Nông nghiệp, diêm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị xã quy nhơn từ năm 1898 đến năm 1975 (Trang 58 - 60)

8 Hiện nay là khu vực Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bình Định thuộc đường Lê Thánh Tôn.

2.3.2. Nông nghiệp, diêm nghiệp

Với địa hình không mấy thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, với diện tích đồng bằng nhỏ hẹp, vì vậy nghề nông ở Quy Nhơn đóng vai trò thứ yếu của hoạt động kinh tế. Tuy vậy cư dân Quy Nhơn vẫn tận dụng toàn bộ các khoảnh đất có lợi cho việc trồng lúa và cây hoa màu như: dừa, mía, lạc, rau… góp phần vào cuộc sống. Khu vực làm nông nghiệp ở Quy Nhơn lúc bấy giờ

là vùng Quy Hòa ngày nay, người dân ở đây đa phần là trồng lúa, hoa màu, nhất là cây củ đậu.

Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, mặc dù là vùng tự do Liên khu V, nhưng Quy Nhơn vẫn bị uy hiếp về nhiều mặt, nông nghiệp ở đây cũng có những thay đổi. Trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện chủ trương đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc, vùng liên khu II ở Quy Nhơn được sử dụng để trồng hoa màu. Đồng bào người Hoa và các cơ quan thị xã đều đẩy mạnh việc trồng lương thực và hoa màu cung cấp cho bộ đội. [6; tr.277]

Trong những năm 1954 - 1975, kinh tế Quy Nhơn mang tính chất dịch vụ, buôn bán, thương mại là chính. Do vậy ở thời kì này nền nông nghiệp chủ yếu tập trung ở các xã ngoại thành. Do chiến tranh, địch thường xuyên càn quét, bắn phá nên nông dân không cày cấy được, ruộng đất hoang hóa nhiều. Trong nội thị chỉ có 12 ha đất trồng trọt hoa màu, rau quả nhưng không đủ cung cấp cho thị xã. Quy Nhơn luôn phải nhập gạo từ Nam Bộ ra và rau quả từ Đà Lạt về.Riêng năm 1970, Bình Định nhập đến 24.500 tấn gạo. Nói chung nông nghiệp không phát triển.

Nghề sản xuất muối đã có từ rất lâu đời, là một nghề cổ truyền của dân tộc, ở Quy Nhơn nghề này chỉ tập trung ở làng Hưng Thạnh, do nước biển ở đây có nồng độ muối cao, nồng độ trung bình từ 2 đến 30. Dân Hưng Thạnh phần lớn đều làm muối. Vào các tháng có phơn gió tây nam và trời nắng gắt, người ta bắt đầu ra muối. Ruộng muối có 3 khoảnh khác nhau, ruộng thấp để chứa nước biển, ruộng vừa dùng để phơi nắng, ruộng cao dùng để cào muối và chứa muối khi đã kết tinh. Các diêm dân, diêm hộ, diêm điền phản ánh cả một công nghệ lợi dụng thủy triều để đưa nước vào ruộng, lợi dụng tia nắng và sức nóng của mặt trời để làm bốc hơi nước mặt biển đậm đặc và thu lại muối trắng, cũng tương tự như nghề nấu rượu cổ truyền, nghề làm muối dưới thời Pháp thuộc cũng được xem là một mặt hàng mà Pháp độc quyền. Do đó

vào đầu thế kỉ XX, nghề làm muối ở Hưng Thạnh tuy có phát triển nhưng không áp dụng được máy móc hiện đại. Là sản phẩm trọng yếu của bữa cơm hằng ngày của người dân, muối Hưng Thạnh còn được dùng để chế biến các sản phẩm khác như nước mắm, cá muối, làm xà phòng…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị xã quy nhơn từ năm 1898 đến năm 1975 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)