Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954, Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền thuộc về tay nhân dân Kinh tế xã hội thời kì này có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị xã quy nhơn từ năm 1898 đến năm 1975 (Trang 97 - 98)

thành công, chính quyền thuộc về tay nhân dân. Kinh tế - xã hội thời kì này có sự thay đổi lớn lao. Hoạt động kinh tế thời kì này không phải là những cảnh phố xá nghênh ngang, tàu xe nhộn nhịp kẻ buôn, người bán tấp nập như trước, nền kinh tế thời kì này là nền kinh tế kháng chiến. Với chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, gần như toàn bộ khu đô thị Quy Nhơn bị phá sập. Dù hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi, nhưng các hoạt động kinh tế vẫn không bị mất đi mà vẫn phát triển và nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Chính quyền cách mạng, mà cụ thể đó là các xưởng cơ khí sửa chữa được khôi phục và phát triển, phục vụ nhu cầu sản xuất vũ khí, khi cần thì các xưởng cơ khí này

được di chuyển lên các chiến khu, hay các ngành nghề sản xuất truyền thống vẫn phát triển, tất cả là để cung ứng, phục vụ cho công cuộc kháng chiến.

Cùng với kinh tế, thì bộ mặt văn hóa - xã hội đã hoàn toàn khác so với trước kia, nền giáo dục thuộc địa lạc hậu trước kia đã xóa bỏ, giặc dốt đã đẩy lùi, phong trào học tập trên toàn thị xã diễn ra rất sôi nổi, các trường học cũ vẫn được duy trì nhưng nội dung giáo dục thì mang tính chất dân tộc rõ rệt, những tập tục mê tín dị đoan đều bị loại bỏ, một số tờ báo mới đã được xuất bản, lan truyền trong quần chúng để phục vụ cho nhu cầu hiểu biết của người dân. Vì thế phong trào cách mạng văn hóa diễn ra rất sôi nổi, củng cố niềm tin của nhân dân Quy Nhơn đối với Đảng, chính quyền, niềm tin vào sự thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1954).

4. Bước sang giai đoạn 1954 - 1975, Quy Nhơn thuộc quyền kiểm soát của chế độ Mỹ và chính quyền Sài Gòn, trở thành căn cứ quân sự chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị xã quy nhơn từ năm 1898 đến năm 1975 (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)