Sự chuyển biến về giai cấp ở thị xãQuy Nhơn (1898-1975)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị xã quy nhơn từ năm 1898 đến năm 1975 (Trang 28 - 36)

1.4.1. Giai đoạn 1898 - 1945

Dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ở Quy Nhơn nói riêng có nhiều thay đổi quan trọng. Sự biến đổi về kinh tế đã tạo ra những ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc xã hội, làm xuất hiện các giai tầng xã hội mới phù hợp với nền tảng kinh tế đang được hình thành ở Việt Nam, và Quy Nhơn cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó.

Tại Quy Nhơn, cùng với sự du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, các cơ sở kinh tế mới lần lượt xuất hiện, hình thành nên đội ngũ các nhà tư sản, bao gồm cả người nước ngoài và người Việt. Trong khoảng thời gian đầu thế kỉ XX, số lượng tư sản ở Quy Nhơn còn ít ỏi. Từ sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, số lượng tư sản ở Quy Nhơn ngày càng đông lên, hòa nhập với tư sản cả nước để tiến đến hình thành nên giai cấp tư sản Việt Nam từ năm 1924. Giai cấp tư sản ở Quy Nhơn bao gồm hai bộ phận chính là tư sản nước ngoài và tư sản người Việt. Các nhà tư sản Pháp đến kinh doanh ở Quy Nhơn trước tiên là kẻ đại diện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở châu Âu tồn tại cả hàng trăm năm. Khi đến Quy Nhơn làm ăn họ có bề dày kinh nghiệm và công việc kinh doanh của họ được sự hỗ trợ bởi một nền tài chính hùng mạnh cũng

như sự ưu đãi tối đa của chính quyền thực dân địa phương. Do vậy chúng ta thấy rằng tư sản Pháp nắm giữ một vị trí chủ chốt trong nền kinh tế ở Quy Nhơn, là kẻ chi phối mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của một đô thị đang hội nhập vào quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Nền kinh tế Quy Nhơn nửa đầu thế kỉ XX chịu sự lũng đoạn sâu sắc của nhiều công ty tư bản và tư bản tư nhân Pháp.

Đối với tư sản người Hoa, họ không bị chính quyền thực dân chèn ép về mặt dân tộc, lại được hưởng quyền ưu đãi như đối với người nước ngoài, nên có điều kiện để phát triển. Do có quá trình kinh doanh từ lâu đời và xu thế sẵn sàng liên kết chặt chẽ với tư sản Pháp, nên họ nhanh chóng vươn lên trên thương trường, khẳng định được thế mạnh của mình trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang hình thành ở Quy Nhơn. Thế lực của tư sản người Hoa mạnh đến mức các cơ sở kinh doanh của họ chiếm gần hết các con đường chính ở Quy Nhơn. Vì vậy, đến trước năm 1945, các hoạt động thương mại, từ buôn bán nông thổ sản đến vận chuyển và xuất nhập khẩu đều do tư sản Hoa kiều lũng đoạn. Người Pháp, kể cả chính quyền thực dân cũng phải nể phục đối với những người Hoa tư sản. Những tên tuổi của các hãng Hòa Thoại, Vạn Lợi Hưng, Phước Hiệp, Tái Sanh… thường được người đời sau nhắc nhở.

Tư sản người Việt ở Quy Nhơn hầu như không có tiền đề kinh tế từ trước, không bắt nguồn từ một nền kinh tế thuận lợi, chủ yếu bắt đầu từ con số không, nên phải trải qua quá trình tích lũy vốn, kinh nghiệm kinh doanh để phát triển sản xuất. Do vậy, địa vị kinh tế của tư sản người Việt thấp kém hơn so với tư sản người Pháp và người Hoa. Tư sản người Việt mang thân phận người dân nô lệ, bị áp chế về mặt chính trị khá nặng nề, nên ít có điều kiện thuận lợi để làm ăn. Họ chủ yếu là các nhà thầu khoán ở địa phương chuyên thu vét nguyên vật liệu và làm đại lý kinh tiêu bao thầu các công trình xây dựng của người Pháp, nhưng khi len vào hoạt động công nghiệp cơ khí và giao thông vận tải thì thực lực về vốn và kĩ thuật của họ lại quá nhỏ so với tư

sản Pháp. Bên cạnh đó, tư sản người Việt phụ thuộc nặng nề về nhiều mặt (như nguyên liệu, thiết bị, thuế khoán, khoán, giá cả) vào tư sản Pháp và tư sản người Hoa, và luôn bị chèn ép, cản trở từ nhiều phía.

Tư sản Pháp với ưu thế là người thống trị, ra sức chèn ép tư sản người Việttrong kinh doanh, nhất là trong công nghiệp. Đối với thương nghiệp, tư sản người Việt không chỉ gặp phải đối thủ cạnh tranh là tư sản Pháp, mà còn gặp phải một đối thủ khác là tư sản Hoa kiều. Chính vì vậy, tư sản người Việt ở Quy Nhơn tuy đã ra đời và có nhiều hoạt động kinh tế, nhưng thế lực yếu ớt, ít có vai trò kinh tế và chính trị trong xã hội Quy Nhơn đầu thế kỉ XX. Ngay cả một số nhà tư sản có tên tuổi như Trần Sanh Thoại, Phước An, Lê Văn Nhẫn… Tuy có ngoi lên được một thời gian, có cả xe vận tải, xưởng cơ khí, xưởng xà phòng, xưởng dệt…nhưng rồi cũng bị tư sản người Pháp và người Hoa chèn ép, thao túng đến phá sản. Nói chung,giai cấp tư sản Quy Nhơn không nhiều và nhỏ, xuất thân từ nhiều nguồn gốc khác nhau và có thái độ chính trị không đồng nhất, trong đó lực lượng có vai trò nhất là tư sản người Pháp và tư sản Hoa kiều.

Bên cạnh giai cấp tư sản, bộ phận tiểu tư sản ởQuy Nhơn cũng hình thành và ngày một đông dần theo mức độ tăng trưởng của nền kinh tế thị xã. Họ bao gồm các tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ, trí thức, viên chức sơ cấp giáo chức, học sinh… tuy đời sống có khá hơn công nhân và nông dân, song cuộc sống của họ vẫn bấp bênh, họ cư trú chủ yếu trên địa bàn thành phố, bởi vậy họ cũng là nạn nhân của sự chèn ép từ chính quyền thực dân và chủ tư bản. Tầng lớp này thường dao động, song họ rất nhạy cảm với thời cuộc, nên họ giữ một vai trò quan trọng đối với các phong trào nơi đô thị, nhất là trong việc tiếp cận luồng tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin buổi đầu và tuyên truyền rộng rãi trong phong trào công nhân sau này.

Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời kéo theo sự hình thành đội ngũ giai cấp công nhân, quá trình hình thành đội ngũ công nhân ở Quy Nhơn nằm trong quá trình hình thành chung của giai cấp công nhân Việt Nam diễn ra từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Do đặc điểm của quá trình đầu tư kinh doanh của tư bản Pháp ở thị xã Quy Nhơn diễn ra chậm, nên giai cấp công nhân ở đây cũng trưởng thành muộn hơn, số lượng cũng ít hơn so với các đô thị khác. Nhưng cũng như đặc điểm chung của giai cấp công nhân Việt Nam, do xuất thân từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến với nền kinh tế nhỏ bé, kém phát triển, cho nên giống như các địa phương khác, công nhân được tuyển mộ vào các cơ sở, xí nghiệp chủ yếu là những người nông dân bị bần cùng hóa, bị thất nghiệp đến xin việc.

Nói về nguồn gốc xuất thân thì số công nhân tại chỗ chiếm số lượng không nhiều, mà đa số là những người lao động thất nghiệp từ những nơi khác đến xin việc, đông nhất là những người quê ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên, Quảng Ngãi vào, có những người ở Quảng Nam, thậm chí là ở Hải Dương, Hưng Yên cũng vào Quy Nhơn làm công. Phải nói rằng đây là lớp công nhân đầu tiên xuất hiện ở Quy Nhơn và có cuộc sống gắn bó với quá trình phát triển của các cơ sở kinh tế tư bản.

Vào thời gian đầu thế kỉ XX, công nhân Quy Nhơn mới hình thành nên số lượng còn ít, phân bố không đồng đều giữa các cơ sở kinh tế. Các ngành kinh tế tập trung nhiều công nhân nhất là giao thông vận tải, cơ khí sửa chữa, xây dựng, công nghiệp chế biến thực phẩm; có xí nghiệp tập trung đến 300 công nhân, nhưng có cơ sở chỉ có 5-7 công nhân (các ga-ra ô tô). Về sau trong đợt khai thác lần 2, tư bản Pháp mở rộng quá trình đầu tư khai thác, bóc lột, tư sản người Việt tăng cường kinh doanh, thì số lượng công nhân tăng lên. Lúc này Quy Nhơn còn có công nhân trong: nhà máy điện, ga Quy Nhơn, xưởng cơ khí Trần Sanh Thoại, sở Đạc điền (Cadastre)… Riêng số công nhân trong

các ga ra ô tô lúc cao nhất lên đến 600 người chiếm tỉ lệ 40% tổng số công nhân ở các cơ sở kinh tế ở Quy Nhơn.

So với nhiều địa phương khác, số lượng công nhân ở Quy Nhơn không lớn lắm nhưng họ sớm giác ngộ ý thức giai cấp, thật sự trở thành lực lượng tiên phong lãnh đạo quần chúng trong suốt quá trình đấu tranh chống áp bức bóc lột. Tính đến cuối năm 1940, Quy Nhơn có hơn 2.000 công nhân trong các cơ sở kinh tế, đó là chưa tính đến số lượng thợ thủ công, lao động làm thuê ở các cảng biển và các hãng buôn của người Hoa và người Pháp. Tuy trình độ văn hóa và chuyên môn kĩ thuật chưa cao, không đồng đều giữa các bộ phận công nhân, nhưng tính chất vô sản công nghiệp hiện đại đã ngày càng được xác lập và biểu hiện rõ trong toàn bộ công nhân.

Xét về bản chất của giai cấp công nhân không thể không xét đến thành phần xuất thân của họ. Ở Quy Nhơn, những người công nhân giác ngộ ý thức cách mạng đầu tiên thường là những người công nhân ở các địa phương khác đến, trước đó họ đã trải qua một quá trình đấu tranh giai cấp, có phần thâm nhập vào cuộc sống của những người thợ, thậm chí có người đã từng hoạt động cách mạng, nhất là những người quê Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên…những nơi có phong trào cách mạng phát triển mạnh từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Khi vào Quy Nhơn họ đã mang cả ý thức cách mạng truyền bá vào đội ngũ công nhân ở Quy Nhơn, trở thành những hạt nhân đầu tiên của phong trào công nhân Quy Nhơn. Trong Cách mạng tháng Tám (1945), công nhân Quy Nhơn trở thành lực lượng nòng cốt của cuộc khởi nghĩa ở thành phố, họ đã sát cánh với những tầng lớp bị áp bức, bóc lột chèn ép khác góp phần quyết định sự thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Quy Nhơn (23/8/1945).

Đối với những người nông dân ở Quy Nhơn thì số lượng không đáng kể, bởi lẽ trong sự phát triển kinh tế ở Quy Nhơn vào đầu thế kỉ XX thì Quy

Nhơn mang vóc dáng của một đô thị hiện đại, do đó nông dân Quy Nhơn cư trú chủ yếu ở ngoại vi thành phố, nhiều nhất là các làng Hưng Thạnh, Quảng Vân, với nghề làm muối là chủ yếu, một số khác thì sống chủ yếu bằng nghề sông nước, lấy việc đánh bắt làm kế sinh nhai, chỉ có một số ít sống bằng nghề trồng trọt, chủ yếu trồng các loại hoa màu, cây ăn quả cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong thành phố. Cuộc sống của họ tuy có vất vả nhưng cũng không quá cơ cực như nông dân các vùng khác, vì biển cả mênh mông vẫn là mảnh đất có thể giúp họ đắp đổi qua ngày. Bên cạnh đó, các tầng lớp lao động khác của thành phố tuy không phải là nông dân nhưng họ cũng không có việc làm, phải chạy vạy từng bữa để kiếm kế sinh nhai cho gia đình và cuộc sống của họ cũng tương đối khó khăn.

Như vậy, dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, ở Quy Nhơn đã hình thành và tồn tại các giai tầng khác nhau trong xã hội. Mỗi giai tầng đều có một điều kiện sinh hoạt và cuộc sống khác nhau, nhưng có chung một thân phận nô lệ của một người dân mất nước nên cuộc sống bấp bênh, đều có tinh thần đấu tranh chống áp bức dân tộc, giành lại cuộc sống độc lập tự do để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống. Đó cũng là điều kiện khách quan thúc đẩy sự phát triển của phong trào đấu tranh cách mạng Thành phố, đưa phong trào cách mạng Quy Nhơn vào quỹ đạo chung của cách mạng cả nước. [36; tr.74]

1.4.2. Giai đoạn 1945 - 1975

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Quy Nhơn đã bước vào kỉ nguyên mới “kỉ nguyên độc lập - tự do”. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Quy Nhơn thuộc vùng tự do Liên khu V nhưng đến khi tiến hành tiêu thổ kháng chiến thì Quy Nhơn luôn bị quân Pháp đe dọa đánh chiếm, người dân Quy Nhơn phải chuyển đi sinh sống ở các vùng khác. Vấn đề trên đã ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế - xã hội của Quy Nhơn. Về cơ cấu giai

cấp xã hội và dân số của Quy Nhơn đã giảm đi so với trước năm 1945, bao gồm các thành phần chính:

- Thành phần tư sản, phú thương giàu có, nhưng chỉ một số lượng rất ít ỏi còn ở lại Quy Nhơn kinh doanh, sản xuất, số còn lại phần lớn phải di chuyển ra thị trấn Đập Đá, huyện Phù Cát, huyện Bồng Sơn hay vào Nha Trang, Sài Gòn để làm ăn.

- Thành phần công nhân thời kì này có sự biến đổi, số công nhân các xưởng, nhà máy giảm đi, nhưng hầu hết họ còn ở lại các xưởng, nhà máy tại Quy Nhơn hay di chuyển lên Phú Phong và các chiến khu ở vùng tự do đều tích cực phục vụ cho cuộc kháng chiến.

- Thành phần ngư dân ở Quy Nhơn không có sự biến đổi nhiều, cuộc sống của họ gắn liền với biển cả, công việc chính là đánh bắt để đảm bảo cho cuộc sống và phục vụ cho cuộc kháng chiến.

- Thành phần trí thức ở Quy Nhơn tuy số lượng không nhiều, nhưng phần lớn là những người giữ vai trò nòng cốt trong bộ máy chính quyền cách mạng ở Quy Nhơn.

Sau năm 1954, miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Quy Nhơn trở thành tỉnh lỵ - một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Bình Định, thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Sài Gòn. Quy Nhơn trở thành đô thị phục vụ cho quân viễn chinh Mỹ và chư hầu. Dân số ở Quy Nhơn ngày càng gia tăng, cơ cấu giai cấpở Quy Nhơn đã có những thay đổi to lớn.

- Thành phần tư sản thời kì này đã có sự phân hóa, bộ phận tư sản lớndựa vào Mỹ đã giàu có lên nhanh chóng, trở thành những quan chức của chính quyền, biến mình trở thành tay sai của kẻ thù, quay lại phản dân hại nước; một bộ phận tư sản nhỏ có tinh thần đấu tranh cách mạng. Mặc dù các cuộc đấu tranh của tư sản diễn ra chưa tích cực như cuộc đấu tranh của các tầng lớp khác, song một số gia đình tư sản đã tự nguyện đứng về phía nhân

dân, quyên góp tiền bạc ủng hộ các phong trào đấu tranh yêu nước chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn của nhân dân Quy Nhơn.

- Nông dân và các tầng lớp lao động nghèo ở Quy Nhơnluôn sống trong cảnh điêu đứng, do những cuộc truy bức của chính quyền tay sai nên hầu hết đồng bào các huyện phải rời bỏ làng quê, trốn vào thành phố. Những cuộc càn quét, bắn phá liên tiếp của chúng vào nông thôn và rừng núi làm cho nông dân không thể yên ổn làm ăn, một bộ phận nông dân chạy vào thành phố để tránh bom đạn và kiếm việc làm.

- Ngư dân của Quy Nhơn cũng sống trong cảnh điêu đứng, khốn khổ không kém gì nông dân, họ là những người làm nghề đánh bắt trên biển, có cuộc sống gắn liền với biển cả. Nhưng sản phẩm họ làm ra đều rơi vào tay của bọn “đầu nậu”. Thành phần “đầu nậu” là thành phần chuyên mua cá của ngư dân, nhưng lại là thành phần được hưởng lợi từ việc đem bán sản phẩm cho các bộ phận khác.

- Tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công ở Quy Nhơn dần dần bị phá sản do sự tràn ngập của hàng hóa nước ngoài (ở đây là hàng hóa Mỹ - Nhật và các nước chư hầu), hàng hóa nước ngoài tràn ngập vào thị trường Quy Nhơn đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với hàng hóa trong nước, đẩy cuộc sống của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị xã quy nhơn từ năm 1898 đến năm 1975 (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)