HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Ở THỊ XÃ QUY NHƠN TỪ NĂM 1898 ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị xã quy nhơn từ năm 1898 đến năm 1975 (Trang 38 - 39)

TỪ NĂM 1898 ĐẾN NĂM 1975

2.1. Kinh tế công nghiệp ở thị xã Quy Nhơn (1898-1975)

2.1.1. Giai đoạn 1898 - 1945

2.1.1.1. Công nghiệp cơ khí sửa chữa

Trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp rất quan tâm đến phát triển ngành công nghiệp ở tỉnh Bình Định nói chung và thị xã Quy Nhơn nói riêng, trong đó không thể không nhắc đến ngành công nghiệp cơ khí sửa chữa.Do số lượng xe cơ giới của quan chức Pháp và các nhà kinh doanh vận tải ngày càng tăng, dẫn đến ngành công nghiệp cơ khí sửa chữa ra đời và phát triển mạnh. Để phục vụ cho công cuộc khai thác của thực dân Pháp, ở đô thị Quy Nhơn đã hình thành một số cơ sở kinh tế tư bản, kinh doanh, đặc biệt nhất là các xưởng sửa chữa ô tô, đáp ứng cho nhu cầu về quy hoạch giao thông vận tải tại đây. Các hãng vận tải và tư nhân có kinh doanh về dịch vụ vận chuyển ô tô đều mở các ga ra sửa chữa cơ khí. Tuy vậy trong suốt một thời gian dài các xưởng cơ khí ở Quy Nhơn phải nhập khẩu các công cụ vật liệu, phụ tùng máy móc, trang thiết bị từ Pháp sang. Công việc còn lại của các xưởng chủ yếu vẫn là lắp ráp và sửa chữa.

Trong ngành cơ khí sửa chữa có sự tích cực tham gia hoạt động của tư bản người Pháp lẫn tư bản người Việt. Các xưởng cơ khí của hãng STACA, xưởng Bourbon, xưởng Demonfort là của người Pháp; còn người Việt có các xưởng Trần Sanh Thoại, xưởng Nguyễn Thọ Thuật, xưởng Phước An, xưởng Ba Nhơn, xưởng Bùi Văn Có… Trong các cơ sở trên, xưởng của hãng STACA và xưởng Trần Sanh Thoại có quy mô lớn nhất.

Xưởng cơ khí của hãng STACA ở Quy Nhơn8 thành lập trong khoảng thời gian 1918 - 1922, đội ngũ công nhân của xưởng này từ 300 đến 400 người, có quy mô khá lớn, thu hút nhiều xe cộ đến sửa chữa. Với số vốn cộng với trang thiết bị hiện đại, quy mô và phạm vi hoạt động của xưởng này rất lớn so với các xưởng sửa chữa khác. Công việc chủ yếu ở xưởng cơ khí này là đóng khung xe, sơn, điện máy, may mui niệm, sửa chữa hoặc đổi các phụ tùng… Công nhân làm việc ở đây được chia theo các khâu và tùy theo trình độ tay nghề mà họ đảm nhận. Với bộ máy hoạt động gọn nhẹ, đứng đầu là chủ hãng, từng bộ phận thì có đốc công, cai ký người Việt để điều hành công việc hằng ngày, có kế toán làm công tác thu chi… Nhìn chung quy mô của nó là khá hoàn chỉnh và hoạt động có hiệu quả nhất so với các xưởng khác cùng thời. Hoạt động được một thời gian thì năm 1932, hãng này bị phá sản, một nhà tư sản người Pháp là Portier mua lại và tiếp tục kinh doanh. Lúc này, điều kiện và số lượng công nhân tuy có giảm xuống, song khối lượng công việc sửa chữa và vận chuyển cũng còn rất đáng kể so với các hãng khác, đến năm 1945 thì hãng chấm dứt hoạt động. Nhìn vào quá trình cũng như quy mô hoạt động của hãng vận tải này nó vẫn chưa trở thành nhà máy thực thụ.

Nếu như xưởng STACA là xưởng sửa chữa lớn nhất ở thị xã Quy Nhơn của người Pháp, thì xưởng Trần Sanh Thoại lại là xưởng sửa chữa lớn nhất của tư sản người Việt. So với các xưởng khác của người Việt, quy mô của xưởng này cũng khá lớn. Chủ xưởng là một tư sản người Việt mới giàu lên; nhờ có trình độ tay nghề cao nên trong khoảng năm 1920, ông đã thành lập ra xưởng và lấy tên mình để kinh doanh, địa điểm đặt ở đường Khải Định9. Số lượng công nhân, kể cả thợ học việc là khoảng 80 đến 100 người. Công việc chủ yếu của xưởng là đóng thùng, hàn, sơn, sửa chữa…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị xã quy nhơn từ năm 1898 đến năm 1975 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)