8. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Đặc điểm tình hình cụ thể
2.1.2.1. Trường THPT Phạm Văn Đồng
Trường THPT Phạm Văn Đồng được thành lập theo quyết định số 491/QĐ-UB ngày 24 tháng 8 năm 1992 của Chủ Tịch UBND Tỉnh ĐăkLăk. Địa chỉ: Khối 5 – TT. Kiến Đức – Đăk R’Lấp – Đăk Nông
Tổng số HS hiện nay(năm học 2018-2019): 1230 Tổng số lớp hiện nay (năm học 2018-2019): 27
Bảng 1. Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường trung học phổ thông Phạm Văn Đồng: (Năm học: 2018-2019)
STT Chức danh Số lượng Trình độ
TC, CĐ ĐH Ths
1 Ban giám hiệu 03 01 02
2 Giáo viên 67 65 02
3 Nhân viên 8 5
Tổng 78 5 67 4
Trong đó: Đạt chuẩn: 74; Trên chuẩn: 04
Bảng 2. HS trường THPT Phạm Văn Đồng (Năm học: 2018-2019)
Khối Số lớp Số HS 10 10 450 11 9 400 12 8 380 Tổng 27 1230 Cơ cấu tổ chức NT gồm có: - Chi bộ: Có 26 đảng viên
- Ban giám hiệu: Gồm 1 Hiệu trưởng, 2 phó Hiệu trưởng
- Có 05 tổ chuyên môn gồm: Tổ Toán – Tin; Tổ Ngữ Văn; Tổ Sử - Địa – GDCD; Tổ Lý – Hóa – Sinh – Công nghệ; Tổ Anh văn – TD - QP
32 - Tổ Văn phòng có 07 thành viên
2.1.2.2. Trường THPT Nguyễn Tất Thành
Trường THPT Nguyễn Tất Thành được thành lập ngày 07/7/2004. Địa chỉ: Quảng Chánh – Nghĩa Thắng – Đăk R’Lấp – Đăk Nông Tổng số HS hiện nay(năm học 2018-2019): 834
Tổng số lớp hiện nay (năm học 2018-2019): 21
Bảng 3. Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THPT Nguyễn Tất Thành: (Năm học: 2018-2019)
STT Chức danh Số lượng Trình độ
TC, CĐ ĐH Ths
1 Ban giám hiệu 3 2 1
2 Giáo viên 50 49 1
3 Nhân viên 7 2 5
Tổng 60 2 56 2
Trong đó: Đạt chuẩn: 56; Trên chuẩn: 2
Bảng 4. HS trường THPT Nguyễn Tất Thành(Năm học: 2018-2019)
Khối Số lớp Số HS 10 8 318 11 7 273 12 6 243 Tổng 21 834 Cơ cấu tổ chức NT gồm có: - Chi bộ: Có 26 đảng viên
- Ban giám hiệu: Gồm 1 Hiệu trưởng, 2 phó Hiệu trưởng
- Có 04 tổ chuyên môn gồm: Tổ Toán; Tổ Văn – Sử - Địa – GDCD; Tổ Lý – Hóa – Sinh – Công nghệ; Tổ Anh văn – Tin – TD - QP
- Tổ Văn phòng có 07 thành viên
33
Trường THPT Trường Chinh được thành lập ngày 21/08/2007( Theo Quyết định số 1073/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đăk Nông) trên cơ sở tách chuyển từ phân hiệu của trường THPT Phạm Văn Đồng .
Địa chỉ: Thôn 7 – Đăk Wer – Đăk R’Lấp – Đăk Nông Tổng số HS hiện nay(năm học 2018-2019): 765
Tổng số lớp hiện nay (năm học 2018-2019): 21 Cơ sở vật chất hiện tại: 36 phòng học
Các danh hiệu đã đạt được: Tập thể trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cờ thi đua Chính phủ, cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bảng 5. Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường trung học phổ thông Trường Chinh (Năm học: 2018-2019)
STT Chức danh Số lượng Trình độ
TC, CĐ ĐH Ths
1 Ban giám hiệu 3 3 0
2 Giáo viên 43 41 2
3 Nhân viên 8 4 1
Tổng 54 4 45 2
Trong đó: Đạt chuẩn: 51; Trên chuẩn: 2
Bảng 6. HS trường THPT Trường Chinh (Năm học: 2018-2019)
Khối Số lớp Số HS 10 8 296 11 6 235 12 7 234 Tổng 21 765 Cơ cấu tổ chức NT gồm có: - Chi bộ: Có 22 đảng viên
- Ban giám hiệu: Gồm 01 Hiệu trưởng, 02 phó Hiệu trưởng
34
GDCD; Tổ Lý – Hóa– Công nghệ; Tổ Anh văn; Tổ Sinh – TD - QP - Tổ Văn phòng có 08 thành viên
2.1.2.4. Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu được thành lập từ năm 2012 theo quyết định số 1098/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 8 năm 2012 của UBND tỉnh Đăk Nông, chia tách ra từ trường THPT Phạm Văn Đồng.
Địa chỉ: Thôn 3 – Đăk Ru – Đăk R’Lấp – Đăk Nông Tổng số HS hiện nay(năm học 2018-2019): 795 Tổng số lớp hiện nay (năm học 2018-2019): 18 Cơ sở vật chất hiện tại:
- Dãy phòng học có 18 phòng
- Có đầy đủ dãy Nhà Hiệu Bộ, Nhà đa năng, Khu thiết bị, thí nghiệm thực hành, thư viện.
Bảng 7. Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Năm học: 2018-2019)
STT Chức danh Số lượng Trình độ TC, CĐ ĐH Ths 1 Ban giám hiệu 03 01 02 2 Giáo viên 37 35 02 3 Nhân viên 06 03 Tổng 46 03 36 04
Trong đó: Đạt chuẩn: 42; Trên chuẩn: 04
Bảng 8. HS trường THPT Nguyễn Đình Chiểu(Năm học: 2018-2019)
Khối Số lớp Số HS 10 7 320 11 6 255 12 5 220 Tổng 18 795 Cơ cấu tổ chức NT gồm có:
35 - Chi bộ: Có 12 đảng viên
- Ban giám hiệu: Gồm 1 Hiệu trưởng, 2 phó Hiệu trưởng
- Có 03 tổ chuyên môn gồm: Tổ Toán – Ngoại ngữ - Tin học; Tổ Xã hội; Tổ Lý – Hóa – Sinh – TD.
- Tổ văn phòng gồm có : 05 thành viên
2.2. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích
Nhằm xác định căn cứ đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng VHƯX ở các trường THPT huyện Đắk R’lấp trong bối cảnh hiện nay.
2.2.2. Nội dung
Tìm hiểu, đánh giá thực trạng xây dựng VHUX và thực trạng quản lý xây dựng VHƯX ở các trường THPT huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông, đồng thời cũng nhằm đánh giá nhận thức của đội ngũ CB, GV, NV về VHƯX; đánh giá mức độ hiểu biết của VHƯX, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng việc phát triển VHƯX ở ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đăk R’lấp;
Thu thập số liệu về thực trạng nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, NV các trường THPT đối với các nội dung xây dựng VHƯX và số liệu đánh giá mức độ thực hiện các nội dung xây dựng VHƯX ở trường trên địa bàn huyện Đăk R’lấp, bao gồm: nhận diện VHƯX hiện có; xây dựng các điều kiện phát triển VHƯX của NT; xây dựng các chuẩn mực văn hóa; xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp cho các thành viên trong tổ chức; xây dựng môi trường sư phạm trong NT; xây dựng và phát huy các nghi lễ truyền thống; lập hồ sơ VHƯX của NT; đánh giá các hoạt động xây dựng VHƯX. Từ đó đánh giá lại thực trạng VHƯX, phát hiện những giá trị tích cực để phát triển, tìm ra những yếu tố tiêu cực để loại bỏ, hạn chế.
2.2.3. Phương pháp, công cụ
36
THPT trên địa bàn huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông, luận văn đã sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi để xác định thực trạng( Phụ lục số 1)
Phỏng vấn sâu một số CBQL, GV, NV để trao đổi về thực trạng VHƯX, thực trạng nội dung quản lý xây dựng VHƯX và các biện pháp quản lý xây dựng VHƯX ở các trường THPT( Phụ lục số 2)
Khảo sát thực tế và đánh giá mức độ quan trọng trong công quản lý VHƯX của các trường THPT thông qua các bước lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo giám sát, kiểm tra đánh giá ( Phụ lục số 3)
Khảo nghiệm mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và môi trường quản lý đối với công tác quản lý xây dựng VHƯX các trường THPT trên địa bàn huyện Đăk R’lấp( Phụ lục số 4)
Sau khi thu thập toàn bộ các phiếu điều tra, loại bỏ các phiếu ghi không đúng hoặc không đầy đủ, tập hợp kết quả từng nội dung điều tra sử dụng phương pháp thống kê để phân tích kết quả thu được.
Luận văn phối hợp sử dụng đồng thời một số phương pháp nghiên cứu thực tiễn và thống kê toán học. Phương pháp thực tiễn gồm các hoạt động dưới đây:
- Quan sát hoạt động QL, tham dự hội thảo, dự giờ thăm lớp. - Trao đổi với CBQL, GV, HS, phụ huynh HS.
- Nghiên cứu các văn bản đánh giá kết quả giáo dục.
- Tìm hiểu thực tế việc tự đánh giá nhận thức của CBQL, GV, NV của các trường về tầm quan trọng của từng nội dung trong xây dựng VHƯX và tìm hiểu thực tế tự đánh giá nhận thức của GV về sự cần thiết phải xâu dựng VHƯX trong NT . Tôi đã sử dụng phiếu đánh giá có 3 hoặc 4 mức độ quy đổi với số điểm cụ thể như sau:
+ Rất quan trọng hoặc Rất tốt : 4 điểm; + Quan trọng hoặc Tốt : 3 điểm; + Bình thường hoặc khá : 2 điểm;
37 k i i i n X K X n
+ Không quan trọng hoặc Chưa tốt : 1 điểm. + Rất khả thi hoặc Rất cấp thiết : 3 điểm; + Khả thi hoặc cấp thiết : 2 điểm; + Không khả thi hoặc không cấp thiết : 1 điểm.
Thống kê toán học: Sử dụng hàm tính điểm trung bình : điểm (1 ≤ ≤ 4)
Sử dụng công thức tính điểm trung bình: : Điểm trung bình
Xi : Điểm ở mức độ i
Ki : Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi n : Số người tham gia đánh giá
2.2.4. Đối tượng
- Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến tiến hành điều tra, khảo sát 202 khách thể của 04 trường THPT ( Phạm Văn Đồng, Nguyễn Tất Thành, Trường Chinh và Nguyễn Đình Chiểu) bao gồm:
+ 11 CBQL bao gồm: 03 Hiệu trưởng và 08 Phó Hiệu trưởng. + GV và Nhân viên: 191
+ Đối tượng khảo sát sâu: Hiệu trưởng
2.3. Kết quả khảo sát
2.3.1. Thực trạng về xây dựng văn hóa ứng xử của các trường THPT huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông
Để khảo sát thực trạng nhận thức về VHƯX ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông, tác giả sử dụng bộ câu hỏi trong phiếu trưng cầu ý kiến (Phụ lục số 1). Các yếu tố của VHƯX được khảo sát trên phương diện mức độ hiểu biết với 4 mức độ tương ứng:
1- Chưa tốt; 2- khá tốt; 3- Tốt; 4- Rất tốt.
X X
38
Tổng số khách thể khảo sát là 202 CB, GV, NV
Số liệu thu về nhập vào phần mềm, xử lý bằng cách tính điểm trung bình và xếp theo thứ bậc. Số liệu khảo sát thể hiện qua các bảng sau:
2.3.1.1. Thực trạng nhận diện VHƯX hiện có
Bảng 2.1. Thực trạng nhận diện VHƯX hiện có
TT Các mặt biểu hiện của VHƯX hiện có Mức độ ĐTB
1 2 3 4
1 Mối quan hệ giao tiếp giữa bên trong và ngoài NT 43 50 52 57 2.61
2 Kiến trúc và cách bài trí nơi làm việc, phòng học của
HS đảm bảo khoa học 76 69 33 24 2.02
3 Trang phục, cách ứng xử của HS 20 45 88 49 2.82
4 Quy trình, thủ tục giải quyết công việc 55 39 58 50 2.51
5 Khẩu hiệu, phương châm làm việc của NT 35 46 68 53 2.69
6 Thái độ của mỗi thành viên trong NT đối với cái mới
và sự thay đổi 62 71 41 28 2.17
7 Trách nhiệm của từng cá nhân đối với các quy định
chính thức 24 31 86 61 2.91
8 Cách thức tổ chức cơ cấu và phân công công việc 36 42 70 54 2.7
Điểm trung bình 2.55
Các mối quan hệ bên trong và bên ngoài NT góp phần quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh của NT. Thực tế cho thấy hiệu trưởng NT đã chú ý đến mối quan hệ bên trong và bên ngoài NT, tuy nhiên hiệu quả thu được chưa cao. Qua thực tế trên, có thể thấy rằng cách bài trí lớp học và kiến trúc của các trường hầu như chưa được chú trọng( ĐTB: 2.02). Điều này chứng tỏ các biện pháp về tạo không gian xanh, sạch đẹp, an toàn chưa thực sự phát huy hiệu quả, chưa kích thích được mỗi cá nhân trong NT. Mặc dù các thành viên trong NT đa số có trách nhiệm cao với công việc.
39
2.3.1.2. Thực trạng xây dựng các điều kiện phát triển VHƯX của NT
Bảng 2.2. Thực trạng xây dựng các điều kiện phát triển VHƯX của NT TT Các điều kiện phát triển VHƯX của
NT.
Mức độ
ĐTB
1 2 3 4
1
Sứ mệnh, tầm nhìn của NT có được coi là kim chỉ nam cho hành động của mỗi thành viên
18 30 84 70 3.02
2 Cơ sở vật chất cần thiết để duy trì và phát
triển hoạt động 40 39 78 45 2.63
3 Năng lực của đội ngũ CBQL, GV,NV 26 20 77 79 3.03
4 Sự hỗ trợ nhiệt tình của cơ quan chức
năng, phụ huynh HS 41 18 78 65 2.83
5 Chất lượng giáo dục hàng năm 27 42 78 55 2.8
6 Ban giám hiệu quản lý sát sao vấn đề
giảng dạy của giáo viên 35 43 64 60 2.74
7 Bầu không khí trong NT 36 39 67 60 2.75
Điểm trung bình 2.83
Thực tế cho thấy, năng lực của đội ngũ CBQL,GV, NV rất tốt. Sứ mệnh, tầm nhìn của các trường được đánh giá cao. Tuy nhiên cơ sở vật chất của các NT đa số chưa đáp ứng yêu cầu để duy trì và phát triển các hoạt động liên quan tới Văn hóa NT nói chung và VHƯX nói riêng. Bên cạnh đó, bầu không khí của NT cũng chỉ đánh giá ở mức độ trên trung bình ( ĐTB: 2.75), như vậy bầu không khí NT cũng còn nhiều vấn đề cần cải thiện.
40
2.3.1.3. Thực trạng xây dựng các chuẩn mực văn hóa.
Bảng 2.3. Thực trạng các chuẩn mực văn hóa.
TT Các chuẩn mực văn hóa Mức độ
ĐTB
1 2 3 4
1 NT xây dựng các nhân vật “ người hùng” của NT
làm tấm gương soi cho HS. 66 74 40 22 2.09
2 NT thường kể những câu chuyện, giải thoại trong quá khứ cũng như ở hiện tại để thể hiện sự củng cố niềm tin và giúp cho việc truyền tải các giá trị và các chuẩn mực.
42 66 36 58 2.54
3 Các logo treo tại NT và các tuyên bố sứ mệnh phải
thể hiện được giá trị, triết lý phát triển của NT. 9 29 104 60 3.06
4 Các thủ tục, tập quán tích cực được NT quan tâm và
phát huy. 18 32 80 72 3.02
5 Việc xóa bỏ những thói quen làm cản trở đến các hoạt
động quản lý của NT. 23 35 69 75 2.97
6 NT có bộ quy tắc ứng xử, đó là kim chỉ nam cho
chuẩn mực ứng xử của các thành viên trong NT 30 45 88 39 2.67
Điểm trung bình 2.73
Qua khảo sát cho thấy, các hiệu trưởng có quan tâm đến việc xây dựng sứ mệnh, thương hiệu của NT. Tuy nhiên, việc xây dựng các hình mẫu chuẩn về nhân cách, chuẩn về các giá trị niềm tin, có tầm ảnh hướng và sức lan tỏa đến các thành viên trong NT thì hầu như chưa được chú trọng đúng mức. Ngoài ra nhiều NT còn chưa chú trọng đến việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử, chưa coi bộ quy tắc ứng xử là kim chỉ nam cho chuẩn mực ứng xử của các thành viên trong NT.
Để tìm hiểu sâu hơn về các chuẩn mực cũng như các giá trị đang được xây dựng ở trường THPT trên địa bàn huyện Đăk R’lấp hiện nay, tác giả sử dụng thêm một số câu hỏi trong phiếu điều tra (Phụ lục số 2). Kết quả thu được như sau:
41
Bảng 2.4. Các giá trị chuẩn mực của các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Đăk R’lấp
STT Các giá trị chuẩn mực Số lượng Tỉ lệ phần tram
1 Dân chủ 176 87.29% 2 Hợp tác chia sẻ 108 53.47% 3 Tính chuyên nghiệp 142 70.29% 4 Tính hiệu quả 135 66.83% 5 Tính đồng thuận 153 75.74% 6 Ý kiến khác 26 12.87%
Tổng số người được hỏi 202
Từ kết quả khảo sát ở các trường, có thể nhận thấy rằng các giá trị chuẩn mực trên đều hiện hữu trong NT. Tính dân chủ thể hiện rõ trong tổ chức và hoạt động, vai trò của người lao động ngày càng được thể hiện trong công việc của đơn vị. Tuy nhiên, cũng dễ nhận thấy rằng sự hợp tác và chia sẻ đang còn ở mức độ trung bình. Điều này chứng tỏ mức độ hợp tác giữa các tổ chức và cá nhân đang còn nhiều vấn đề, đây là vấn đề cần khắc phục để nhanh chóng hòa nhập trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay.
2.3.1.4. Thực trạng xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp cho các thành viên trong tổ chức