Phong tục, tập quán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị xã quy nhơn từ năm 1898 đến năm 1975 (Trang 77 - 81)

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở THỊ XÃ QUY NHƠN TỪ NĂM 1898 ĐẾN NĂM

3.2.1. Phong tục, tập quán

Trước sự thay đổi cả về kinh tế lẫn xã hội theo hướng đô thị hiện đại tư bản chủ nghĩa, đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Quy Nhơn có những thay đổi quan trọng. Tuy nhiên, với bề dày văn hóa của một dân tộc đã có hàng ngàn năm lịch sử, với đặc thù hiên ngang kiên cường, bất khuất trước kẻ thù và lòng yêu quê hương tha thiết của con người Việt Nam nói chung và con người Bình Định nói riêng; nhân dân Quy Nhơn vẫn tiếp tục bảo lưu và nuôi dưỡng tính cách văn hóa truyền thống của mình trước sự xô bồ của một đô thị mới. Những tục ngữ, ca dao, dân ca, bài chòi, hát bội… vẫn sống trong lòng người dân Quy Nhơn và được tiếp tục truyền lại cho con cháu đời sau. Hát bội (còn gọi là hát tuồng) là một sinh hoạt rất sôi nổi và rầm rộ của đại đa số quần chúng Quy Nhơn đầu thế kỉ XX, người khởi xướng là cụ Đào Duy Từ (1579 - 1634) khi vào sống tại đây thấy nhân dân Bình Định - Quy Nhơn tập trung nhiều hình thức văn nghệ với những điệu hát, điệu hò, điệu ca… cho nên với chất đào hát sẵn có trong mình, cụ đã nghiên cứu nó và phối hợp với

truyền thống kinh nghiệm của người Trung Hoa mà cha ông ta đã học được rồi lập ra một bộ môn hát mới, gọi là hát bội. Trong hình thức hát bội có điệu hát khách tức lối hát từ bên ngoài vào và có điệu hát nam ai, nam xuân… của người Việt ở Đàng Trong.

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, với sự đóng góp của Đào Tấn, hát bội được nâng lên ở mức độ cao hơn mà người ta gọi là hát tuồng. Các hình thức hát tuồng vào đầu thế kỉ XX ở Quy Nhơn gắn với những ngày lễ hội của cư dân, nhất là cư dân đi biển cầu Ngư (vào tháng 2,3 và 8) cúng thành Nam Hải. Lễ cúng thành Nam Hải được tổ chức trọng thể, dân chúng chung góp tiền, rước đoàn hát bội về trình diễn trong một số ngày. Sau đó là hát tuồng theo truyện Tàu cầu cho vụ mùa của ngư dân được bội thu. [36; tr.81]

Có thể nói với nhiều hình thức văn hóa dân gian, cư dân Quy Nhơn đã thể hiện bản sắc văn hóa riêng với đời sống tinh thần rất phong phú và đa dạng, từ đó góp phần không nhỏ vào kho tàng văn hóa dân gian cả nước.

Ngoài các hình thức sinh hoạt văn hóa đó, ở Bình Định nói chung và Quy Nhơn nói riêng còn lưu truyền câu thơ nói lên tinh thần thượng võ của mình hầu như ai cũng biết:

Ai về Bình Định mà coi Con gái Bình Định bẻ roi đi quyền

Luyện võ thành phong trào quần chúng rộng rãi, cha truyền con nối, là sắc thái rất đặc biệt của người dân Bình Định, Quy Nhơn, với các loại nhạc võ Tây Sơn gắn liền với tên tuổi của các võ tướng Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng… Từ thời Tây Sơn cho đến phong trào Cần vương với những Bùi Điền, Mai Xuân Thưởng, Tăng Bạt Hổ đều hiến dâng tài nghệ và cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp cứu dân. [36; tr.82]

Vào những năm 1930, trước làn sóng văn hóa phương Tây và các nơi khác ồ ạt du nhập gây ảnh hưởng tại Quy Nhơn, những người có tâm huyết

bảo vệ văn hóa truyền thống đã tìm mọi cách để duy trì việc hát bội trên sân khấu, nuôi dưỡng ý thức văn hóa dân tộc trong lòng người dân Quy Nhơn. Nhà hát Trung Hoa ở đường Gia Long là nơi mở đầu cho cuộc cách tân về hát bội với tuồng Đông Lộ Địch của Ưng Bình, thu hút rất đông khán giả. Thừa thắng xông lên, sân khấu Quy Nhơn tiếp tục xuất hiện với vở Tái sinh kỳ ngộ

của Quách Đán, rồi Quả tim xẻ nửa, Cây cung đền nợ nước, Lưỡi kiếm trả thù

nhà, Cánh buồm đen. [6; tr.292]

Các tuồng hát bội này đều nhằm mục đích kêu gọi thức tỉnh lương tri con người, chống lại sự bất công, bất nhân, bất nghĩa, chính vì vậy nó có tác dụng khá tốt đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc trong lòng nhân dân.

Dưới thời Pháp thuộc, mô hình văn hóa mới xuất hiện, nhưng chỉ phục vụ cho người Pháp, người Hoa và những người Việt giàu có:

Cái thị xã Quy Nhơn bé nhỏ lúc bấy giờ có bao giờ người ta nghĩ đến chuyện vui chơi giải trí cho bọn trẻ. Vài cái xéc (Cercle) tức là câu lạc bộ và thư viện nhỏ đều là của riêng người Pháp và công chức, còn bọn học trò đừng hòng mon men đến. Được cái rạp chiếu bóng Morin Frères là hấp dẫn thì anh học trò nào có sẵn 15 xu để mua vé hạng chót!…[6; tr.293-294]

Nhà hát Trung Hoa hoạt động như là một nơi ăn chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa như phim ảnh phục vụ tầng lớp tư sản, công chức, tiểu tư sản lớp trên, thanh niên Tân học. Các trung tâm văn hóa hầu như rất ít khi có sự xuất hiện của quần chúng bình dân, vì không đủ điều kiện tiền nong. Nơi thu hút số đông học sinh trí thức, học sinh, viên chức các công sở là Nhà Xẹc Quy Nhơn (Câu lạc bộ Pháp - Việt). Trong những năm 1938 - 1939, ở đây tổ chức các cuộc diễn thuyết của Nguyễn Xuân Lữ nói về tự do dân chủ, Phan Thanh nói về việc cải cách dân chủ và truyền bá chữ Quốc ngữ. Đó là những “cuộc

nói chuyện có rất đông người tới dự, gồm trí thức, viên chức, công nhân, học sinh, thậm chí có cả một số người Pháp ở Quy Nhơn cũng đến dự”. Trên lĩnh vực văn hóa, ta còn chủ trương lập ra nhóm Thái Dương Văn Đoàn, và mời các học sinh có năng khiếu về thơ văn như Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử; một số học sinh còn phối hợp với các công sở diễn kịch, nhằm mục đích bài xích, tố cáo những kẻ ôm chân Pháp để cầu vinh.Trong những năm 1940 - 1945, trước tình hình Nhật - Pháp cùng thống trị nước ta, việc giáo dục quần chúng tham gia phong trào chống Pháp bài Nhật càng được đẩy mạnh tổ chức hơn nữa. Những buổi diễn kịch, sinh hoạt văn nghệ được tổ chức để phổ biến các bài hát của Lưu Hữu Phước, thơ Tố Hữu, kể chuyện các anh hùng lịch sử nhằm tuyên truyền, thức tỉnh tinh thần tự tôn dân tộc. Các hoạt động văn hóa đó của nhân dân Quy Nhơn đã góp phần vào cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến đạt kết quả tốt.

Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, chính quyền về tay nhân dân. Quy Nhơn cũng như cả nước bước vào một giai đoạn lịch sử mới, mặt trận văn hóa càng được chính quyền cách mạng và nhân dân quan tâm.Cũng như trên cả nước, người dân Quy Nhơn đa số thất học. Do vậy để đẩy lùi giặc dốt, ở Quy Nhơn đã dấy lên một phong trào học chữ Quốc ngữ rất sôi nổi. Dù cuộc sống còn đang khó khăn, kinh tế thiếu thốn, nhưng già trẻ, gái trai đều tích cực tham gia học chữ. Nạn nghiện hút, rượu chè, trộm cắp đều bị lên án và trừng trị, những tập tục mê tín dị đoan bị loại bỏ dần. Rạp xi-nê Morin đổi tên thành rạp Ánh Sáng, bắt đầu hoạt động văn hóa mới để phục vụ quần chúng. Phong trào học tập văn hóa, bài trừ văn hóa phẩm đồi trụy phản động và xây dựng nếp sống văn hóa mới thực sự trở thành cuộc cách mạng văn hóa trên địa bàn thị xã Quy Nhơn lúc bấy giờ. [6; tr.296-297]

Trong những năm 1954 - 1975, mặc dù bị kìm kẹp, chịu ảnh hưởng lối sống của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, nhưng đa số người dân Quy Nhơn

cũng như nhân dân miền Nam vẫn giữ được cốt cách, truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Ở Quy Nhơn, người dân đa phần chất phác, hiền hậu, trọng khí tiết, trọng nhân nghĩa. Quan hệ xã hội thì lấy trung tín làm gốc. Quan hệ gia đình lấy hiếu thuận làm nền tảng. Tình làng nghĩa xóm, tinh thần thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ nhau, lúc khó khăn cưu mang nhau trong hoạn nạn… vẫn là cái gốc rễ của người dân Quy Nhơn. Các bà mẹ vẫn giáo dục con cái mình bằng những câu ca dao, dân ca về lòng hiếu nghĩa, trí tín, thủy chung:

Dù cho đất đổi trời thay

Trăm năm giữ một lòng ngay với đời Tham vàng bỏ nghĩa mặc ai

Lòng đây sóng giải non mài vẫn nguyên

Truyền thống thượng võ vẫn là nét đẹp của người dân Bình Định - Quy Nhơn, được mọi người yêu thích, mến mộ. Dù những phim ảnh, văn nghệ của chế độ thực dân mới tràn ngập, nhưng nhân dân Quy Nhơn vẫn đam mê hát bội, bài chòi, một loại hình nghệ thuật độc đáo của Bình Định.

Nói đến Bình Định - Quy Nhơn, người ta không quên nói đến tiếu lâm.Tiếu lâm chính là những câu chuyện kể mạch lạc mang tính hài hước, nội

dung của tiếu lâm đả kích những thói hư tật xấu trong dân gian, châm biếm kẻ tham quan, ô lại, những kẻ cậy quyền cậy thế, ức hiếp dân hết sức sâu sắc, mang tính giáo dục cao. Trong những năm dưới thời Mỹ và chính quyền Sài Gòn, tiếu lâm Bình Định - Quy Nhơn tiếp tục phát triển, mang tính hiện đại; nội dung châm biếm, đả kích bè lũ cướp nước và bán nước một cách kín đáo, thâm thúy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị xã quy nhơn từ năm 1898 đến năm 1975 (Trang 77 - 81)