8. Cấu trúc luận văn
1.3.3. Các thành tố cấu thành văn hóa ứng xử
Nội dung của VHƯX trong NT gồm các thành tố: trình độ nhận thức của CBQL, GV, NV và HS; trình độ, phương pháp quản lí, điều hành hoạt động của NT; phong cách giao tiếp, ứng xử của CBQL, GV, NV và HS; thực hiện luật pháp; vệ sinh; bảo vệ môi trường, cảnh quan và môi trường làm việc. VHƯX nói chung được thể hiện ra ở các lĩnh vực:
- Lối sống, lí tưởng, niềm tin, tình yêu nghề nghiệp.
- Văn hóa chấp hành luật pháp, nội quy, quy định trong NT. - Văn hóa thực hiện công vụ.
- Văn hóa giao tiếp.
- Văn hóa ăn mặc, sức khỏe, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kiến thức xã hội.
- Việc đối xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
1.3.4. Nội dung xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học
1.3.4.1. Nhận diện VHƯX
16
Quy trình và thủ tục làm việc; cách thức tổ chức cơ cấu và phân công công việc; Cách thức thực hiện nghi lễ nghi thức, tổ chức, sự kiện và phong trào; thái độ, trách nhiệm đối với các quy định chính thức; Thái độ đối với cái mới và sự thay đổi, phong cách lãnh đạo; Khẩu hiệu phương châm làm việc; Mức độ chuyên nghiệp trong thực thi; Kiến trúc và cách thức bài trí nơi làm việc; Quan hệ giao tiếp và ứng xử bên trong và bên ngoài.
Nhận diện VHƯX có chức năng định hình ý thức tổ chức, kỷ luật, sáng tạo, quảng bá hình ảnh, định hình các triết lý, giá trị, biểu tượng và chuẩn mực VHƯX NT… VHƯX được hình thành dựa trên cơ sở phát huy cao nhất các giá trị tự do, dân chủ, công bằng trong một tổ chức được chế định thành quy tắc thành văn hoặc bất thành văn, nghi thức và phi nghi thức, cái hữu hình và cái vô hình. Nó được phản ánh ở tín hiệu thông tin cơ bản là ý thức tự giác, tự nguyện, tự tôn của mọi thành viên bên trong tổ chức cũng như sự cảm nhận, thừa nhận, tôn trọng của các thành viên bên ngoài tổ chức như một sắc thái văn hóa.
1.3.4.2. Xác định điều kiện phát triển văn hóa ứng xử ở trường THPT
Các điều kiện phát triển VHƯX trong NT bao gồm mối quan hệ giữa các thành viên trong NT, ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong NT, cơ sở vật chất, trình độ năng lực các thành viên, chất lượng giáo dục, cách thức tổ chức các hoạt động, vai trò của Hiệu trưởng NT.
Xác định các điều kiện phát triển dựa trên cơ sở mong muốn của các thành viên NT. Điều kiện để thực hiện môi trường VHƯX như thế nào? Môi trường VHƯX ra sao? Các lực lượng liên quan của NT có tham gia vào các hoạt động của NT hay không? NT có tạo điều kiện và có làm tất vì thành tích học tập tốt nhất của người học hay không? Bầu không khí và văn hóa NT có lành mạnh không? Công tác thi đua khen thưởng diễn ra ở NT hiện tại?
17
mệnh, tầm nhìn và hệ thống các giá trị cốt lõi của NT. Đây là những yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên VHƯX.
1.3.4.3. Xây dựng các chuẩn mực văn hóa
Chuẩn mực là các quy định không viết thành văn để chỉ dẫn chúng ta hành động như thế nào. Đó là các quy tắc chỉ đạo sự tương tác giữa các thành viên với nhau, cách thức làm việc, ra quyết định, giao tiếp hay thậm chí cả cách ăn mặc. Tất cả các tổ chức, các nhóm người muốn thực hiện các hoạt động, và các cách thức hoạt động khác đều cần phát triển các chuẩn mực.
Xây dựng các chuẩn mực VH trong NT thường thể hiện qua nhưng nội dung sau: xây dựng các nhân vật “người hùng” của NT; những câu chuyện, giải thoại trong quá khứ cũng như ở hiện tại để thể hiện sự củng cố niềm tin và giúp cho việc truyền tải các giá trị và các chuẩn mực; Các logo treo tại NT và các tuyên bố sứ mệnh của NT; triết lý phát triển của NT; Các phong tục, tập quán tích cực được NT quan tâm và phát huy; Việc xóa bỏ những thói quen làm cản trở đến các hoạt động quản lý của NT; xây dựng bộ quy tắc ứng xử làm kim chỉ nam cho chuẩn mực ứng xử của các thành viên trong NT.
Trong trường THPT cần có các chuẩn mực và ở từng tổ chức trong NT: tổ nhóm, bộ phận hành chính, nhóm thực hiện dự án…..đều cần đưa ra các chuẩn mực. Chuẩn mực cần được thiết lập ngay từ khi mới thành lập các nhóm làm việc và các nhóm phải tự thiết lập chuẩn mực cho mình, tự soạn thảo chuẩn mực để có trách nhiệm và làm chủ các chuẩn mực do mình soạn ra. Có hai cách để xác định các chuẩn mực: quan sát và viết lại các chuẩn mực đã được và đang được sử dụng hoặc các thành viên của nhóm đề xuất ý tưởng và viết các chuẩn mực mới.
1.3.4.4. Xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp cho các thành viên
Tính chuyên nghiệp có thể hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, là chuyên tâm vào nghề nghiệp, công việc. Tính chuyên nghiệp không phải cái gì đó phức
18
tạp, khó thực hiện, mà ngược lại nó được thể hiện, đánh giá ở những việc đơn giản thường ngày. Đối với mỗi ngành nghề khác nhau, tính chuyên nghiệp có những yêu cầu khác nhau.
Để đạt tới tính chuyên nghiệp của cả một tập thể thì mỗi vị trí công việc cần phải xác định rõ từng nhiệm vụ và mỗi cá nhân phải hiểu đó, đồng thời có khả năng thực hiện chuyên nghiệp. Tính chuyên nghiệp của mỗi tổ chức, đơn vị được đánh giá ở mỗi cán bộ, nhân viên. Vì vậy, tổ chức, đơn vị cần phải xây dựng tính chuyên nghiệp và yêu cầu cán bộ, nhân viên phải tuân thủ.
Có nhiều tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá tính chuyên nghiệp của một cá nhân, có thể nêu lên các tiêu chuẩn cơ bản sau: a) Làm việc có kế hoạch; b) Tinh thần trách nhiệm; c) Chuyên tâm với công việc; d) Không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức chuyên môn; e) Độc lập, tự chủ và có tinh thần hợp tác trong công việc; f) Ý thức tổ chức kỷ luật; g) Tác phong công việc; h) Biết cách giao tiếp ứng xử; i) Trang phục phù hợp: j ) Thư giãn hợp lý.
Để xây dựng tính chuyên nghiệp cho đội ngũ CB, GV, NV không nên chú trọng yếu tố này, xem nhẹ yếu tố kia, mà cần phải chú ý xây dựng, phát triển tất cả các yếu tố từ kiến thức, kỹ năng, quy trình đến các yếu tố hỗ trợ khác.
1.3.4.5. Xây dựng môi trường sư phạm trong NT
Môi trường sư phạm là nơi tạo ra những giá trị chân, thiện, mỹ của những người làm công tác giáo dục. Vì vậy, người lãnh đạo cần quan tâm tích cực trong việc xây dựng NT thực sự lành mạnh, thân thiện, tiện ích nhằm khơi dậy khả năng lao động sáng tạo của thầy và trò. Đồng thời tạo nên tình cảm tốt đẹp của mỗi người khi nhớ về một thời cắp sách đến trường.
Môi trường sư phạm NT có nhiều yếu tố, có thể nêu lên hai nhóm yếu tố cơ bản đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
19
cần được đáp ứng những yêu cầu cơ bản như: chuẩn trường lớp theo quy định; lớp học gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp và được bảo dưỡng tốt; HS luôn cảm thấy an toàn và thuận lợi ở tất cả mọi nơi trong NT; Mức độ ồn thấp; Lớp học dễ nhìn, lôi cuốn và hấp dẫn.
- Môi trường xã hội của VHƯX tích cực được thể hiện qua các tiêu chí: Sự tương tác và phối hợp được khuyến khích; GV và HS giao tiếp với nhau có hiệu quả; Cha mẹ HS và GV là đối tác trong quá trình giáo dục; Sự tương tác phối hợp của CB, GV, NV với tất cả HS luôn được nuôi dưỡng, đáp ứng, ủng hộ, khuyến khích và coi trọng; GV, NV và HS luôn cảm thấy có đóng góp vào thành công của NT; Cha mẹ HS luôn cảm thấy NT thân thiện, cởi mở, chào đón, lôi cuốn và có ích.
Xây dựng môi trường sư phạm của NT là hoạt động quan trọng và khó khăn. Nó đòi hỏi phải có sự quyết tâm và các nguồn kinh phí để thực hiện xây dựng. Môi trường sư phạm thân thiện và tiện ích đòi hỏi người quản lý cần tạo ra một không gian xanh, sạch, đẹp, đầy đủ các trang thiết bị hiện đại cần thiết phục vụ cho hoạt động giảng dạy và giáo dục.
1.3.4.6. Xây dựng và phát huy các nghi lễ truyền thống
Các nghi lễ truyền thống tạo bầu không khí vui vẻ, công nhận thành tích và chia sẻ các giá trị. Phát huy các nghi lễ truyền thống trong NT sẽ góp phần làm cho đời sống tinh thần của các cá nhân trong NT phong phú, lành mạnh; trên cơ sở đó góp phần hình thành nhân cách sống cho mỗi HS.
Xây dựng các nghi lễ truyền thống của NT tập trung cần vào những nội dung chính sau:
- Lễ tôn vinh truyền thống, thành tích và những người có công với tổ quốc, với địa phương và có đóng góp cho sự phát triển của NT;
- Lễ để phát triển các hoạt động chuyên môn, văn nghệ;
20
ngoài NT; giữa NT với các lực lượng xã hội khác.
Trong bối cảnh hội nhập văn hóa toàn cầu hiện nay, các giá trị truyền thống nói chung có nguy cơ bị lấn át, bị quên lãng hoặc bị thương mại hóa... thì việc khơi dậy các nghi lễ truyền thống cho thế hệ trẻ càng trở nên cấp thiết.
1.3.4.7. Lập hồ sơ văn hóa ứng xử của nhà trường
Mỗi NT đều có lịch sử và có các giai đoạn cũng như đặc điểm phát triển văn hóa riêng của mình. Vì vậy, việc lập hồ sơ lưu trữ quá trình phát triển của NT là cần thiết cho lịch sử phát triển của mỗi NT.
Việc xây dựng hồ sơ VHƯX cho phép xác định những đặc điểm cơ bản của VHƯX hiện tại như những giá trị, những nét đặc trưng, những truyền thống tốt đẹp đã được hình thành; hình dung về những đặc điểm mong muốn trong tương lai của VHƯX.
Hồ sơ VHƯX cần được xây dựng trên sự tham gia của tập thể. Các thành viên cùng xác định những giá trị, những nét đặc trưng, những truyền thống tốt đẹp đã được hình thành. Đồng thời, các thành viên cùng hình dung về những điều tốt đẹp cần hướng tới trong tương lai đối với tổ chức của mình.
1.3.4.8. Đánh giá các hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử
Đánh giá các hoạt động xây dựng VHƯX là đánh giá hiệu quả các hoạt động xây dựng VHƯX tại trường. Từ đó giúp Hiệu trưởng NT trả lời các câu hỏi: VHƯX của NT hiện nay như thế nào? Làm thế nào để đạt được mong muốn xây dựng VHƯX trong tương lai?
Xây dựng công việc đánh giá các hoạt động xây dựng VHƯX cần phải chú ý các yếu tố đánh giá gồm:
- Các yếu tố bên trong bao gồm các giá trị của mỗi cá nhân, các giá trị văn hóa tồn tại trong NT, thái độ hợp tác của cá nhân, tổ chức trong NT.
21
của chính quyền địa phương, sự hợp tác của gia đình HS và nhân dân.
- Đánh giá các ảnh hưởng của VHƯX đối với sự phát triển đội ngũ, sự phát triển của NT, sự thay đổi tính cách của HS, sự thay đổi của tổ chức, của cơ cấu quản lý, bầu không khí trong NT, sự thay đổi trong mối quan hệ của NT với các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương.
Để công việc đánh giá hiệu quả thì việc xây dựng các bộ công cụ đánh giá chuẩn, mang lại niềm tin động lực cho CB,GV,NV và HS là vô cùng cần thiết.
1.4. Những vấn đề lý luận về quản lý xây dựng văn hóa ứng xử trong Nhà trường
1.4.1. Lập kế hoạch xây dựng văn hóa ứng xử
Xây dựng VHƯX không triển khai thành một môn học riêng lẻ mà được tích hợp vào các môn học và các hoạt động của NT. Tuy nhiên, để thực hiện nội dung giáo dục này thực sự có hiệu quả, NT cần xây dựng kế hoạch ngay từ đầu mỗi năm học, kế hoạch bao gồm: kế hoạch xây dựng VHƯX qua tích hợp vào môn học và kế hoạch xây dựng VHƯX của NT.
Khi lập kế hoạch xây dựng VHƯX, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Xây dựng VHƯX căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ giáo dục, đặc điểm và điều kiện NT.
- Các công việc cần tiến hành để thực hiện mục tiêu (nội dung giảng dạy tích hợp, chuyên đề bộ môn, hoạt động hướng nghiệp và giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn hóa văn nghệ, hoạt động thể dục thể thao, ...).
- Xác định các nguồn lực:
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, GV có đủ năng lực để triển khai nhiệm vụ: Người phụ trách và thực hiện xây dựng VHƯX (đội ngũ cốt cán thực hiện xây dựng VHƯX của NT là Ban Giám hiệu, Chủ tịch công đoàn, Bí thư ĐTN,...); đồng thời cần chú ý cả việc xây dựng đội ngũ chuyên gia và xây dựng tập thể sư phạm.
22
+ Xây dựng các điều kiện, phương tiện có và cần có như: chương trình, tài liệu, CSVC trong NT.
+ Tài chính: nhu cầu về tài chính và nguồn cấp tài chính.
+ Kế hoạch thời gian: Cán bộ, GVphụ trách thực hiện xây dựng các loại kế hoạch chi tiết cụ thể ngay từ đầu năm học, gồm: kế hoạch tuần, kế hoạch tháng, kế hoạch học kỳ, kế hoạch năm học, kế hoạch tổ chức các hoạt động tập thể nhân các ngày lễ lớn trong năm.
1.4.2. Tổ chức thực hiện xây dựng văn hóa ứng xử
Thành lập Ban chỉ đạo công tác xây dựng VHƯX NT bao gồm: - Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng làm trưởng ban.
- Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làm phó ban. - Thành viên là đại diện cha mẹ HS, các Tổ trưởng chuyên môn, GVCN các lớp.
Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo là tổ chức tư vấn, giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chương trình tổ chức các hoạt động và phối hợp các lực lượng giáo dục thực hiện nhiệm vụ xây dựng VHƯX có hiệu quả; giúp đỡ đội ngũ GVCN lớp thực hiện nhiệm vụ được giao; tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài NT (Ban đại diện cha mẹ HS, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, cơ quan văn hóa, chính quyền địa phương,…).
1.4.3. Chỉ đạo lãnh đạo xây dựng văn hóa ứng xử
Chỉ đạo lãnh đạo xây dựng VHƯX gắn bó mật thiết với vai trò, tầm nhìn, nhân cách, trình độ của Hiệu trưởng NT. Việc chỉ đạo lãnh đạo gồm các nội dung cơ bản sau:
- Chỉ đạo sưu tầm, tập hợp những tài liệu, hiện vật có liên quan đến việc thành lập, xây dựng và phát triển của NT; những thành tích tiêu biểu của tập thể NT, của CB, GV, NV và HS trong quá trình hình thành và phát triển NT.
23
tốt đẹp của dân tộc, của NT; tuyên truyền về việc thực hiện nội quy, quy định NT, chấp hành luật pháp.
- Chỉ đạo tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi về VHƯX trong trường học, VHƯX trong xã hội hiện nay.
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”.
Bản thân người Hiệu trưởng phải gương mẫu, thực hiện phong cách lãnh đạo dân chủ, quan tâm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện giữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng, giữa Hiệu trưởng và CB, GV, NV, giữa thầy cô giáo và HS, giữa NT với gia đình HS cũng như với cộng đồng xã hội.