Các ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị xã quy nhơn từ năm 1898 đến năm 1975 (Trang 61 - 63)

8 Hiện nay là khu vực Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bình Định thuộc đường Lê Thánh Tôn.

2.3.4. Các ngành dịch vụ

Sự ra đời của thị xã hiện đại ở Quy Nhơn đã kéo theo sự phát triển hàng loạt các ngành kinh tế dịch vụ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu thụ của người dân. Những hoạt động dịch vụ chủ yếu ở Quy Nhơn bao gồm những cơ sở khách sạn, rạp hát, hiệu chụp hình, in ấn, đo đạc, bưu chính, ngân hàng, hiệu may, hiệu cắt tóc, hiệu giày, hiệu sách báo…

Khách sạn ở Quy Nhơn hình thành khá sớm. Ngay từ những năm thế kỉ XX đã có khách sạn của người Pháp mở ra nằm sát bãi biển, do Mathey làm

quản lý. Tiếp sau đó hàng loạt các khách sạn mọc lên trong thành phố, chủ yếu nằm trên đường Gia Long (nay là đường Trần Hưng Đạo), như khách sạn Riacobt, khách sạn De la Victorie, khách sạn Morin, khách sạn Hòa Hưng… Khách sạn Morin nằm trên đường Gia Long, đối diện với Toà Giám mục Quy Nhơn, có cấu trúc 3 tầng trông rất bề thế. Trong khách sạn này còn có một cửa hàng phục vụ cho khách người Âu, và có cả một rạp chiếu bóng.

Các rạp hát ở Quy Nhơn cũng chủ yếu nằm trên đường Gia Long, với rạp xi-nê Tân Châu, rạp xi-nê Morin. Rạp xi-nê Tân Châu được khởi công xây dựng vào năm 1933 đến năm 1935 thì hoàn tất. Rạp có diện tích chừng 200m2, là một ngôi nhà có kiến trúc theo lối Á Đông, tường xây gạch thẻ, nền tráng xi măng, chân tường xếp đá vuông, mái xuôi lợp ngói vẩy, cửa mặt tiền hình vòng cung hướng về đường Jules Ferry (này là đường Phan Bội Châu). Trong rạp hát này thường chiếu phim ảnh, diễn tuồng, ca múa nhạc. Trong những năm 1934 - 1935, các đoàn cải lương Sài Gòn như Nhạn Trắng, Phước Cương… cùng các đoàn hát bội Bình Định thường xuyên lưu diễn tại đây, thu hút đông đảo khán giả Quy Nhơn đến xem. Rạp Tân Châu còn được người dân Quy Nhơn gọi là nhà hát Trung Hoa.

Một số cơ sở dịch vụ khác cũng ra đời như hiệu chụp ảnh trên đường Khải Định (nay là đường Lê Lợi), cắt tóc thì có hiệu Verdun, Hồng Châu, Nhật Tân, Trương Thích; nhà may thì có hiệu Tân Lập, Tiến Hoá. Công ty Phước Thạnh chuyên đảm trách may âu phục cho các cơ sở người Âu; Công ty Thái An chuyên cung cấp dịch vụ văn phòng cho các công sở của Pháp tại Quy Nhơn; Tạ Xuân Long, Hiệp Thái, Ba Lang là các xưởng mộc kinh doanh đồ gỗ và xây dựng nhà ở để cho thuê; đóng giày có hiệu Tân Long…

Các hoạt động dịch vụ khác của chính quyền thực dân và tư bản Pháp ở Quy Nhơn cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển theo hướng hiện đại ở đây như nhà in Tòa Giám mục trên đường Gia Long có trên 60 công nhân; Sở

đạc điền (Cadastre) chuyên bao thầu việc đo đạc khắp các tỉnh Trung - Trung Kì với hơn 100 công nhân viên chức; về tài chính ngân hàng thì có Chi nhánh ngân hàng Đông Dương trên đường Marechal Foch (nay là khu vựcTrường Cao đẳng Y tế tỉnh, đường Nguyễn Huệ), Nông phố Ngân hàng cũng ở đường Marechal Foch (nay là khu Thành ủy -Ủy ban nhân dân thành phố, đường Nguyễn Huệ) và Ngân hàng Pháp - Hoa; Bưu chính có Nhà Dây thép nằm phía bãi biển của đường Marechal Foch, đối diện với chi nhánh ngân hàng Đông Dương.

Các hoạt động nói trên đã góp phần tô điểm cho bộ mặt Quy Nhơn ngày càng phát triển đi lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị xã quy nhơn từ năm 1898 đến năm 1975 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)