Tổ chức lập dự toán hàng năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán tại chi cục kiểm lâm tỉnh bình định (Trang 28 - 31)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.3.1. Tổ chức lập dự toán hàng năm

Lập dự toán ngân sách là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu - chi ngân sách hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn.

1.3.1.1. Đối với đơn vị hành chính

Vào tháng 7 hàng năm, căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ của năm trước và năm hiện tại, các đơn vị quản lý hành chính tiến hành lập dự toán thu - chi NSNN cho năm kế tiếp. Quá trình lập dự toán tại các đơn vị này gồm các bước công việc chính sau (xem Hình 1.3):

Đánh giá tình hình thu NSNN năm hiện tại

Đánh giá tình hình Xây dựng dự toán Trình dự toán cho chi NSNN năm thu - chi NSNN đơn vị cấp trên

hiện tại năm tiếp theo thẩm định

Xác định nhiệm vụ Nhà nước giao năm

tiếp theo

20

Đánh giá tình hình thực hiện thu NSNN năm hiện tại: Tổng số thu, số nộp NSNN, số thu phí, lệ phí được để lại theo quy định; Đánh giá, phân tích những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến thực hiện thu ngân sách năm hiện tại; Đánh giá, phân tích tác động ảnh hưởng của việc điều chỉnh, sửa đổi chế độ, chính sách, ảnh hưởng đến kết quả thu NSNN của đơn vị; Đánh giá kết quả thực hiện, các nhiệm vụ quan trọng, các chương trình, dự án lớn của đơn vị... đánh giá việc bố trí dự toán có đảm bảo việc thực hiện những nhiệm vụ được giao hay không; và xét đến khối lượng các nhiệm vụ phát sinh; những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý.

Đánh giá tình hình chi tiêu năm hiện tại theo các nhóm mục chi như: Tiền lương, các khoản có tính chất lương, các khoản chi trích theo lương; chi nghiệp vụ thường xuyên; chi đột xuất hoặc không thường xuyên (mua sắm, sửa chữa, …).

Xác định nhiệm vụ cần phải thực hiện năm tiếp theo của đơn vị.

Xây dựng dự toán năm tiếp theo cho đơn vị trên cơ sở nhiệm vụ đã được xác định và theo đúng chế độ quy định. Các đơn vị quản lý hành chính chủ động dự kiến đầy đủ các nhu cầu chi thực hiện các thay đổi của chính sách chế độ, nhiệm vụ mới, các đơn vị xây dựng cả dự toán các khoản chi từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại theo chế độ.

Trình dự toán năm tiếp theo cho cấp chủ quản theo đúng thời gian quy định.

1.3.1.2. Đối với đơn vị sự nghiệp

Ngoài dự toán thu - chi nguồn NSNN cấp, công tác lập dự toán hàng năm của các đơn vị sự nghiệp còn cần phải tính đến dự toán thu - chi hoạt động SXKD dịchvụ mà các đơn vị thực hiện trong năm. Các đơn vị sự nghiệp

21

thực hiện lập dự toán theo các bước sau (xem Hình 1.4):

Đánh giá tình hình

thu hoạt động SXKD dịch vụ năm hiện tại

Đánh giá tình hình

chi hoạt động SXKD dịch vụ năm hiện tại

Đánh giá thị trường về lĩnh vực hoạt động dịch vụ SXKD năm tiếp theo

Đánh giá tình hình thu NSNN năm hiện tại

Đánh giá tình hình chi NSNN năm hiện tại

Xác định nhiệm vụ Nhà nước giao năm tiếp theo

Hình 1.4. Quy trình xây dựng dự toán đối với các đơn vị sự nghiệp

Đối với đơn vị sự nghiệp, công tác lập dự toán phức tạp hơn đơn vị quản lý hành chính, vì ngoài các bước lập dự toán thu - chi nguồn NSNN cấp như tại đơn vị quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp còn phải lập dự toán thu - chi hoạt động SXKD dịch vụ với các bước công việc chính sau:

Xây dựng dự toán thu - chi hoạt động SXKD dịch vụ năm

tiếp theo

Tổng hợp dự toán của đơn vị năm tiếp

theo

Xây dựng dự toán thu - chi NSNN năm

tiếp theo

Trình dự toán cho đơn vị cấp trên thẩm

22

Đánh giá tình hình thu của hoạt động SXKD dịch vụ năm hiện tại như tổng số thu, công nợ phải thu, cơ cấu nguồn thu…

Đánh giá tình hình chi phí các hoạt động SXKD dịch vụ năm hiện tại về giá cả các yếu tố đầu vào như: chi phí nhân công, vật tư, dự kiến các chi phí phát sinh, dự phòng chi… Từ đó, đơn vị có thể dự đoán chi phí của năm tiếp theo để chuẩn bị cho công tác xây dựng dự toán được chuẩn xác. Đồng thời có đánh giá hiệu quả công việc thực hiện các hoạt động SXKD dịch vụ có thu này.

Đánh giá tình hình thị trường về lĩnh vực hoạt động SXKD dịch vụ năm tiếp theo như: sự phát triển của thị trường, đánh giá về đối thủ cạnh tranh, môi trường hoạt động, chế độ chính sách mới…

-Xây dựng dự toán thu - chi cho hoạt động SXKD dịch vụ một cách cụ thể, chi tiết và có thuyết minh chi tiết theo nội dung công việc.

Tổng hợp dự toán thu - chi nguồn NSNN và dự toán thu - chi hoạt động SXKD dịch vụ để xây dựng dự toán thu - chi năm tiếp theo sát với các khả năng, nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm của đơn vị và trình cấp trên theo đúng quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán tại chi cục kiểm lâm tỉnh bình định (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)