Kinh tế thương nghiệp ở thị xãQuy Nhơn (1898-1975)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị xã quy nhơn từ năm 1898 đến năm 1975 (Trang 49 - 55)

8 Hiện nay là khu vực Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bình Định thuộc đường Lê Thánh Tôn.

2.2. Kinh tế thương nghiệp ở thị xãQuy Nhơn (1898-1975)

2.2.1. Giai đoạn 1898 - 1945

2.2.1.1. Hoạt động kinh tế cảng (hoạt động ngoại thương)

Cảng Quy Nhơn nằm ở phía đông thành phố Quy Nhơn.Hiện nay nó nằm kín đáo trong đầm Thị Nại có diện tích 30 km2, độ sâu trung bình từ 5m đến 6m. Cảng Quy Nhơn từng là quân cảng và thương cảng trong lịch sử, dưới thời Nguyễn thì vai trò của thương cảng Quy Nhơn được khẳng định với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Ngay từ khi đặt chân đến Quy Nhơn thì người Pháp đã chú ý đến cửa biển Quy Nhơn (lúc đó có tên là Thị Nại), cho rằng nơi này là cửa biển đầu mối lưu thông của cả nước. Người Pháp đã xây dựng cảng và nhà ga Quy Nhơn với quy mô lớn hơn nhiều so với các cảng khác trong vùng.

Cùng với quá trình xâm lược và cai trị nước ta, thực dân Pháp thực hiện âm mưu vơ vét tài nguyên, biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ cho chính quốc. Thực dân Pháp bắt đầu xúc tiến việc mở rộng và khai thác các cảng biển trong cả nước, cảng Quy Nhơn cũng nằm trong chương trình đó. CảngQuy Nhơn là một trong ba cảng ở miền Trung (Đà Nẵng, Quy Nhơn và Nha Trang có thể phát triển một thị trường lớn gồm các tỉnh Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, các tỉnh Tây Nguyên và vươn tới miền Đông Cam-pu- chia, đến miền Nam Lào. Từ tháng 11/1876 cảng Quy Nhơn chính thức được khai thương. Từ khi được khai thương đến cuối thế kỉ XIX, cảng Quy Nhơn

thu hút sự tập trung hàng hóa, những mặt hàng nông sản của Bình Định, của các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên đã hấp dẫn các tư thương của Pháp và nhiều nước khác đến kinh doanh thương mại.

Vào đầu thế kỉ XX, hàng hóa xuất nhập vào ra tấp nập ở cảng Quy Nhơn. Chỉ tính riêng năm 1904 có 7.930 tấn hàng vào cảng, bao gồm các loại đồ hộp, bia, kim loại, sợi bông, gỗ, bột mì, rau quả, dầu ăn, nước ngọt, thuốc phiện, đồ thủy tinh và bóng đèn, rượu vang, đồ khai vị, đường, đồ sành sứ, vải bông, chè, bao tải đay, da, nước khoáng, xà phòng, sơn, hắc ín, dù che mưa, dấm ăn, quần áo, hương thắp, nến, chăn, cà phê, sách báo, diêm, thuốc lá, xi măng, nút bấc, ngựa, thuốc đạn và chì săn, than, giấy, pháo, thức ăn các loại, thuốc bắc, chè Tàu, giấy cúng… Số hàng xuất trong năm 1904 còn lớn hơn hàng nhập cảng, đạt được 16.363 tấn gồm các loại như nón lá, dừa tươi, cau, lụa, đường gạo, sừng gia súc, rong biển, khô dầu, da, rau khô, mè, lạc, bột gạo, sợi miến, dầu dừa, dầu mè, dầu phụng, đậu khô, sa nhân, sản vật thuốc, cá khô, tiền kẽm, giấy, trứng tươi, ngựa, bò, dê, bê con, lợn con, bạc, lòng đỏ trứng, lòng trắng trứng, chè, chiếu, muối…

Nhìn chung hàng nhập vào cảng Quy Nhơn đa phần là các loại hàng tiêu dùng phục vụ cho người châu Âu, việc đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của người Việt chỉ chiếm vị trí thứ yếu. Đối với hàng xuất qua cảng Quy Nhơn thì hầu hết là các thứ nông-lâm-hải sản. Hàng thường từ Quy Nhơn cung ứng cho thị trường nội địa khắp Việt Nam, nhất là về các cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Tourane (Đà Nẵng); có một số mặt hàng thì xuất ra nước ngoài như Xin-ga- po, Pháp (tại các cảng Le Havre, Mac-xây, Booc-đô), Hồng Công…

Nhiều chi nhánh các công ty thương mại, hãng buôn Pháp cũng có mặt khá sớm tại Quy Nhơn vào đầu thế kỉ XX, như Liên hiệp Thương mại Đông Dương và Phi châu (chi nhánh nằm trên đường Gia Long cũ, gần Ngân hàng Thương mại ở đường Trần Hưng Đạo hiện nay), Công ty Pháp -Việt về sợi và

xuất khẩu, Công ty sắt thép, xi măng Descours et Cabaud, Công ty xăng dầu Shelie, Socony, Công ty xuất khẩu cà phê, trà, cao su Catecka, Công ty kinh doanh khách sạn Denis Frères, Hãng buôn bán tạp hóa Poinsard et Veyret, Công ty Bách hóa do Lyon đại diện, hãng Derobert và Hãng J.Fiard do Hardy đại diện… Về sau có hãng kinh doanh khách sạn khác tên là Morin Frères (có rạp chiếu phim), cũng nằm trên đường Gia Long cũ.

Hoạt động kinh tế của cảng Quy Nhơn giúp cho sự phát triển của lĩnh vực thương nghiệp ở Quy Nhơn, mức độ giao thương của người Việt dần dần được xác lập. Người Việt cũng có một số cơ sở kinh doanh như hãng Tiên Long, Phước An (vận tải). Hai hãng này sau đó bị giải thể vì thua lỗ, chỉ còn hãng Sao Vàng và SATEGA (Société Anomine Transport et Garage) chuyên vận tải đường bộ.

Bên cạnh hoạt động của người Pháp, việc kinh doanh thương mại ở Quy Nhơn chủ yếu tập trung trong tay tư sản Hoa kiều. Tư sản người Hoa đã thành lập nhiều công ty, hãng buôn có thế lực như Nghĩa Hiệp, Xương Ký, Toàn Phát (xuất, nhập khẩu), Vạn Lợi Hưng, Vạn Hưng Long (thuốc bắc), Tái Sanh (xi măng, sắt thép), Khe Tong, Phước Hiệp (cung cấp sữa, bánh mì, rượu cho Pháp)… Họ đứng ra làm đại lý cho các hãng vận tải đường thủy, có các chi nhánh tại Hồng Công, Hải Nam, Xin-ga-po, có liên lạc với các hãng buôn ven biển Việt Nam. Vì thế các hãng vận tải thường xuyên lui tới cảng Quy Nhơn đều có quan hệ lâu dài với các cơ sở kinh doanh của người Hoa. Tính đến năm 1925 có 40 công ty, hãng buôn tư bản người Hoa làm ăn với cảng Quy Nhơn mua hàng rồi đem xuất khẩu sang Hồng Công, Xin-ga-po với hai chiều xuất và nhập này đem lại nguồn lợi khá cao cho họ.

Có thể nói rằng cùng với quá trình đầu tư, khai thác, vơ vét của cải của thực dân Pháp, các thương nhân người Hoa trở thành cánh tay đắc lực cho Pháp trong việc thu gom hàng hóa từ các miền của đất nước về xuất khẩu qua

cảng Quy Nhơn, gắn chặt với thực dân Pháp để làm giàu. Qua hoạt động của cảng Quy Nhơn dưới thời Pháp thuộc, chúng ta có thể hình dung sự phồn thịnh và buôn bán sầm uất, thị trường tiêu thụ phần lớn các sản phẩm trong nước là nhờ cảng Quy Nhơn, và ngược lại sự phát triển của cảng Quy Nhơn đã tạo điều kiện cho sự sản xuất kinh doanh trong khu vực phát triển. Sự xuất nhập khẩu tại cảng Quy Nhơn phong phú, đa dạng của hàng hóa với số lượng tăng liên tục chứng tỏ hàng hóa ở đây được ưa chuộng trong việc kinh doanh. Qua đó thấy tầm quan trọng của cảng Quy Nhơn đối với sự đầu tư khai thác bóc lột của người Pháp vào nửa đầu thế kỉ XX.

2.2.1.2. Hoạt động nội thương

Chợ được gắn với làng và được coi như là một tế bào cơ sở trong thể chế xã hội Việt. Nó là trung tâm sinh hoạt kinh tế, văn hóa của nhân dân ta, đã từng tồn tại và phát triển qua các thời kì lịch sử của dân tộc. Làng chợ đã đi vào lịch sử của từng địa phương với những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế. Với chức năng là trung tâm giao lưu hàng hóa làm cho nên kinh tế mang tính chất thương nghiệp phát triển.

Trong việc buôn bán tại nội thị, hệ thống chợ giữ một vai trò rất quan trọng trong nền thương nghiệp ở đô thị Quy Nhơn. Có khá nhiều chợ hoạt động nhộn nhịp với quy mô khác nhau ở Quy Nhơn trong thời gian từ năm 1898 đến năm 1945 như chợ Giã, chợ Dinh, chợ Chánh Thành, chợ Lớn, chợ Mai, chợ Xổm, chợ Cháo, chợ Đèn Đỏ…

Chợ Giã nằm ở xóm Tấn (thuộc làng Chánh Thành), là nơi trao đổi của dân cư biển Nhơn Hội, Nhơn Lý,… Ngư dân đem lại cá vào bến từ mờ sáng để bán ở đây và mua về các vật dụng cần thiết cho gia đình; với nhiều mặt hàng phong phú: cá tươi, cá ướp, cá khô, mắm, nước mắm… Chợ này là đầu mối lưu thông của các thương gia. Ở đây thường có một đội ngũ con buôn rất đông đến nhận cá đem đi bán để lấy hoa hồng.

Chợ Dinh nằm hơi chếch về phía tây cửa ngõ vào thị xã Quy Nhơn (còn gọi là chợ Phủ cũ), chợ chủ yếu tập trung các mặt hàng tươi sống, hàng hóa ở đây từ nơi khác đưa về để phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân thành phố. Dân buôn bán ở đây đa phần là người tứ xứ tới buôn bán, trao đổi hàng hóa với nhau.

Chợ Chánh Thành nằm trên ngã ba đường Trần Hưng Đạo và đường Đống Đa ngày nay.Quy mô chợ không lớn lắm, buôn bán chủ yếu là hàng nông phẩm, các mặt hàng tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu đời sống, nơi trao đổi buôn bán của nhân dân quanh vùng.

Chợ Lớn nằm giữa đường Jules Ferry và đường Oden d’Hall nối dài (hiện nay chợ ở giữa 4 con đường: nam giáp Tăng Bạt Hổ, bắc giáp Phan Bội Châu, đông giáp đường 31/3 và tây giáp đường Trần Quý Cáp). Chợ chỉ có một tầng và bề mặt thì rộng, càng về sau quy mô chợ càng lớn, trở thành thị trường sầm uất của khu vực. Suốt thời Pháp thuộc chợ này là trung tâm thương mại chính của Quy Nhơn, mặt hàng ở đây cũng rất phong phú, đa dạng, kẻ mua người bán rất tấp nập. Người ta mang đến chợ: tơ, sợi, lụa dệt, các mặt hàng cau, da súc vật, sừng, đậu phộng, gỗ, muối… để bán cho các nhu cầu tiêu thụ ngay trong nội thị hoặc xuất cảng. Người ngoại quốc cũng mang hàng đến chợ từ sớm. Thương nhân châu Âu (chủ yếu là các thương nhân Pháp) bán các mặt hàng nhập khẩu phục vụ cho giới công chức Pháp; số lượng ít người Ấn chủ yếu buôn bán tơ lụa và hương liệu; còn người Hoa thì lui tới chợ để buôn bán các mặt hàng như: sợi bông, chè, sứ, giấy, thuốc lá…; còn lại đa số người Việt buôn bán đủ mọi thứ hàng. Đặc biệt, một mặt hàng lâm sản có giá trị trao đổi ở chợ Lớn đó là quế Trung Bộ, người ta đưa quế tới đây để đổi lấy muối.

Như vậy, chợ Lớn đã trở thành một trung tâm vận chuyển hàng lâm thổ sản của vùng cao và thủy sản ở miền xuôi. Chính sự buôn bán sầm uất này

làm cho chợ họp luân phiên, ngày nào cũng họp để trao đổi buôn bán: “Chợ búa tấp nập kẻ mua, người bán, hàng nông sản, thổ sản, hàng tạp hóa từ cái đèn chai đến nhiễu, gấm… những hàng quán bán nem chua, chả giò mở cửa thâu đêm suốt sáng” [6; tr.251].

Ngoài các chợ đã nói ở trên thì tại các làng của Quy Nhơn còn có một số chợ nhỏ khác như: chợ Mai, chợ Xổm, chợ Cháo… cũng góp phần tạo nên sự phát triển kinh tế thương nghiệp Quy Nhơn nửa đầu thế kỉ XX.

2.2.2. Giai đoạn 1945- 1975

Ở giai đoạn này, thương nghiệp Quy Nhơn có những thay đổi quan trọng.Bởi vì, thị xã Quy Nhơn thuộc vùng tự do Liên khu V, trong khi đó một phần tỉnh Bình Định lại là vùng tạm chiếm, nên cuộc đấu tranh kinh tế trên thương trường với Pháp diễn ra gay go và phức tạp trong suốt cuộc kháng chiến. Chính quyền sử dụng thương nghiệp như một công cụ đấu tranh kinh tế với thực dân Pháp. Trong những năm đầu kháng chiến, Đảng và chính quyền cách mạng thực hiện chính sách bao vây kinh tế địch, ngăn cấm việc buôn bán giữa vùng tự do với vùng tạm chiếm. Nhưng trên thực tế các thương nhân ở Quy Nhơn vừa buôn bán vừa kinh doanh tại chợ, các cửa hàng của người Hoa, lại vừa duy trì hoạt động trao đổi hàng hóa nông, lâm, hải sản với vùng tạm chiếm. Phải từ năm 1950 trở đi, khi nhà nước áp dụng chính sách “tự do nội thương, quản lý ngoại thương”, Quy Nhơn có điều kiện mở rộng việc trao đổi hàng hóa giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm, góp phần khôi phục và phát triển một số ngành sản xuất của mình như dệt vải, làm giấy…

Dưới thời chính quyền Sài Gòn, Quy Nhơn là căn cứ quân sự, hậu cần. Ở đây có cảng biển Quy Nhơn, có sân bay, là đầu mối của các đường quốc lộ 1, 19, đường sắt xuyên Việt… Do đó, Quy Nhơn là ngã ba con đường thương mại từ Tây Nguyên xuống, từ Sài Gòn, Cam Ranh, Nha Trang ra, từ Huế, Đà Nẵng vào. Từ năm 1965 khi quân viễn chinh Mỹ và chư hầu đổ bộ vào Quy

Nhơn thì Quy Nhơn trở thành thị trường tiêu thụ các hàng hóa của Mỹ và các nước tư bản. Vì thế, các hoạt động buôn bán, dịch vụ, trao đổi ở đô thị Quy Nhơn trở nên nhộn nhịp và tấp nập. Trung tâm thương mại chính của Quy Nhơn lúc bấy giờ là đường Gia Long (nay là đường Trần Hưng Đạo). Khắp nội thị, nhiều cửa hàng, cửa hiệu, khách sạn, nhà hàng, vũ trường, rạp chiếu bóng, nhà hát… mọc lên không kể xiết. Quy Nhơn có 5 chợ: chợ Lớn ở trung tâm thành phố, chợ Cá ở hải cảng, chợ Ga, chợ Khu VI và chợ Tháp Đôi. Toàn thành phố Quy Nhơn có tới 115 hàng quán, nhà hàng, 37 tiệm vàng, 32 tiệm thuốc tây, 29 tiệm thuốc bắc, tiệm buôn, cửa hàng tạp hóa, 31 tiệm may…Các đường phố như Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu, Lê Lợi, Trần Cao Vân, Tăng Bạt Hổ… 80% nhà hàng là cơ sở dịch vụ cho quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ, trong đó nổi tiếng là các khách sạn: Việt Cường, Thanh Bình (tục danh là lầu Bà Đệ), đây là những nơi ăn chơi của các sĩ quan, binh lính Mỹ, quân đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị xã quy nhơn từ năm 1898 đến năm 1975 (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)