nếp, kỷ cương trong NT
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện; xây dựng môi trường giáo dục có kỷ cương, nề nếp. Nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục đặc biệt là hoạt động giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp
Xây dựng và triển khai thực hiện nghiêm túc các quy chế làm việc của cơ quan, quy chế dân chủ ở cơ sở, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế hội họp, quy chế tiếp công dân, quy định đối với CBQL, GV, NV, nội quy học sinh
Xây dựng các chuẩn mực về ứng xử đối với CBQL, GV, NV, nội quy học sinh trong và ngoài NT.
Phân công nhiệm vụ xây dựng các hệ thống chế định: Việc phân công nhiệm vụ phải căn cứ vào năng lực, sở trường của từng người, phù hợp với
65
điều kiện thực tế. Đây là cơ sở để người được phân công hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản cấp trên liên quan đến nhiệm vụ, mục đích, mục tiêu của giáo dục. Các văn bản liên quan đến công tác xây dựng văn hóa NT, các quy tắc về VHƯX, về đạo đức nhà giáo đến từng CB, GV, NV. Từ đó giúp họ hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ, chức năng, nhiệm vụ để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương NT bằng nhiều hình thức, trong đó chú trọng công tác kiểm tra nội bộ. Công tác kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp Hiệu trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của các hệ thống chế định có những ưu điểm, khuyết điểm, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh để nâng cao hiệu quả các chế định.
Ngoài ra, cần chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý của CBQL; chăm lo đời sống về vật chất và tinh thần cho CB, GV, NV trong NT; cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; thực hiện dân chủ hóa trong NT; tuyên truyền, giáo dục HS thực hiện tốt nội quy trường lớp.
Hằng năm, từ đầu mỗi năm học NT tổ chức cho HS học tập nội quy của NT, ký cam kết thực hiện nội quy NT, luật ATGT, quy định về phòng chống các tệ nạn xã hội,…; xây dựng nội quy HS, quy chế khen thưởng kỷ luật HS, phối hợp với các tổ chức xã hội xây dựng quy chế phối hợp giáo dục HS; tăng cường xây dựng tổ chức đoàn, chú trọng công tác phát triển đoàn viên; tổ chức các cuộc thi, hoạt động ngoại khóa mang ý nghĩa giáo dục; phối kết hợp với cha mẹ HS, với các lực lượng giáo dục trong quản lý, giáo dục HS; kịp thời biểu dương, khen thưởng HS đạt thành tích tốt trong học tập và rèn luyện, đồng thời xử lý nghiêm khắc HS vi phạm nội quy trường lớp, quy định
66 về học tập…
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV: Nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm, bổn phận, đạo đức nghề nghiệp thì sẽ tạo được niềm tin, sự đồng thuận cao trong tập thể NT sẽ góp phần tích cực vào việc gìn giữ nề nếp, kỷ cương của NT.
Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp, thống nhất ý chí và hành động, cùng hướng về mục tiêu chung; xây dựng tốt các mối quan hệ, tích cực rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử, tạo bầu không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng nghiệp; rèn luyện ý thức tự giác của mỗi cá nhân trong thực hiện nề nếp, kỷ cương.
Trong phân công nhiệm vụ, Hiệu trưởng cần công tâm, khách quan, hiểu rõ được mặt mạnh, mặt yếu của từng người để phân công nhiệm vụ hợp lý, giúp họ phát huy năng lực, sở trường của bản thân.
Công tác kiểm tra giám sát, thực thi nhiệm vụ cần đảm bảo tính khách quan. Tất cả phải vì mục tiêu chung của NT, không cả nể, không bao che khuyết điểm, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở CB, GV, NV về chấp hành nề nếp, kỷ cương. Động viên, khen thưởng kịp thời cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
CBQL phải là người thực sự gương mẫu trong thực hiện các quy định của Ngành, quy định của NT, làm việc nề nếp, khoa học.
3.2.4. Xây dựng các mẫu hành vi đại diện văn hóa ứng xử trong Nhà trường
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Hình thành các mẫu hành vi đặc trưng đại diện cho VHƯX trong NT, xây dựng thương hiệu NT dựa trên nền tảng VHƯX đặc trưng. Đổi mới phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức hoạt động giáo dục dựa trên nền tảng kiểu mẫu VHƯX.
67
Nâng cao uy tín, chất lượng đội ngũ CB, GV, NV NT . Từ đó nâng cao vai trò tác động đối với xã hội, tuyên truyền VHƯX để dần dần tạo ra cách xử xự có quy tắc trong môi trường xã hội liên quan đến NT.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
a. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, GV, HS về vai trò, vị trí, tầm quan trọng trong công tác xây dựng các mẫu hành vi đại diện cho VHƯX trong NT.
Mặt khác, thông qua đội ngũ giáo viên, công tác tuyên truyền của hiệu trưởng sẽ tác động đến phụ huynh và HS, đến các tầng lớp xã hội và góp phần tạo nên hiệu quả tuyên truyền, giáo dục rộng khắp cho mọi người trong việc nâng cao nhận thức, giúp Hiệu trưởng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Vì vậy, Hiệu trưởng cần hết sức coi trọng công tác này, coi đây là nhiệm vụ cần thực hiện trong từng năm học và trong chiến lược phát triển của NT.
b. Giáo dục lập trường tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, quan hệ giao tiếp, lối sống cho đội ngũ GV và HS.
Hiệu trưởng cần phải chú trọng đến mọi lực lượng trong NT để hiểu được vị trí, chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của từng lực lượng đồng thời xác định trách nhiệm của mỗi người đối với công tác xây dựng hình ảnh, uy tín của NT.
Hiệu trưởng khuyến khích về tài chính và tạo mọi điều kiện để CBQL, GV, CNV tích cực tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ.
Tổ chức học tập, tìm hiểu truyền thống NT để GV và HS thấy được trách nhiệm và niềm tự hào khi được công tác, học tập ở trường, sống ở địa phương, tạo nên tình cảm tốt đẹp với NT. Từ đó tác động đến niềm tự hào và phấn khởi về mái trường của mình đang công tác và học tập, từ đó mỗi thành viên NT rèn luyện cái tôi của mình để cùng phấn đấu vì mục đích chung.
Hiệu trưởng phải xây dựng được niềm tin, tạo động lực để các em HS cùng phấn đấu để hình thành môi trường VHƯX đặc trưng, mang đậm bản sắc của NT
68 và hợp xu thế chung của thời đại.
c. Hiệu trưởng phải nhận thức rõ vai trò của mình trong việc xây dựng mẫu hành vi đại diện VHƯX trong NT.
Để xây dựng các mẫu hành vi đại diện VHƯX NT có chất lượng, đạt hiệu quả cao. Hiệu trưởng cần phải là tấm gương mẫu mực về các chuẩn mực VHƯX, về đạo đức lối sống, chấp hành các nội quy, quy chế của NT.
Hiệu trưởng cần phải triển khai kịp thời các văn bản có tính pháp quy của Nhà nước liên quan đến VHƯX để cho CB, GV, NV và HS đều nắm vững và thực hiện kịp thời.
Hiệu trưởng cần phải chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, trong đó chú trọng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS. Lồng ghép các mẫu hành vi phù hợp và chưa phù hợp với VHƯX trong các tiết chào cờ, các chuyên đề sinh hoạt ngoại khóa và giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Vào đầu các năm học, NT bố trí tuần lễ sinh hoạt giao lưu giữa các khối lớp để đây là dịp các em HS giao lưu thắt chặt tình cảm và yêu trường, quý lớp hơn. Đây cũng là dịp để HS đầu cấp có dịp tìm hiểu và hòa nhập vào NT nhanh chóng.
Trong năm học, thường xuyên tổ chức các diễn đàn đối thoại để HS có thể thể hiện trực tiếp với hiệu trưởng về những mong muốn, những tâm tư nguyện vọng của HS về các hoạt động giáo dục cũng như các sinh hoạt khác trong và ngoài NT.
Để thực hiện tốt biện pháp trên, hiệu trưởng phải thực hiện các vấn đề sau: - Tham gia học tập, nghiên cứu nghiêm túc các văn bản hướng dẫn của cấp trên. Tham khảo các mô hình xây dựng VHƯX của các trường học trong và ngoài nước. Rút kinh nghiệm những mô hình thất bại, nghiên cứu áp dụng những mô hình thành công , phù hợp với điều kiện của NT để triển khai áp dụng.
- Tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các CBQL của các trường THPT trong huyện và tỉnh để làm sáng tỏ các vấn đề còn vướng mắc. Không
69 ngừng nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ QL.
- Tìm hiểu, nắm bắt tâm lý của HS, sự hài lòng của CB, GV, NV và phụ huynh đối với kết quả thực hiện.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm chuyên môn để trao đổi, rút kinh nghiệm những vướng mắc trong quá trình thực hiện để đi đến thống nhất nội dung và cách thức tiến hành.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Lãnh đạo NT nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình đối với công việc chung của toàn trường.
Tất cả các thành viên trong NT có niềm tin, động lực, có tinh thần đoàn kết cùng nhau để xây dựng VHƯX NT ngày càng hoàn thiện hơn.
3.2.5. Phát triển các mối quan hệ trong và ngoài NT
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
Hình thành kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho đội ngũ CB, GV, NV NT khi tiếp xúc với các tổ chức xã hội, nhân dân và phụ huynh HS.
Xây dựng các chuẩn mực văn hóa, tác phong, lời nói, hành động, thái độ hợp tác, kỹ năng xử lý công việc phù hợp với vị trí công tác, phù hợp với yêu cầu xã hội.
Tạo mối quan hệ tốt đẹp, hài hòa giữa các cá nhân trong NT, giữa các cá nhân trong và ngoài NT, giữa NT với phụ huynh HS và giữa NT với các cá nhân, tổ chức xã hội.
Tạo bầu không khí vui tươi phấn khởi, xây dựng nội bộ đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người, cũng như góp phần hình thành nề nếp kỷ cương học đường ngày càng tốt hơn.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
70
Các mối quan hệ được hiểu là là ứng xử giữa con người với nhau trong NT. Các mối quan hệ NT bao gồm mối quan hệ giữa: BGH với GV, NV và HS; GV với HS; GV với GV; GV với NV; HS với HS; GV với phụ huynh; NT với phụ huynh; NT với cộng đồng địa phương.
Các mối quan hệ trong và ngoài NT có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục, uy tín của NT. Xây dựng tốt các mối quan hệ đó là yêu cầu cần thiết đối với công tác quản lý. Các mối quan hệ trong và ngoài NT tốt đẹp góp phần nâng cao uy tín của NT, tạo niềm tin cho nhân dân địa phương. Từ đó thu hút được các nguồn lực cùng tham gia đóng góp vào sự nghiệp giáo dục của NT.
Các mối quan hệ diễn ra tốt đẹp là điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân ngoài NT hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp cơ sở vật chất và kinh phí để hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục của NT.
b. Cách thức thực hiện:
Hiệu trưởng NT cần chú tâm xây dựng hình ảnh ngôi trường thân thiện, nhiệt huyết và gắn kết với các hoạt động xã hội ở địa phương. Chú trọng xây dựng quy tắc giao tiếp lịch sự, nhã nhặn, vui vẻ, hòa đồng và tạo thiện cảm.
Trước tiên, người Hiệu trưởng cần xây dựng hình ảnh cho bản thân. Trong việc giao tiếp phải thể hiện thái độ tôn trọng đối với mọi đối tượng của mình,phải rèn luyện từ lời nói đến cách cư xử sao cho làm hài lòng người khác. Cần hết sức tránh những hành vi, lời nói có thể gây ảnh hưởng xấu đến người khác. Đặc biệt tuyệt đối tránh những lời nói đụng chạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
Thường xuyên tạo các tình huống ứng xử có vấn đề trong cuộc sống để nhắc nhở, uốn nắn đội ngũ CB, GV, NV và HS NT.
Lập kế hoạch xây dựng các mối quan hệ của các thành viên trong NT Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động từ
71
thiện, các hoạt động quyên góp để hỗ trợ các HS có hoàn cảnh khó khăn và các gia đình neo đơn, hoạn nạn trong cuộc sống.
Hỗ trợ các tổ chức ngoài NT bằng các hoạt động tình nguyện thiết thực và có hiệu quả nhằm góp phần xây dựng hình ảnh quê hương tươi đẹp.
Định kỳ thực hiện sơ kết, tổng kết để thẳng thắng chỉ rõ các mục tiêu đã đạt được, những hạn chế mắc phải. Khen thưởng kịp thời những cá nhân tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ; nhắc nhở, động viên những cá nhân tập thể còn mắc khuyết điểm, hạn chế.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Cấp ủy, chính quyền địa phương ủng hộ, hỗ trợ, phối hợp với NT Tập thể NT đoàn kết, thống nhất, có mối quan hệ thân thiện.
Ban Giám hiệu NT đặc biệt là Hiệu trường cần có tầm nhìn chiến lược, có lòng nhiệt tình và linh hoạt trong ứng xử.
3.2.6. Triển khai các hoạt động giáo dục trong công tác xây dựng VHƯX trong NT
3.2.6.1. Mục đích của biện pháp
Xây dựng các hoạt động giáo dục trong NT để hình thành kỹ năng ứng xử cho đội ngũ CB, GV, NV và HS NT.
Xây dựng VHƯX trong trường học trở thành tiêu chí đánh giá đầu tiên trong mọi hoạt động giáo dục của NT.
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
a. Nội dung các hoạt động trong NT
Các hoạt động trong NT bao gồm các hoạt động dạy học và giáo dục. Các hoạt động giáo dục góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách, kỹ năng sống cho HS.
Các hoạt động giáo dục trong trường học bao gồm các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian, các hội thi văn nghệ, thể dục, thể
72
thao; các hoạt động giáo dục ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng sống; các hoạt động xã hội như “đền ơn đáp nghĩa”, vệ sinh môi trường , các hoạt động tình nguyện;
Từ những hoạt động giáo dục, NT định hướng những phong cách VHƯX phù hợp và đưa vào nội hoạt động để rèn luyện cho HS thông qua những hình ảnh, tình huống, câu chuyện cụ thể, thông qua đó hướng dẫn các em cách ăn mặc, ứng xử trong giao tiếp như: thế nào là trang phục phù hợp khi đi học, đi dã ngoại, đi nghĩa trang liệt sỹ...; cách ăn uống, chào hỏi, cư xử khi đến nhà bạn, khi đến nơi công cộng...
b. Cách thức thực hiện
Để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong NT cần phải vận dụng tất cả các nguồn lực trong NT như nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực.
Để làm được điều này, người Hiệu trưởng phải thể hiện được vai trò tổ chức để thu hút các nguồn lực.
Đầu năm học, Hiệu trưởng lập kế hoạch dự thảo các hoạt động giáo dục trong năm học. Ban hành kế hoạch thực hiện các hoạt động trong năm học sau khi đã lấy ý kiến đóng góp từ các thành viên trong NT.
Tổ chức thực hiện các hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong NT, đảm bảo đúng người, đúng việc.
Huy động nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu, nâng cao hiệu quả cho các hoạt động.
Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động theo kế hoạch.
Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các thành viên NT trong các khâu khi thực hiện tổ chức các hoạt động.
Sau mỗi hoạt động, Hiệu trưởng NT cần triệu tập toàn thể thành viên NT