Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán tại chi cục kiểm lâm tỉnh bình định (Trang 106 - 149)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2.8. Một số kiến nghị

Kiến nghị công tác Kế toán Chi cục Kiểm lâm Công tác chi phí vụ việc

Các hạt Kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR và Văn phòng Chi cục Kiểm lâm có chức năng bắt giữ, tịch thu lâm sản, phương tiện vi phạm Luật Lâm nghiệp. Trong công tác xử lý vi phạm hành chính, các đơn vị phải chi phí như thuê bốc xếp, vận chuyển, canh giữ … tang vật; sớm nhất phải mất 90 ngày tang vật mới được bán nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính; sau đó đơn vị phải lập thủ tục chứng từ đề nghị tài chính trích lại chi phí, số còn lại nộp ngân sách. Tính bình quân 01 vụ việc vi phạm phải mất 04 tháng mới thu hồi tiền đã tạm ứng chi phí; trong khi đó, ngân sách không ứng khoản tiền để đơn vị chi phí, dự toán ngân sách được giao cho nhiệm vụ nào thì thực hiện chi nhiệm vụ đó, không có khoản kinh phí ứng trước. Do đó, trong thực hiện xử lý vi phạm hành chính của Chi cục Kiểm lâm gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tiền thu xử lý vi phạm hành chính của Chi cục Kiểm lâm thực hiện nộp hết vào ngân sách, không được trích lại hỗ trợ cho lực lượng Kiểm lâm chi khen thưởng, chi phí trong công tác chống buôn lậu như một số ngành khác: Cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, …

Kiến nghị, ngân sách nhà nước cho Chi cục Kiểm lâm ứng trước một khoản kinh phí đầu năm kế toán và đến cuối năm sẽ hoàn trả lại cơ quan tài chính nhằm có kinh phí thực hiện nhiệm vụ cơ quan, đơn vị. Hoặc khi phát sinh vụ việc, tiền thu được từ phạt và bán tang vật tịch thu sẽ được trừ chí phí, số còn lại nộp cơ quan tài chính; kế toán hạch toán ghi thu – ghi chi (như khoản kinh phí trích để lại). Đồng thời trích để lại 30% trên tổng số tiền thu từ

99

tiền phạt, bán tang vật tịch thu cho Chi cục Kiểm lâm. Công tác thu phí, lệ phí, trích để lại đơn vị

Chi cục Kiểm lâm thực hiện chứng nhận một số giống cây lâm nghiệp trong lĩnh vực Lâm nghiệp và thẩm định dự án lâm sinh. Theo quy định, sau khi tiếp nhận hồ sơ của đơn vị, cá nhân yêu cầu chứng nhận giống cây lâm nghiệp hoặc thẩm định tại bộ phận 01 cửa (nay là Trung tâm hành chính công của tỉnh), hồ sơ được chuyển giao phòng chuyên môn Chi cục thẩm định và trình lãnh đạo Chi cục ra quyết định chứng nhận đối với cây giống, và trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thông báo kết quả thẩm định dự án; sau khi trả kết quả thì mới thu tiền phí thẩm định. Thực tế xảy ra, một số đơn vị khi nộp hồ sơ thẩm định dự án, nhưng sau đó không có nhu cầu thực hiện dự án nữa nên không đến nhận hồ sơ hoặc đến cuối năm mới nhận hồ sơ; dẫn đến việc thẩm định xong không thu được phí hoặc thu vào cuối năm, điều này ảnh hưởng đến việc bị động trong công tác thu, chi từ nguồn thu phí của đơn vị.

Kiến nghị: Khi cá nhân, đơn vị đến nộp hồ sơ thẩm định đồng thời nộp tiền phí theo định mức quy định; nhằm giúp đơn vị chủ động trong sử dụng kinh phí từ nguồn thu phí để lại cơ quan.

Công tác Kế toán tại đơn vị

Hiện tại Chi cục Kiểm lâm có 11 đơn vị trực thuộc ( 10 hạt kiểm lâm và Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR) và Văn phòng Chi cục; tuy nhiên tại các đơn vị trực thuộc chỉ có 8 đơn vị được bố trí biên chế làm công tác kế toán, còn lại 03 đơn vị hợp đồng lao động làm kế toán. Kế toán cơ quan nhà nước thực hiện quản lý thu, chi ngân sách; các khoản phí, lệ phí theo đúng chế độ, chính sách của nhà nước được giám sát kiểm tra của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước. Do đó, hồ sơ kế toán phải do người có trách nhiệm thuộc biên chế nhà nước, không hợp đồng lao động theo năm hay theo quý như hiện nay, thì mới đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, tránh sai sót, làm việc thiếu trách

100 nhiệm trong công tác kế toán.

Kiến nghị kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp phải là biên chế.

Theo quy định, báo cáo quyết toán tại đơn vị chủ yếu các biểu mẫu: B01/BCQT – Báo cáo quyết toán, F01-B01/BCQT – báo cáo quyết toán chi tiết từ nguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn phí, lệ phí để lại, B04/TMQT – Thuyết minh quyết toán; báo cáo tài chính gồm các biểu: B01/BCTC – Báo cáo tình hình tài chính, B02/BCHĐ – báo cáo kết quả hoạt động, B03/BCTT – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, B04/TMTC – Thuyết minh báo cáo tài chính. Tất cả các báo cáo trên thể hiện toàn bộ công tác quyết toán ngân sách và tài chính cơ quan. Tuy nhiên, phản ánh những số liệu lấy từ tổng hợp các tài khoản phát sinh đưa lên. Do đó, cần đưa báo cáo cân đối phát sinh vào Báo cáo tài chính hoặc báo cáo quyết toán năm.

Kiến nghị chuyển sổ cân đối phát sinh tài khoản thành Báo cáo cân đối phát sinh.

Các giải pháp hoàn thiện nêu trên đều xuất phát từ thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị thuộc Chi cục Kiểm lâm. Các giải pháp này được xây dựng sau khi đã chi tiết, cụ thể hoá từng yêu cầu nhiệm vụ của công tác kế toán tại đơn vị. Với các đề xuất cụ thể, chi tiết từng nội dung trong công tác tổ chức kế toán tại đơn vị đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, tầm nhìn bao quát mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh tại đơn vị của kế toán trưởng. Để quản lý chặt chẽ mọi hoạt động tài chính của đơn vị, các đơn vị phải thực hiện phân công cán bộ kế toán khoa học, hợp lý thì các giải pháp hoàn thiện mới có hiệu quả.

101

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị thuộc Chi cục Kiểm lâm là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN và tiết kiệm chi để tăng thu nhập cho cán bộ trong đơn vị.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị thuộc Chi cục Kiểm lâm, tác giả đã đưa ra quan điểm định hướng và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị, nhằm khắc phục những tồn tại trong việc tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị thuộc Chi cục Kiểm lâm trong thời gian qua và hoàn thiện hơn trong thời gian tới.

Các ý kiến đề xuất gồm: Hoàn thiện các nội dung công tác kế toán từ việc tổ chức chứng từ kế toán, tài khoản, hệ thống sổ, hệ thống BCTC, công tác kiểm kê, khóa sổ và quyết toán đến việc tổ chức kiểm tra về tài chính kế toán phù hợp với đặc thù hoạt động của từng đơn vị trên cơ sở tôn trọng các qui định chung của Nhà nước và ứng dụng CNTT hiện đại.

102

KẾT LUẬN CHUNG

Tổ chức công tác kế toán khoa học góp phần quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời và hiệu quả cho quá trình quản lý. Tại các đơn vị HCSN nói chung và các đơn vị thuộc Chi cục Kiểm lâm nói riêng luôn quan tâm đến tổ chức công tác kế toán. Tuy nhiên, công tác kế toán tại các đơn vị HCSN này vẫn còn một số hạn chế, chưa thật sự nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN và tăng cường tiết kiệm chi, tăng thu nhập cho cán bộ trong đơn vị. Do đó, vấn đề hoàn thiện công tác kế toán tại các đơn thuộc Chi cục Kiểm lâm là hết sức cần thiết và phù hợp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí NSNN, góp phần vào công cuộc phát triển của đất nước.

Qua nghiên cứu, tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị HCSN. Trên cơ sở đó, khảo sát thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị thuộc Chi cục Kiểm lâm. Tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá về kết quả đạt được một cách khách quan cũng như những hạn chế trong việc tổ chức công tác kế toán tại đơn vị. Từ đó, tác giả đã nêu ra những quan điểm, nguyên tắc hoàn thiện và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại các đơn vị thuộc Chi cục Kiểm lâm để đáp ứng được yêu cầu quản lý của Chi cụcKiểm lâm trong giai đoạn hiện tại và tương lai.

Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài chính, hiệu quả hoạt động các đơn vị thuộc Chi cục Kiểm lâm trong thời gian tới.

103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Tài Chính (2006), Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[2]. Bộ Tài chính (2010), Chế độ Kế toán Hành chính sự nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[3]. Báocáo tài chính năm (2018, 2019) của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định.

[4]. Hoàng Lê Uyên Thảo (2012), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tạitrường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi Miền trung, Luận vănthạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng.

[5]. Học viện Tài chính (2009), Giáo trình kế toán hành chính sự nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[6]. Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán ,Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016.

[7]. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Chính phủ ban hành ngày 17 tháng 10 năm 2005. [8]. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách

nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Chính phủ ban hành ngày 17 tháng 10 năm 2005. [9]. Nghị định số 117/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị

định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005, Chính phủ ban hành ngày 07 tháng 10 năm 2013

[10].Nghị định số 141/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, Chính phủ ban hành ngày 10/10/2016.

104

[11].Lê Kim Ngọc (2009), Tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở y tế vớiviệc tăng cường quản lý tài chính ngành y tế Việt Nam, Luận án tiến sĩkinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[12].Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13, Quốc hội nước cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2017. [13].Phan Thị Thu Mai (2012), Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nhằm

tăng cường quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành lao động thương binh và xã hội, Luận án tiến sĩ kinh doanh vàquản lý, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[14].Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ban hành Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí nhà nước, BộTài chính ban hành ngày 13 tháng 8 năm 2004.

[15].Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài chính

[16].Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ ban hành ngày17 tháng 01 năm 2006.

[17].Thông tư số 71/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Tài chính ban hành ngày9 tháng 8 năm 2006.

[18].Thông tư số 01/2007/TT-BTC hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp, Bộ Tàichính ban hành ngày 02 tháng 01 năm 2007

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Danh mục chứng từ kế toán áp dụng chung tại các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Phụ lục 2. Danh mục hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Phụ lục 3. Danh mục sổ kế toán áp dụng tại các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Phụ lục 4. Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung Phụ lục 5. Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ cái Phụ lục 6. Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ Phụ lục 7. Sơ đồ bộ máy kế toán tổ chức theo kiểu tập trung Phục lục 8. Sơ đồ bộ máy kế toán tổ chức theo kiểu phân tán

Phụ lục 9. Sơ đồ bộ máy kế toán tổ chức theo kiểu vừa tập trung vừa phân tán.

Phụ lục 10: Báo cáo chi tiết từ nguồn NSNN và nguồn phí được khấu trừ để lại

Phụ lục 11: Bảng kê thanh toán xăng xe Phụ lục 12: Phiếu thu phí, lệ phí

Phụ lục 13: Phiếu chi (Phí, lệ phí) Phụ lục 14: Lệnh chuyển có

Phụ lục 1

DANH MỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHUNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

STT TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU LOẠI

CHỨNG TỪ

BB HD

1 2 3 4 5

A. Chứng từ kế toán ban hành theo Quyết định này I Chỉ tiêu lao động tiền lương

1 Bảng chấm công C01-HD x

2

Bảng thanh toán tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương, các khoản trích nộp

theo lương C02-HD x

3 Bảng thanh toán phụ cấp C03-HD x

4 Bảng thanh toán thu nhập tăng thêm C04-HD x 5 Bảng thanh toán học bổng (Sinh hoạt phí) C05-HD x 6 Bảng thanh toán tiền thưởng C06-HD x 7 Bảng thanh toán tiền phép hàng năm C07-HD x

8 Giấy báo làm thêm giờ C08-HD x

9 Bảng chấm công làm thêm giờ C09-HD x 10 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ C10-HD x

11 Hợp đồng giao khoán C11-HD x

12 Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán C12-HD x 13 Biên bản nghiệm thu hợp đồng giao khoán C13-HD x 14 Bảng thanh toán tiền thuê ngoài C14-HD x 15 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH C15-HD x

16 Giấy đi đường C16-HD x

17 Bảng kê thanh toán công tác phí C17 – HD x 18

Danh sách chi tiền lương và các khoản thu

nhập khác qua tài khoản cá nhân C18-HD x

1 Phiếu nhập kho C 30 - HD x

2 Phiếu xuất kho C 31 - HD x

3

Biên bản kiểm kê nguyên liệu, vật liệu,

công cụ, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa C 32 - HD x 4

Biên bản kiểm nghiệm nguyên liệu, vật

liệu, công cụ, dụng cụ sản phẩm hàng hóa C 33 - HD x

5

Phiếu giao nhận nguyên liệu, vật liệu công

cụ, dụng cụ C 34 - HD x

6

Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu công

cụ, dụng cụ C 35 - HD x

III Chỉ tiêu tiền tệ

1 Giấy đề nghị tạm ứng C 42 - HD x

2

Bảng kê chi tiền cho người tham dự hội

nghị, hội thảo, tập huấn C 44 - HD x

IV Chỉ tiêu tài sản cố định

1 Biên bản giao nhận TSCĐ C 50 - HD x

2 Biên bản thanh lý TSCĐ

C 51 –

HD x

3 Biên bản đánh giá lại TSCĐ C 52 - HD x

4 Biên bản kiểm kê TSCĐ C 53 - HD x

5 Biên bản giao nhận TSCĐ sau nâng cấp C 54 - HD x 6 Bảng tính hao mòn TSCĐ

C 55 –

HD x

7 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ C 56 - HD x V Chỉ tiêu khác

1 Chứng từ điều chỉnh C 60 - HD x

Ghi chú:

-BB: Mẫu bắt buộc

Phụ lục 2

DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÁC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán tại chi cục kiểm lâm tỉnh bình định (Trang 106 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)