Giao thông vận tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị xã quy nhơn từ năm 1898 đến năm 1975 (Trang 63 - 67)

8 Hiện nay là khu vực Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bình Định thuộc đường Lê Thánh Tôn.

2.3.5. Giao thông vận tả

Là đầu mối giao thông đường thủy bộ, hệ thống giao thông vận tải Quy Nhơn trong những năm dưới thời Việt Nam Cộng hòa được chú ý phát triển. Quy Nhơn là một đô thị và là một hải cảng quan trọng ở miền Nam Trung Bộ.

Sau năm 1954, nền kinh tế thương nghiệp được chấn hưng trở lại, tuy nhiên giao thông bằng đường bộ chưa được thuận tiện, vì vậy đường thủy lại là một lối giao thông thiết yếu nhất, nhưng các tàu bè lui tới cảng Quy Nhơn rất nhiều, gây khó khăn trong việc quản lý. Để thuận tiện trong việc điều phối, quản lý giao thông vận tải đường thủy - bộ ở Quy Nhơn, ngày 28/9/1955, Tỉnh trưởng Bình Định vàThị trưởng Quy Nhơn đã trình Đại biểu chính phủ Trung Việt ở Huế và Trưởng khu Công chánh miền Nam Trung Việt ở Nha Trang đề nghị thiết lập Ty Hải cảng kiêm Công chánh thị xã Quy Nhơn theo công văn số 4293-TX/QN, được Chính phủ thông qua vào tháng 11/1955. [7] Tuy nhiên hệ thống giao thông vận tải ở đây chủ yếu phục vụ cho quân sự.

Về đường bộ, ở Quy Nhơn có các quốc lộ chính: [6; tr.363-364].

- Quốc lộ I, đường quốc gia chạy qua Quy Nhơn từ Trung Hậu đến Sông Cầu (tỉnh Phú Yên), mặt đường được tráng nhựa HOT-MIX.

- Quốc lộ 19 từ Quy Nhơn đến Mang Giang dài 169 km, nối liền với Pleiku suốt mặt đường được ép nhựa.

Nội thị Quy Nhơn, đường sá được mở mang và phát triển. Năm 1954, Quy Nhơn phát triển lên đến 47 đường phố (so với 6 đường phố trước đó). Các đường đều được tráng nhựa, tổng cộng là 30,8km. Ngoài ra còn có đường sắt xuyên Việt chạy qua Quy Nhơn song song với Quốc lộ I, có đường nhánh đi từ Diêu Trì đến Quy Nhơn dài 10,2 km, từ ga Quy Nhơn đến Hải cảng dài 4 km. Hạt hỏa xa Quy Nhơn cũng đã tái thiết đường xe lửa Quy Nhơn - Phù Cát dài 30 km.

Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt ở Quy Nhơn hết sức thuận lợi. Nhờ vậy, Quy Nhơn là một đô thị sát biển, cách Quốc lộ I và đường sắt quốc gia khoảng 10km, nhưng không tách biệt với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Về đường thủy, cảng biển Quy Nhơn là một trong ba cảng lớn của miền Nam Việt Nam dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Nó là cơ sở hậu cần cung cấp phương tiện chiến tranh cho các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh thành khác ở Trung nguyên Trung phần.Để làm nhiệm vụ một căn cứ hậu cần, cảng Quy Nhơn không ngừng được mở rộng và phát triển. Tại đây có một bến cảng dân sự dài 150 mét với một cầu nổi dài 100 mét, có thể một lúc cập bến được 4 tàu. Năm 1966, khi Mỹ bắt đầu tham chiến ở Việt Nam, thì khoảng năm 1966, 1967, quân đội Mỹ xây dựng một cảng quân sự với một cầu tàu dài 300 mét, có mực nước sâu từ 7 đến 9 mét, một lúc có thể cập bến được 10 tàu viễn dương quân sự Mỹ. Hệ thống cầu trục, xe xúc được trang bị khá hiện đại.

Vịnh Quy Nhơn dài 7 dặm Anh, được bao chắn bởi bán đảo Phương Mai, nên rất kín gió, tĩnh lặng, thuận lợi cho các tàu lớn neo đậu khi có bão. Từ Quy Nhơn, hàng hóa có thể thông thương với các địa phương khác bằng đường thủy như: Quy Nhơn đi Gò Bồi - Đề Gi; Quy Nhơn đi Sông Cầu (tỉnh

Phú Yên); Quy Nhơn đi Nha Trang; Quy Nhơn đi Sài Gòn…Cảng Quy Nhơn là nơi thu hút đông đảo công nhân. Số công nhân làm việc tại cảng này có đến 500 người, tuy vậykhi có tàu cập bến, số hợp đồng lao động ở cảng có thể tăng lên đến 1.000 người. Công việc của người lao động là hết sức cực nhọc, họ phải làm việc từ 12 đến 14 giờ một ngày.

Cùng với đường bộ và đường thủy, đường hàng không Quy Nhơn chiếm một vị trí quan trọng, phục vụ cho cả dân sự lẫn quân sự. Phi trường Quy Nhơn trực thuộc sự quản lý của Nha hàng không dân sự, có phi đạo (đường băng) dài 1516m, rộng 30m, có thể tiếp nhận các loại máy bay phản lực cỡ nhỏ như T39, C140 và các loại máy bay 4 động cơ lớn như DC4, C130, C133. Sân bay được trang bị đầy đủ các thiết bị kỹ thuật hiện đại. Nơi đây, có một đài không lưu với các máy móc tối tân, hoạt động liên tục 24/24 giờ trong một ngày, một đài vô tuyến viễn thông…

Sân bay Quy Nhơn là một sân bay khá đẹp, nó nằm sát mặt biển ở trung tâm thành phố, nhưng phi cơ phải hạ cánh từ mặt biển vào. Do đó, mỗi lần hạ cánh, du khách rất thích thú được ngắm cảnh trời biển mây nước bao la của đô thị Quy Nhơn. Vì thế vận tải hàng không ở Quy Nhơn thu hút khá đông khách. Năm 1974, sân bay Quy Nhơn hoạt động tấp nập, có các tuyến bay: [6; tr.366-367]

- Quy Nhơn - Sài Gòn, mỗi ngày một chuyến. - Quy Nhơn - Huế, mỗi tuần một chuyến. - Quy Nhơn - Đà Lạt, mỗi tuần một chuyến.

- Quy Nhơn - Buôn Ma Thuột, mỗi tuần một chuyến. - Quy Nhơn - Đà Nẵng, mỗi tuần 3 chuyến.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Từ khi thành lập năm 1898 đến năm 1975, ở thị xã Quy Nhơn đã diễn ra sự biến đổi về kinh tế. Trong giai đoạn 1898 - 1945, với tư cách là kẻ thống trị nhân dân, thực dân Pháp tiến hành khai thác bóc lột về kinh tế, chúng tiến hành đầu tư hầu như mọi ngành công nghiệp từ cơ khí sửa chữa cho đến sản xuất chế biến, vận tải, dịch vụ. Nhìn vào bề ngoài có thể thấy bộ mặt kinh tế Quy Nhơn có sự thay đổi, nhưng thực tế đời sống của nhân dân rất vất vả, cực nhọc. Chính sách thuế khóa nặng nề đối với các ngành nông - lâm - ngư nghiệp và thủ công nghiệp đã đè nặng lên bộ phận dân cư hoạt động trong lĩnh vực này. Ở giai đoạn này, kinh tế Quy Nhơn cũng như kinh tế cả nước phát triển rất què quặt, lạc hậu, không làm thay đổi được tình cảnh điêu đứng của người dân, chỉ làm lợi cho bọn thực dân Pháp và những kẻ làm công ăn lương cho chúng, là nền kinh tế “lệ thuộc” vào Pháp.

Bước sang giai đoạn 1945 - 1954, nhân dân Quy Nhơn thoát khỏi thân phận nô lệ, trở thành người làm chủ đất nước;nhưng do yêu cầu của cuộc kháng chiến nên kinh tế Quy Nhơn thời kì này là nền kinh tế phục vụ kháng chiến. Nhân dân Quy Nhơn vì lợi ích chung của dân tộc đã hăng hái, sôi nổi tham gia lao động sản xuất tạo khối lượng thành phẩm to lớn và quan trọng, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1954).

Giai đoạn 1954 - 1975, Quy Nhơn thuộc vùng kiểm soát của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, nền kinh tế Quy Nhơn có sự phát triển phồn vinh, nhưng là phục vụ cho sự thống trị của kẻ thù, chỉ đem lại quyền lợi cho các giai cấp, tầng lớp làm tay sai chứ không thể đem lại lợi ích cho đại đa số quần chúng lao động ở Quy Nhơn. Vì thế nền kinh tế ở Quy Nhơn trong thời kì này là nền kinh tế của chính quyền Sài Gòn, nền kinh tế “lệ thuộc” vào Mỹ. Khi không còn viện trợ Mỹ, nền kinh tế chính quyền ngụy ở Quy Nhơn đãgần như không còn tự đứng vững được để rồi suy sụp hoàn toànvào năm 1975.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị xã quy nhơn từ năm 1898 đến năm 1975 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)